200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023

Tải xuống 16 8.3 K 130

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án, tài liệu bao gồm 16 trang, tuyển chọn 200 câu trắc nghiệm cHóa vô cơ có đáp án, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

200 CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÔ CƠ 12 TRỌNG TÂM

Câu:  Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag.

B. Al, Cu, Ag.

C. Al, Fe, Cu.

D. Al, Fe, Ag

Câu:  Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

C. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

Câu.  Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ
nóng chảy giảm dần.

D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.

B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

C. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà.

D. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?
A. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.

B. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.

C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

D. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.

Câu. Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Li, Na, K.

B. Be, Mg, Ca.

C. Li, Na, Ca.

D. Na, K, Mg.

Câu. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.

B. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.

C. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.

D. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo. 

Câu . Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút
thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. moocphin.

B. cafein.

C. aspirin.

D. nicotin.

Câu. Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc
lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống.

B. muối ăn.

C. lưu huỳnh.

D. cát.

Câu. Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
A. ampixilin, erythromixin, cafein.

B. penixilin, paradol, cocain.

C. cocain, seduxen, cafein.

D. heroin, seduxen, erythromixin

Câu. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và
Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị
phá huỷ trước là
A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và
Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.

B. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

C. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.

D. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá

Câu. Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.

B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.

D. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá

Câu. Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy
ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:
A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.

B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl–

C. Đều sinh ra Cu ở cực âm.

D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện

Xem thêm
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 1)
Trang 1
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 2)
Trang 2
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 3)
Trang 3
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 4)
Trang 4
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 5)
Trang 5
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 6)
Trang 6
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 7)
Trang 7
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 8)
Trang 8
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 9)
Trang 9
200 Câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ lớp 12 có đáp án 2023 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống