Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                     Bài 64.CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Hiểu sơ lược các bệnh lây qua đường tình dục và ảnh hưởng của chúng tới sức
khỏe sinh sản vị thành niên
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích
- Thu thập và xử lý thông tin
- Ứng xử, giao tiếp
- Lắng nghe tích cực
3. Thái độ
- Giáo dục lối sống lành mạnh
4. Định hướng phát triển năng lực:
- - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan
sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh phóng to các hình trong sgk; Bảng phụ
- Học sinh:Tìm hiểu trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não; Vấn đáp – Tìm tòi
- Hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
a. Câu hỏi
Nêu các nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. Cơ sở khoa học và các biện pháp
tránh thai?
b. Đáp án
- Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên: (4đ)
o Dễ sảy thai hoặc sinh non
o Nếu sinh, con thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong
o Nếu nạo thai dễ gây vô sinh.
- Cơ sở khoa học và các biện pháp tránh thai: (6đ)
o Ngăn trứng chín và rụng: dùng thuốc ngừa thai
o Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng: Bao cao su, mũ tử cung, thuốc diệt
tinh trùng, thắt ống dẫn tinh (trứng)
o Ngăn trứng thụ tinh làm tổ: dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)
3. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học
sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Các bệnh lây qua con đường quan hệ tình dục được gọi là bệnh tình dục (bệnh xã
hội). Ở VN phổ biến nhất là bệnh lậu, giang mai, AIDS
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
các bệnh lây qua đường tình dục và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe
sinh sản vị thành niên
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1 :
+ Nguyên nhân nào gây
bệnh lậu ? Nêu triệu chứng
và tác hại của bệnh lậu ?
- HS thảo luận theo
nhóm và trao đổi trả lời
các câu hỏi.
I . Bệnh lậu:
- Bảng 64 – 1 SGK
* Phòng và điều trị:
- Sống lành mạnh.

 

+ Để phòng bệnh lậu ta phải
làm gì ?
+ Bệnh lậu có thể điều trị
được không ?
- Đại diện nhóm trình
bày đáp án.
- Quan hệ tình dục an
toàn.
- Phát hiện bệnh sớm và
điều trị kịp thời, đủ liều
lượng.
2 :
+ Nguyên nhân gây bệnh
giang mai là gì ? Triệu
chứng và tác hại của bệnh?
+ Xoắn khuẩn lây truyền
bằng những con đường
nào? Trong đó con đường
nào lây truyền phổ biến
nhất ?
+ Để phòng bệnh giang mai
ta phải làm gì ?
- HS thảo luận theo
nhóm và thống nhất đáp
án.
- Đại diện nhóm phát
biểu.
II. Bệnh giang mai:
- Bảng 64 – 2 SGK
* Cách điều trị: Phát
hiện sớm, điều trị kiệp
thời, đủ liều, liên tục,
tránh lối sống buông thả.
3 :
+ AIDS là gì ? Nguyên
nhân dẫn tới AIDS ?
+ Hoàn thành bảng 65
SGK.
- Gv giảng giải thêm về quá
trình xâm nhập phá huỷ cơ
thể của vi rút HIV bằng
tranh để HS hiểu rõ tác hại
của bệnh AIDS.
- HS trả lời dựa vào
những hiểu biết của mình
về AIDS qua báo đài,
tivi.
- Các HS khác bổ sung.
- HS nghiên cứu thông
tin SGK kết hợp với hiểu
biết của mình ? trao đổi
nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm lên ghi
kết vào bảng 65.
- Các nhóm khác nhận
xét bổ sung.
III. Đại dịch AIDS
1. HIV/ AIDS
- AIDS là hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc
phải.
* Đường lây truyền:
- Qua đường máu
- Qua quan hệ tình dục
không an toàn.
- Qua nhau thai (từ mẹ
sang con).
* Tác hại:

 

+ Tại sao đại dịch AIDS là
thảm họa của loài người ?
+ Dựa vào con đường lây
truyền AIDS, hãy đề ra các
biện pháp phòng ngừa lây
nhiễm AIDS ?
+ Em cho rằng đưa người
mắc bệnh HIV/AIDS vào
sống chung trong cộng
đồng là đúng hay sai ? vì
sao ?
+ Em sẽ làm gì để góp sức
mình vào công việc ngăn
chăn sự lây lan của đại dịch
AIDS ?
+ HS phải làm gì để không
bị mắc AIDS ?
+ Tại sao nói AIDS nguy
hiểm nhưng không đáng
sợ?
- HS tự nghiên cứu SGK
kết hợp mục “Em có
biết” để thu nhận kiến
thức.
- HS trao đổi nhóm thống
nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình
bày. Nhóm khác bổ sung
- Cá nhân dựa vào kiến
thức mục I. Trao đổi
nhóm thống nhất câu trả
lời.
- Đại diện nhóm trình
bày. Nhóm khác bổ sung.
- HS thảo luận nhóm để
trả lời câu hỏi.
- Làm cho cơ thể mất hết
khả năng chống bệnh và
dẫn đến tử vong.
2
. Đại dịch AIDS thảm
họa của loài người:
- AIDS là thảm họa của
loài người vì:
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Không có vắc xin
phòng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh.
3. Các biện pháp tránh
lây nhiễm HIV/AIDS:
- Chủ động phòng tránh
lây nhiễm AIDS.
+ Không tiêm chích ma
tuý, không dùng chung
kim tiêm, kiểm tra máu
trước khi truyền.
+ Sống lành mạnh, chung
thủy 1 vợ, 1 chồng.
+ Người mẹ bị AIDS
không nên sinh con.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu:
Luyện tập củng cố nội dung bài học

 

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1.
Bệnh nào dưới đây thường khó phát hiện ở nữ giới hơn là nam giới và chỉ
khi đến giai đoạn muộn mới biểu hiện thành triệu chứng ?
A.Tất cả các phương án còn lại B. HIV
C. Lậu D. Giang mai
Câu 2. Tác nhân gây bệnh lậu là một loại
A. xoắn khuẩn. B. song cầu khuẩn.
C. tụ cầu khuẩn. D. trực khuẩn.
Câu 3. Nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Đái buốt
C. Tiểu tiện có máu lẫn mủ D. Phù nề, đỏ miệng sáo
Câu 4. Biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa nhiễm lậu là gì ?
A. Thắt ống dẫn tinh B. Đặt dụng cụ tử cung
C. Giữ gìn vệ sinh thân thể D. Quan hệ tình dục an toàn
Câu 5. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Bệnh giang mai
do một loại … gây ra.
A. phẩy khuẩn B. cầu khuẩn C. virut D. xoắn khuẩn
Câu 6. Chúng ta có thể lây nhiễm vi khuẩn giang mai qua con đường nào dưới đây
?
A. Qua quan hệ tình dục không an toàn B. Tất cả các phương án còn lại
C. Qua truyền máu hoặc các vết xây xát D. Qua nhau thai từ mẹ sang con
Câu 7. Người bị bệnh giang mai có xuất hiện triệu chứng nào dưới đây ?
A. Tiêu chảy cấp
B. Tiểu buốt
C. Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền và không đau
D. Tiểu ra máu có lẫn mủ do viêm

 

Câu 8. Phụ nữ mắc bệnh nào dưới đây thì con sinh ra có nguy cơ mù loà cao hơn
người bình thường ?
A. Lậu B. Giang mai C. HIV/AIDS D. Viêm gan C
Câu 9. Bệnh nào dưới đây thường gây tổn thương phủ tạng và hệ thần kinh ?
A. Giang mai B. Lậu C. Lang ben D. Vảy nến
Câu 10. Bệnh nào dưới đây lây truyền qua đường tình dục ?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Giang mai
C. Lậu D. Viêm gan B
Đáp án
1. C 2. B 3. A 4. D 5. D
6. B 7. C 8. A 9. A 10. A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu:
Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các
câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
- Kể và trình bày lại các bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục, các biện pháp
phòng ngừa
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn
thiện.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu:
Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức
đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Liên hệ địa phương
Vẽ sơ đồ bài học

4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Đọc mục “ Em có biết”
Ôn tập kiến thức đã học ở chương VIII, IX, X 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống