Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                       Bài 61: THỤ TINH – THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Khi học xong bài này, HS:
- Chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái
niệm về thụ tinh và thụ thai.
- Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo
cho thai phát triển.
- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát ; so sánh ; tổng hợp.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………
3. Thái độ :
- yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh H 62.1; 62.2; 62.3. Tranh ảnh quá trình phát triển bào thai.
- Phôtô bài tập (Tr 195 – SGK).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
-
Nêu đặc điểm của tinh hoàn và tinh trùng?
- Nêu đặc điểm của buồng trứng và trứng?
- Bài tập bảng 61?
3.Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

 

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
VB: Sự thụ tinh và thụ thai xảy ra khi nào? trong những điều kiện nào? Thai
được phát triển trong cơ thể mẹ như thế nào? Nhờ đâu? Đó là những vấn đề
chúng ta sẽ học trong tiết hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho
thai phát triển.
- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1 :
+ Thế nào là thụ tinh và thụ
thai?
+ Điều kiện cho sự thụ thai
và thụ tinh là gì?
- Gv đánh giá kết quả giúp
HS hoàn thiện kiến thức.
- Gv cần giảng giải thêm
trên hình 62.1
+ Nếu không di chuyển
xuống gần tới tử cung mới
- HS quan sát tranh vẽ hình
62.1 SGK và nghiên cứu
SGK trang 193, trả lời câu
hỏi.
_ HS nghe giảng
I . Thụ tinh và thụ
thai:
- Thụ tinh: Là sự kết
hợp giữa trứng và tinh
trùng tạo thành hợp tử
+ Điều kiện: Trứng và
tinh trùng phải gặp
nhau ở 1/3 ống dẫn
trứng phía ngoài.
- Thụ thai: trứng được
thụ tinh bám vào thành

 

gặp tinh trùng thì sự thụ
tinh sẽ không xảy ra.
+ Trứng đã thụ tinh bám
vào thành tử cung mà
không phát triển tiếp thì sự
thụ thai không có kết quả.
+ Trứng được thụ tinh mà
phát triển ở ống dẫn trứng
thì gọi là chửa ngoài dạ con
→ nguy hiểm đến tính
mạng của mẹ.
tử cung tiếp tục phát
triển thành thai.
+ Điều kiện: trứng
được thụ tinh phải
bám vào thành tử
cung.
2 :
+ Quá trình phát triển của
bào thai diễn ra như thế
nào?
+ Sức khoẻ của mẹ ảnh
hưởng như thế nào tới sự
phát triển của bào thai?
+ Trong quá trình mang thai
người mẹ cần làm gì và
tránh điều gì để thai phát
triển tốt và con sinh ra khoẻ
mạnh?
- Gv giảng giải thêm về
toàn bộ quá trình phát triển
của thai để HS nắm được
một cách tổng quát.
- Gv phân tích sâu vai trò
của nhau thai trong việc
nuôi dưỡng thai.
- HS nghiên cứu SGK và
quan sát tranh vẽ “quá trình
phát triển của bào thai”, trả
lời.
+ Mẹ khoẻ mạnh → thai
phát triển tốt.
+ Người mẹ mang thai
không được hút thuốc,
uống rượu, vận động mạnh.
- HS tự sữa chữa để hoàn
thiện kiến thức.
II. Sự phát triển của
thai:
- Thai được nuôi
dưỡng nhờ chất dinh
dưỡng lấy từ mẹ qua
nhau thai
- Khi mang thai người
mẹ cần được cung cấp
đầy đủ chất dinh
dưỡng và tránh các
chất kích thích có hại
cho thai như: rượu,
thuốc lá…

 

3 :
+ Hiện tượng kinh nguyệt là
gì ?
+ Kinh nguyệt xảy ra khi
nào ?
+ Do đâu có kinh nguyệt ?
- Gv giảng giải :
+ Tính chất của chu kì kinh
nguyệt do tác dụng của
hooc môn tuyến yên.
+ Tuổi kinh nguyệt cơ thể
sớm hay muộn tuỳ thuộc
vào nhiều yếu tố.
+ Kinh nguyệt không bình
thường → biểu hiện bệnh lí
phải đi khám.
+ Lưu ý giữ vệ sinh kinh
nguyệt.
- Cá nhân tự nghiên cứu
thông tin, hình 62.3 SGK
trang 194 vận dụng kiến
thức chương nội tiết, trả
lời câu hỏi.
- HS nghe giảng
III. Hiện tượng kinh
nguyệt:
- Là hiện tượng trứng
không được thụ tinh,
lớp viêm mạc tử cung
bong ra thoát ra ngoài
cùng máu và dịch
nhầy.
- Kinh nguyệt xảy ra
theo chu kì.
- Kinh nguyệt đánh dấu
chính thức tuổi dậy thì
ở em gái.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu:
Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1.
Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu ?
A. Âm đạo B. Ống dẫn trứng C. Buồng trứng D. Tử cung
Câu 2. Thông thường, sau khi thụ tinh thì mất bao lâu để hợp tử di chuyển xuống
tử cung và làm tổ tại đấy ?
A. 7 ngày B. 14 ngày C. 24 ngày D. 3 ngày

 

Câu 3. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoocmôn prôgestêrôn được tiết ra chủ yếu
nhờ bộ phận nào ?
A. Tử cung B. Thể vàng C. Nhau thai D. Ống dẫn trứng
Câu 4. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ
A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.
B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.
C. trứng không có khả năng thụ tinh.
D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Câu 5. Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm
sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào ?
A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì
D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì
Câu 6. Quá trình mang thai ở người thường kéo dài trong bao lâu ?
A. 280 ngày B. 290 ngày C. 260 ngày D. 240 ngày
Câu 7. Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 28 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên
của một chu kì là ngày mùng 2 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong
tháng, người phụ nữ đó sẽ có nồng độ prôgestêrôn cao nhất ?
A. Ngày mùng 3 B. Ngày 30 C. Ngày 10 D. Ngày 20
Câu 8. Ở nữ giới, hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào hoạt động điều hoà
kinh nguyệt ?
A. Prôgestêrôn B. Ôxitôxin C. LH D. FSH
Câu 9. Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận
nào ?
A. Buồng trứng B. Ruột C. Nhau thai D. Ống dẫn trứng
Câu 10. Hiện tượng chậm kinh có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?
A. Tác dụng phụ của các loại thuốc : thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm,…
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Mang thai

 

D. Rối loạn tâm lý : lo âu, căng thẳng,….
Đáp án
1. B 2. A 3. B 4. D 5. B
6. A 7. D 8. B 9. C 10. B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu:
Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành
nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các
HS trong 1 bàn) và
giao các nhiệm vụ:
thảo luận trả lời các
câu hỏi sau và ghi
chép lại câu trả lời
vào vở bài tập
- Tuổi vị thành niên
là gì ? Có thai ở tuổi
vị thành niên có thể
dẫn tới những hậu
quả không mong
muốn nào ?
1. Thực hiện nhiệm
vụ học tập
HS xem lại kiến thức
đã học, thảo luận để
trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo
luận
- HS trả lời.
- Tuổi vị thành niên là lứa tuổi 10-
19 tuổi, lứa tuổi nằm trong khoảng
thời gian từ lúc bắt đầu dậy thì cho
đến tuổi trưởng thành.
+ Đây là giai đoạn phát triển đặc
biệt và mạnh mẽ trong đời sống
con người, giai đoạn chuyển tiếp
từ trẻ con thành người lớn, được
đặc trưng bởi sự phát triển mạnh
mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần và
tình cảm.
+ Ở vào lứa tuổi này, nữ đã bắt đầu
hành kinh, nam cũng đã bắt đầu
sinh tinh nghĩa là lứa tuổi đã có
khả năng có thai tuy rằng còn rất
trẻ, nếu không biêt tự giữ mình thì
dễ mang thai ngoài ý muốn.

 

2. Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
học tập:
- GV gọi đại diện của
mỗi nhóm trình bày
nội dung đã thảo
luận.
- GV chỉ định ngẫu
nhiên HS khác bổ
sung.
- GV kiểm tra sản
phẩm thu ở vở bài
tập.
- GV phân tích báo
cáo kết quả của HS
theo hướng dẫn dắt
đến câu trả lời hoàn
thiện.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội
dung trả lời đã hoàn
thiện.
- Có thai ở tuổi vị thành niên có thể
dẫn tới những hậu quả không
mong muốn là :
+ Mang thai, khi còn quá trẻ là
nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử
vong vì:
Tỉ lệ sẩy thai, đẻ non cao do tử
cung chưa phát triển đầy đủ để
mang thai đến đủ tháng và thường
sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn...
Nếu sinh con thì con sinh ra
thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao.
+ Ngoài ra mang thai và sinh con
ở lứa tuổi này sẽ cản trở việc học
tập, ảnh hưởng đến vị thế xã hội,
đến công tác sau này.
+ Nhiều chị em đã trót lỡ mang
thai, phần vì phải giấu giếm, phần
vì e thẹn, ân hận nên đã nạo phá
thai lén ở các cơ sở không có
chuyên môn, thiết bị thiếu, điều
kiện vộ sinh không đảm bảo có thể
dẫn tới thủng tử cung, gây sót rau,
nhiễm trùng, băng huyết...
Hậu quả của việc nong nạo có thể
dẫn tới : dính buồng tử cung, tắc
vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa
ngoài dạ con. Ngoài ra, những tổn
thương thành tử cung do nong nạo
có thể để lại sẹo. Sẹo trên thành tử

 

cung thường gây vỡ tử cung khi
sinh đẻ lần sau.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu:
Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức
đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vì sao người phụ nữ dùng thuốc tránh thai là để ngăn không cho trứng rụng,
nhưng vẫn hành kinh ?
Lời giải:
Bình thường sau khi trứng rụng, các tế bào bao noãn, nơi trứng vừa rụng sẽ phát
triển thành thể vàng dưới tác dụng của LH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra. Thể
vàng được hình thành sẽ tiết prôgestêrôn và ơstrôgen. Các hoocmôn này một mặt
có tác dụng duy trì lớp nội mạc tử cung, gây xung huyết, dày và xốp, chuẩn bị
đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ ; mặt khác có tác dụng kìm hãm vùng dưới đồi
và tuyến yên tiết FSH và LH, nghĩa là kìm hãm trứng không phát triển và không
gây rụng trứng.
Viên thuốc tránh thai bao gồm các thành phần chủ yếu là prôgestêrôn và ơstrôgen
đã làm nhiệm vụ thay thể vàng, kìm hãm trứng chín và rụng (nên không thể có
thai) nhưng đồng thời cũng đã làm cho lớp nội mạc dày xốp xung huyết như đang
chuẩn bị đón trứng đến làm tổ.
Trong vỉ thuốc tránh thai có 28 viên thì chỉ có 21 viên (từ số 1 đến số viên số 21)
là có prôgestêrôn và ơstrôgen, 7 viên còn lại là thuốc bổ. Uống bắt đầu từ ngày
"sạch" kinh đến ngày thứ 21 trong chu kì kinh, khi uống sang đến viên thứ 22 thì
coi như lúc này thể vàng teo và prôgestêrôn cùng ơstrôgen giảm tiết đột ngột làm
co thắt các mạch máu và lớp nội mạc tử cung không được cung cấp máu sẽ bị

 

hoại tử, bong ra và dẫn tới hành kinh nhu bình thường, mặc dù trước đó trứng
không hề rụng.

4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục “Em có biết”
Đọc trước bài 63 “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai”. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 8 Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống