12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12

Tải xuống 7 11.7 K 21

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12, tài liệu bao gồm 7 trang, đầy đủ lý thuyết về các cách cân bằng phương trình hóa học, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

12 Cách cân bằng phương trình hoa học

I. Khái Niệm
Cân bằng hóa học là sự cân bằng về số lượng nguyên tố của các chất trong hai vế
của một phản ứng hóa học.

II. Các Phương Pháp Cân Bằng

1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:
Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí
(H2, O2, N2...) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 ---> P2O5
Ta viết: P + O ---> P2O5
Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O: 2P + 5O ---> P2O5
Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi
tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng
tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5
Do đó: 4P + 5O2 ---> 2 P2O5

2. Phương pháp hóa trị tác dụng:
Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố
trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.
Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:
+ Xác định hóa trị tác dụng:
BaCl2 + Fe2(SO4)3---> BaSO4 + FeCl3
Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
II - I - III - II - II - II - III - I
Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng: BSCNN(1, 2, 3) = 6
+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6
Thay vào phản ứng:
3BaCl2 + Fe2(SO4)3 ---> 3BaSO4 + 2FeCl3
Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ
hóa trị của các nguyên tố thường gặp.

3. Phương pháp dùng hệ số phân số:
Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt  2 số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.
Ví dụ: P + O2 ---> P2O5
+ Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 ---> P2O5
+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây nhân 2.2.2P + 2.5/2O2 ---> 2 P2O5
hay 4P + 5O2 ---> 2 P2O5 

4. Phương pháp "chẵn - lẻ":
Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái
bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một
nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn.
Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.
Ví dụ: FeS2 + O2 ---> Fe2O3 + SO2
Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là
chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số
còn lại.
2 Fe2O3---> 4FeS2 ---> 8SO2 ---> 11O2
Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:
4FeS2 + 11O2 ---> 2 Fe2O3 + 8SO2

Xem thêm
12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12 (trang 1)
Trang 1
12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12 (trang 2)
Trang 2
12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12 (trang 3)
Trang 3
12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12 (trang 4)
Trang 4
12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12 (trang 5)
Trang 5
12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12 (trang 6)
Trang 6
12 Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Hóa Học 12
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống