Chuyên đề Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu Văn 12 ôn thi đại học

Tải xuống 41 6.1 K 58

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu môn Văn lớp 12 dành cho ôn thi đại học, tài liệu bao gồm 41 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài giảng: Chiếc thuyền ngoài xa

Câu 1: Suy nghĩ của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý trả lời:

- Yêu cầu chung: Thí sinh biết cách làm bài văn NLVH

- Yêu cầu cụ thể:

Mở bài: Trình bày tác giả, tác phẩm và nội dung yêu cầu của đề Thân bài:

- Một người phụ nữ nghèo khổ nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

- Một tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hy sinh và lòng vị tha.

- Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án -> đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá đa diện nhiều chiều.

- Người đàn bà là hiện thân của những lam lũ, khốn khó. Nghệ thuật: tạo tình huống độc đáo

Kết bài: Chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời, người đàn bà hàng chài là biểu hiện cho cuộc sống cơ cực của phụ nữ VN giàu đức hy sinh, đồng thời là hồi chuông báo động về bạo lực gia đình

Câu 2: Phân tích người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Gợi ý trả lời:

* Yêu cầu về kĩ năng:Biết cách làm bài nghị luận văn học theo kiểu đề phân tích, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về kiến thức:Dựa vào những hiểu biết về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”, bài viết cần nêu được nhũng ý cơ bản sau:

- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí, mặt rỗ. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ, vất vả bởi lo toan và mưu sinh thường nhật, khi đã ngoài 40, lại càng hiện rõ hơn.

- Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm nhiều người ngỡ ngàng.

+ Vừa ở dưới thuyền lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng rút chiếc thắt lưng quật tới tấp. Nhưng chị cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận đòn roi như một phần cuộc đời mình.

+ Tuy nhiên , người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chỉ sau khi biết hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ( nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị mới thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã trào ra.Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót , kể cả thằng Phác, đứa con của chị, và nhất là một người lạ.

+ Khi ở tòa án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc những cảm xúc mới.

+ Nguyễn Minh Châu đã dụng công nhấn vào sự thay đổi của ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài. Với chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị thưa gửi, xưng “con” và có lúc đã van xin “ con lạy quý tòa”. Khi đã lấy được tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà đó chuyển đổi cách xưng hô “Chị cám ơn các chú! … - Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”. Một sự hoán đổi ngoạn mục.

+ Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ , coi nỗi khổ là lẽ đương nhiên. Chị sống cho con chứ không phải cho mình. Nếu phụ nữ chấp nhận đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản.

+ Ở đây, lẽ đời đã chiến thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khó không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con, thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ uy quyền có sức mạnh riêng. Nó đã làm chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều.

- Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. chị quặn lòng vì thương con; chị đã cảm nhận và chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù đây đó vẫn có những tính cách chưa hoàn thiện.

Câu 3: Phân tích nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được quan điểm của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Gợi ý trả lời:

a/ Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự để làm sáng tỏ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.

- Về nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh (Phùng):

+ Phùng là một nghệ sĩ săn tìm cái đẹp và anh đã tìm được cái đẹp ngoại cảnh (hình ảnh con thuyền nhìn từ xa -> cái đẹp lãng mạn của cuộc đời).

+ Phùng tốt bụng, cao thượng, nhưng cũng ít thực tế, lại bị định kiến chi phối (chứng kiến cảnh bạo hành, anh đã đánh nhau với người đàn ông, anh có cái nhìn định kiến về người đàn ông…).

+ Phùng đã ngộ ra mối được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời…

- Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và cuộc đời:

+ Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người.

+ Người nghệ sĩ phải nhìn đời đa chiều, phải có tấm lòng…

+ Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người.

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý trả lời:

  1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận phân tích nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  2. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, học sinh có thể làm bài theo nhiều cách song cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
  3. Mở bài :

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. - Giới thiệu nội dung trọng tâm bài viết : người đàn bà hàng chài.

  1. Thân bài :
  2. Ngoại hình: - Thân hình cao lớn, thô kệch, rỗ mặt; khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt ; tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng. - Hiện thân của cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn
  3. Số phận lam lũ, nhọc nhằn : - Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ. - Nạn nhân của nạn bạo hành gia đình.
  4. Phẩm chất :
  5. Bề ngoài cam chịu nhẫn nhục nhưng có một tâm hồn sâu sắc thấu hiểu lẽ đời:

- Bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập tàn nhẫn, vẫn cắn răng chịu đựng.

- Phản ứng của thằng con chị chỉ biết “chắp tay vái lấy vái để”.

- Không hề cam chịu một cách vô lí, không hề ngờ nghệch, đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ có tính toán kĩ lưỡng từ trước để bảo vệ hạnh phúc gia đình.

- Chị kiên quyết không bỏ chồng, từ chối sự giúp đỡ của chánh án Đẩu, với ba lí do thiết thực : cần có người đàn ông để chèo chống khi phong ba biển động, để cùng nuôi dạy các con, “trên thuyền cũng có lúc gia đình chị sống hòa thuận hạnh phúc”. - Hiểu sâu sắc về cuộc đời : dạy cho chánh án Đẩu, nghệ sĩ phùng, cách nhìn nhận về con người và cuộc đời “Các chú đâu có phải là người làm ăn …”; “ Các chú không phải là đàn bà,”; ...

  1. Có tấm lòng bao dung, tận tâm bao bọc, hi sinh vì con :

- Cái nhìn bao dung với người đàn ông (thấu hiểu anh ta cũng là nạn nhân của hoàn cảnh sống).

- Hi sinh vì con: chấp nhận bị chồng đánh, xin được đánh ở trên bờ để khỏi tổn thương các con,

- Không khóc khi chồng đánh mà khóc khi con chứng kiến hoàn cảnh của chị vì hoàn cảnh của chị đã làm tổn thương các con.

  1. Biết chắt chiu những niềm hạnh phúc bình dị đời thường, sống âm thầm kín đáo: - Nâng niu, trân trọng những giây phút hạnh phúc “cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận vui vẻ”, “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng được ăn no” ;

-Tình thương và nỗi đau “cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời” chị “chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”.

  1. Nghệ thuật:

- Tạo hình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

- Nghệ thuật trần thuật khách quan, gần gũi, chân thực (kể qua lời nhân vật trong tác phẩm).

- Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư phù hợp với nhận thức.

  1. Kết bài :

- Đánh giá khái quát về người đàn bà hàng chài : Thấp thoáng trong người đàn bà hàng chài ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giầu lòng vị tha, đức hi sinh.

- Khái quát về tác phẩm...

Câu 5: Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Gợi ý trả lời:

  1. a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
  2. b) Yêu cầu về kiến thức; Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần phải thể hiện được yêu cầu của đề: Hình tượng người nghệ sĩ, bức ảnh nghệ thuật, hiện thực cuộc sống trên chiếc thuyền ngoài xa, biển mù sương biểu hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu:

1- Bản chất của cái đẹp trong quan niệm của Nguyễn Minh Châu:

+ Trong tác phẩm: đối tượng biểu hiện, hình thức, ý tưởng đều hướng tới cái đẹp.Là sự đồng nhất giữa hai phạm trù: cái đẹp- đạo đức

+ Bức ảnh: là sự gắn kết hài hòa của cuộc sống , của con người, thiên nhiên và cuộc sống sinh tồn trên chiếc thuyền lặng phắc trước bình minh.

+ Khoảnh khắc tuyệt vời của nghệ thuật vẫn chưa là tất cả. Cuộc truy tìm chân lí, sự thật, cái đẹp vẫn chưa kết thúc.Bức ảnh không phải là nhầm lẫn ngộ nhận, sự dối lừa nhưng cái thế giới ẩn sau nó là điều bí ẩn của người nghệ sĩ.Để hiểu nó, người nghệ sĩ phải tiếp tuch khám phá sự thật ẩn sau cái khoảnh khắc ấy

- Thế giới nhân sinh đầy nghịch lí và bi kịch ẩn chứ sau khoảnh khắcđột khởi của cái đẹp trong bức tranh:

+ Sự thật phơi bày ngay sau khoảnh khắc ấy, không phải là sự đối nghịch mà là sự soi tỏbản chất của khoảnh khắc lì lạ

+ Khoảnh khắc lặng yên và bùng nổ xung đột bi kịch, chứa đựng năng lượng tiềm tànglớn của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.Sự nhìn thấy ở bãi cát là sự bùng nổ, sự phát lộ toàn bộ những xung đột.Bi kịch làm cho người nghệ sĩ phẫn nộ

 + Tương phẩn giữa thế giới nhân sinh và thế giới nghệ thuật.Song không thể tách rời nhau.Cảm quan hiện thực sâu sắc của Nguyễn Minh Châu

Câu 6: Hãy phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Gợi ý trả lời: a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm tự sự, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp.

  1. b) Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở nắm nội dung tác phẩm”Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và nghệ thuật khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa, học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

- Hoàn cảnh , số phận, đặc điểm ngoại hình của nhân vật

- Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà làng chài khiến nhiều người ngỡ ngàng:

+ Chấp nhận đòn roi

+ Tự trọng, nhẫn nhục, thấu hiểu lẽ đời, thương con vô bờ, một sự hi sinh mê muội đáng thương

- Nghệ thuật:

+ Chú ý sự dụng công của Nguyễn Minh Châu vào sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà làng chài

 - Đánh giá

+ Người đàn bà làng chài biểu tượng của tình mẫu tử, chị quặn lòng vì thương con, chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng

+ Xây dựng nhân vật người đàn bà, Nguyễn Minh Châu khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ

Câu 7: Có người cho rằng: nổi bật nhất ở nhân vật người đàn bà hàng chài (trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu) là tình yêu thương con tha thiết. Anh/chị hãy lí giải vì sao lại có ý kiến như vậy.

Gợi ý trả lời:

 - Người đàn bà hàng chài là một người có số phân bất hạnh (…), có nhiều phẩm chất tốt đẹp như: cam chịu, nhẫn nhục; bao dung vị tha; sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời… song nổi bật nhất là tình yêu thương con tha thiết. Ý kiến hoàn toàn đúng.

 - Lí giải: Chị là người yêu thương con, hi sinh vì con:

+ Chấp nhận cuộc sống bị chồng hành hạ, đánh đập… vì để con có một gia đình, vì để có người cùng nuôi con khôn lớn.

+ Là một người phụ nữ rất yêu thương con vì thế chị xin chồng đưa mình lên bờ để đánh nhằm tránh làm tổn thương các con

 + Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn hết chị không muốn nó vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu với cha, làm trái với luân thường đạo lí.

+ Niềm vui của chị là niềm vui khi nhìn thấy các con được ăn no, gia đình hòa thuận… ->Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình.

Câu 8: Anh/ chị hãy cho biết cảm nhận và thái độ của Phùng qua hai phát hiện của anh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý trả lời:

 *Phát hiện thứ nhất:

- “Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ…” Một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.

- Cảm nhận của Phùng: Anh cảm thấy hạnh phúc, cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.

*Phát hiện thứ hai:

 - Cảnh bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống: Từ trong con thuyền đẹp như mơ ấy bước ra là một người đàn ông và một người đàn bà quái lạ. Và tiếp theo là cảnh bạo hành trong gia đình tuyền chài.

- Thái độ của Phùng: Anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo. Phùng không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Anh cay đắng nhận thấy những trái ngang…

Câu 9: Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu).

Gợi ý trả lời:

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh vận dụng kiến thức nghị luận về một tác phẩm văn học để làm tốt bài văn. - Kết hợp kiến thức làm văn và đọc hiểu TP để giải quyết tốt đề bài. Từ ngữ trong sáng, diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, không mắc nhiều lỗi về chính tả, từ và ngữ pháp.

b/ Yêu cầu về kiến thức:

* Nội dung:

- Ngoại hình: Xấu xí (dẫn chứng).

- Cuộc đời: Bất hạnh, nhọc nhằn, lam lũ, chứa đầy mâu thuẫn, bi kịch (dẫn chứng). - Đức tính: Có sức chịu đựng, có lòng nhân hậu, bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh, thương yêu lũ con (dẫn chứng). => Người đàn bà hàng chài thật đáng thương. Đây là câu chuyện về sự thật cuộc đời không hề đơn giản.

* Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của nhân vật đó.

Câu 10: Phân tích nhân vật người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý trả lời:

Về nội dung: Trên cơ sở nắm vững tác phẩm và những chi tiết về nhân vật người đàn bà vùng biển, học sinh phân tích, làm rõ diễn biến tâm trạng và số phận nhân vật.. Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải có các nội dung cơ bản sau:

- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm; giới thiệu nhân vật người đàn bà. - Phân tích cuộc đời, tính cách nhân vật qua ngoại hình, lời nói , hành vi… “Người đàn bà” không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác.Bà ngoài 40, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. Sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. - Trên cơ sở phân tích nhân vật, phát hiện những vấn đề tác giả muốn đặt ra: sự phức tạp, đa chiều của cuộc sống, tình trạng đói nghèo và nạn bạo hành gia đình mà phụ nữ, trẻ em là nạn nhân; đức hi sinh của phụ nữ Việt Nam…

- Nhận biết được những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn về xây dụng hình tượng nhân vật.

Về kỹ năng:

- Biết làm bài văn nghị luận phân tích một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn.

- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

Câu 11: Những đổi mới trong cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Gợi ý trả lời: Giới thiệu Nguyễn Minh Châu và vị trí mở đường trong công việc đổi mới văn học sau năm 1975. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một minh chứng tiêu biểu, thể hiện những đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong cách nhìn hiện thực. Tác phẩm được viết trong giai đoạn sáng tác thứ hai của nhà văn (những năm 80). Giới thiệu vài nét về sự đổi thay của Nguyễn Minh Châu trong hai chặng đường sáng tác trước và sau 1975. Đọc tác phẩm Nguyễn Minh Châu có thể hình dung khá rõ quá trình vận động về tư tưởng, tình cảm cũng như trăn trở, tìm tòi đổi mới cách tiếp cận cuộc sống là bút pháp sáng tạo với những đóng góp đáng trân trọng. Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca có phần lí tưởng một thời mà cả nước hướng ra mặt trận, khi hòa bình lập lại, mọi người mới có điều kiện bình tâm để nhìn rõ hơn những góc khuất của đời thường, những phức tạp mới nảy sinh trong đời sống con người. Điểm hiện diện của Nguyễn Minh Châu xuất phát từ tình huống của tác phẩm (tình huống nhận thức). Đó là cái nhìn mang tính chất khám phá sự thật Đằng sau bức ảnh chụp con thuyền rất đẹp, cái đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh mà người phóng viên thu được ẩn chứa một cuộc sống vật lộn với những luồng tư tưởng khác nhau mà không gì thỏa hiệp hay giải quyết một cách dễ dàng.

Cách nhìn về con người

Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là người phụ nữ. Trong con người xấu xí, lầm lũi cam chịu ấy còn có một con người khác mà ta không hay biết. Chỉ có cái nhìn mà chỉ người trong cuộc mới thấy, cái nhìn đó gắn với thực tế: lo lắng cho số phận của đứa con cho cuộc lênh đênh trên biển. Như vậy, sau chiến tranh trở về, quan tâm hơn đến đời sống cá nhân của con người, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những bão tố của cuộc sống gia đình. Nhưng sự giải quyết những mâu thuẫn của cuộc sống thực tại (gia đình người dân chài) không hề dễ dàng. Bởi vì sự việc, con người tôn trọng những mối quan hệ đa chiều, hết sức phức tạp. Cái mới trong cách nhìn của Nguyễn Minh Châu: Ông đã thu nhỏ ống kính quay của mình trong phạm vi cuộc sống gia đình, một nội diện hẹp hơn nhưng lại mở ra nhiều điều lớn lao, sâu sắc. Trong bức tranh nhỏ, chứa đựng tất cả các vấn đề xã hội. So sánh với Mảnh trăng cuối rừng - truyện ngắn viết trong thời kì đấu tranh chống Mĩ ở miền Bắc 1970, lúc này con người, cuộc sống mang vẻ đẹp lí tưởng vì yêu cầu của thời đại. Nhà văn cần khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái cao cả với cái xấu xa, thấp hèn... Trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là một con người suốt đời đi săn tìm cái đẹp, tìm cái “hạt ngọc” ẩn sâu trong tâm hồn con người đó là “mảnh trăng cuối rừng”, là “chiếc thuyền ở ngoài xa”, song đã có sự đổi thay trong cách nhìn về hiện thực vì cuộc sống và tâm thế sáng tạo. Về nghệ thuật, sự sáng tạo tình huống để nhân vật va chạm với suy nghĩ của các nhân vật khác, cũng giống như Bức tranh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiếp tục sự khám phá cuộc sống ở cách nhìn đa diện, phức tạp về con người. Về những số phận, những cảnh đời. Từ thiên hướng khai thác hiện thực đời sống thuận chiều, một chiều trước 1975, với những tác phẩm đậm đà chất lãng mạn cách mạng và sử thi, những tác phẩm ở chặng sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu trở về với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo nhằm khám phá những phức tạp mới nảy sinh sau chiến tranh. Sự đổi mới trong cách nhìn hiện thực, khát vọng của mình về khả năng tác động kì diệu của văn học đối với đời sống và con người; đặt vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và đời sống

Câu 13: Những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý trả lời: Chiếc thuyền ngoài xa ra đời ba năm trước thời điểm 1986 - mốc mà bất cứ một nhà văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa nào cũng phải nhớ, như là năm khai sinh và tái sinh con đường nghệ thuật của mình, ít nhất là về tư thế cầm bút, họ được tự do. Nguyễn Minh Châu được coi là vị khai quốc công thần của triều đại văn học đổi mới. Bắt đầu từ Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu tăng dần độ rung chấn vào cơ địa văn đàn đương thời, dự báo một cuộc bung trào dung nham đổi mới triệt để của văn học nghệ thuật những năm sau đó. Cuộc bung trào dung nham này như là một nhu cầu nội sinh, xuất phát từ chính bản thân văn học, mặt khác, từ chính những biến đổi lớn lao của đời sống xã hội. Nhà văn bắt buộc phải kiểm soát những nhu cầu ấy, rời xa nó tức là chuốc lấy cho mình con đường hẹp, mọi sáng tác chỉ như một phế liệu của nghệ thuật mà thôi. Nguyễn Minh Châu ý thức rất rõ nhu cầu của mình và nhu cầu của văn học. Ông từ giã chính ông, truy đuổi những cách khám nghiệm đời sống dưới góc nhìn và phương diện mới. Trong Bức tranh và Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, ít nhất, sự truy đuổi ấy đã đặt Nguyễn Minh Châu trước một thử thách triết học: sự tự nhận thức. Nhận thức không chỉ diễn ra dưới công năng của tư duy lí trí, mà dường như còn phải diễn ra bằng những luồng xung của tiềm thức, của vùng sâu vùng sáng và vùng tối trong tâm hồn. Cơ mà, cũng phải thấy, đôi khi ông bất lực để lí giải, lí giải cho nhân vật và lí giải cho hiện thực. Nhân vật của ông vượt qua những giăng bẫy hiện thực mà ông chân thật dựng nên, rơi vào trạng thái “bất khả tri”. Sự tự nhận thức trở nên đau đớn, trở thành một vết thương sẵn sàng thức tỉnh. Ai nào biết được khuôn mặt trong bức tranh kia là khuôn mặt gì của thời đại, của thế hệ, của từng cá nhân; ai biết được người đàn bà tên Quì ấy mắc một chứng bệnh cá nhân hay của thế hệ, của thời đại...?. Không dễ dàng đưa ra kết luận, cũng như các nhân vật kia, không dễ dàng dập tắt ngọn lửa tự nhận thức trong mình, dập tắt đồng nghĩa với thiêu rụi sự sống. Chiếc thuyền ngoài xa nằm trong mạch sáng tác đòi hỏi cả độc giả và nhà văn phải nhận thức lại hiện thực. Hiện thực bây giờ không đơn giản là một vết xước rớm máu trên cánh tay trắng đẹp của cô gái thanh niên xung phong kia mà có lẽ, phải là vết xước trong tâm hồn. Ở đó, mỗi cá nhân là một chỉnh thể, một sở hữu của vết xước, bảo toàn và chưng cất nó khiến sự nhận thức mãi mãi không đưa ra một hệ số bằng lòng. Câu chuyện bắt đầu từ việc Phùng, phóng viên ảnh, đi “săn” một tấm hình, chụp cảnh bình minh trên biển. Tấm hình kia phải là một tác phẩm nghệ thuật, dĩ nhiên, như anh nhận thức, cần tránh lặp lại, nhàm chán và quen thuộc, Phùng rời Hà Nội gần sáu trăm cây số, “phục” ở một bờ biển, nơi vẫn còn lưu dấu cuộc chiến tranh: đó là bãi chiến 12trường. Tâm thế Phùng là sẵn sàng chờ đợi, anh quen được Phác, một cậu bé thông minh ở vùng biển đó. Sau gần tuần lễ, anh chụp được khá nhiều tấm hình cảnh ngư dân đánh mẻ lưới cuối cùng lúc bình minh lên. Nhưng tấm hình để đời, kiệt tác mà anh hằng mong muốn thì chưa có. Nghệ thuật nhiếp ảnh, qua cách hành xử của Phùng, ít nhiều là thứ quà tặng của thiên nhiên. Và rồi thì anh cũng có một cảnh trời cho: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh sáng mặt trời chiếu vào. Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Những cảm xúc nghệ thuật mà Phùng đón nhận trước vẻ đẹp thiên nhiên quả làm cho ta cảm động. Nó là niềm hạnh phúc, nỗi sung sướng của kẻ luôn sẵn ý thức và trách nhiệm với con đẻ tinh thần mà mình hằng tâm nuôi dưỡng. Phùng rơi vào trạng thái “lên đồng”, một trạng thái cần có trước lúc sinh thành những cảm xúc sáng tạo: “Trong giây phút bối rối ấy, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn’’. Vào khoảnh khắc đó Phùng hoàn toàn thành tâm với nghệ thuật, nó vừa là cái toàn thiện, cái đạo đức, cái trong ngần, vừa là hạnh phúc.. Anh được nó nâng đỡ, ban tặng đồng thời sáng tạo nó, cảm nhận nó. Và trong chốc lát anh “bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim”. “Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” trong ống kính có lẽ là cái đẹp đạo đức của thiên nhiên. Thiên nhiên, ngay cả khi dữ dội nhất, tàn nhẫn nhất, người ta vẫn thu được khoảng khắc rất đẹp: núi lửa, tia chớp, sóng thần, bão cát... Thiên nhiên là bản thể tự nó. Cái gọi là “vẻ đẹp” kia chẳng qua là một chuỗi những thỏa thuận nằm ngoài nó, do con người tạo nên. Nhưng câu chuyện đột nhiên chuyển sang một hướng khác, sau khoảnh khắc trời cho ấy, Phùng rơi vào một khoảnh khắc, một tình huống “hiện thực cuộc sống” ban cho. Chính từ lúc này, Phùng vấp phải một thách đố khác, có lẽ còn nghiệt ngã hơn cả sự sáng tạo nghệ thuật - thách đố lí giải, nhận thức hiện thực. Trước cảnh tượng liền kề với khoảnh khắc nghệ thuật, Phùng kinh ngạc đến mức “trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ánh xuống đất chạy nhào tới”. Phùng lao tới nơi người đàn ông “tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ” đang dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà "cao lớn với những nét thô kệch”, “lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”... Nhưng Phùng đã bị cản lại bởi “bóng một đứa con nít”, đó là Phác, con trai của cặp vợ chồng kia. Phác giật chiếc thắt lưng từ tay người đàn ông, lão dang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát”. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Kết thúc cái cảnh tượng ấy, “bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ”, chỉ còn Phùng, cậu bé Phác và tiếng sóng ngoài khơi, tất cả chìm vào cõi im lặng... Có lẽ, đó là một hiện thực "quái đản”. Một hiện thực hiển nhiên mà không thể lí giải. Người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của chồng. 

Tài liệu có 41 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống