Giải Sinh Học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục

1.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục lớp 8.

Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 200 SGK Sinh học 8: Nêu tác hại của bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa?

Trả lời:

- Tác hại của bệnh lậu: gây vô sinh ở nam và nữ là do:

+ Nữ bị tắc ống dẫn trứng

+ Nam bị hẹp đường dẫn tinh, vì sau khi viêm để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng hoặc trứng.

+ Có nguy cơ chửa ngoài dạ con

+ Con có thể bị mù do nhiễm khuẩn khi đi qua âm đạo

- Biện pháp phòng tránh: Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với người bệnh, không dùng chung các dụng cụ vệ sinh như chậu tắm, khăn.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 201 SGK Sinh học 8: Qua bảng 64-2, hãy trình bày tác hại của bệnh giang mai, con đường lây truyền và cách phòng tránh.

Trả lời:

- Tác hại bệnh giang mai

Bệnh do 1 loại xoắn khuẩn gây nên. Bệnh không được chữa trị kịp thời, dễ chuyển sang thể nặng có thể gây những tổn thương ở hệ thần kinh và các phủ tạng, ...

Xoắn khuẩn giang mai ở các bà mẹ mang thai có thể đột nhập vào thai qua nhau làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai gây ra những khuyết tật, dị dạng bẩm sinh ở thai hoặc làm thai chết ngay trong bụng mẹ.

- Con đường lây truyền : qua quan hệ tình dục là chủ yếu, qua truyền máu, qua các vết xây xát trên cơ thể hoặc qua nhau thai từ mẹ sang con.

- Cách phòng tránh tốt nhất là quan hệ một vợ một chồng, đảm bảo tình dục an toàn, khi bị bệnh không nên có thai, đảm bảo an toàn trong truyền máu và không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

Khi phát hiện bệnh phải chữa trị kịp thời và dùng thuốc đủ liều.

Câu hỏi và bài tập (trang 202 SGK Sinh học lớp 8)

Câu 1 trang 202 SGK Sinh học 8: Nêu rõ tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai.

Trả lời:

Lậu và giang mai là các bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục.

Người mắc bệnh lậu có thể dẫn tới vô sinh do:

      + Hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng.

      + Tắc ống dẫn trứng: có nguy cơ chửa ngoài dạ con và con sinh ra có thể bị mù lòa do nhiễm khuẩn khi qua âm đạo.

Bệnh giang mai nếu không được chữa trị sẽ để lại những di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, gây tổn thương các phủ tạng và thần kinh, gây tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận); con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh.

Câu 2 trang 202 SGK Sinh học 8: Cách phòng tránh có hiệu quả cao đối với các bệnh trên là gì ?

Trả lời:

Để phòng chống bệnh lậu và bệnh giang mai có hiệu quả, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điều trị đủ liều. Nhưng tốt nhất là tránh quan hệ tình dục với người mắc bệnh, đảm bảo tình dục an toàn.

Lý thuyết Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục

I - Bệnh lậu

Bệnh lậu do một loai vi khuẩn hình hạt cà phê thường xếp thành từng cặp nên gọi là song cầu khuẩn. Chúng khó tồn tại lâu ngoài tự nhiên nhưng sống được nhiều năm trong cơ thể người bệnh.

Bệnh lậu nguy hiểm và dễ lây lan vì phần lớn những người mắc bệnh không có nhiều biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu, đặc biệt là ở phụ nữ (bảng 64-1).

Bảng 64-1. Trình bày tóm tắt về bệnh lậu

Giải Sinh Học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (ảnh 2)

II - Bệnh giang mai

Giải Sinh Học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (ảnh 3)

Hình 64. Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

Bảng 64-2. Trình bày tóm tắt về bệnh giang mai

Giải Sinh Học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (ảnh 4)

Đánh giá

0

0 đánh giá