Giáo án Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                    Bài 27 : ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
:
- Thông qua các đại diện .
- Nêu khái niệm và các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Sâu bọ.
- Nêu sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của Lớp Sâu bọ, tính đa dạng
và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một số đại diện khác như: dế mèn, bọ ngựa,
chuồn chuồn, bướm, chấy, rận,...
- Nêu vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con
người
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
II. CHUẨN BỊ
1. GV
: Tranh: Một số đại diện của lớp sâu bọ
2. HS: Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1
. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. KTBC.
Giáo viên đặt câu hỏi
H. Cơ thể châu chấu gồm mấy phần? Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu? Nêu 3
đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nó riêng sâu bọ nói chung?
TL: Cơ thể châu chấu gồm 3 phần là đầu, ngực và bụng .
- Đầu: 2 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng
- Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
- Bụng: Có nhiều đốt, mỗi đốt có các đôi lỗ thở.
Cơ thể có phần bụng phân đốt, thở bằng mạng ống khí, phát triển trải qua biến thái.

H. Quan hệ dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu như thế nào?
TL: Châu chấu ăn nhiều, đẻ nhiều, mỗi lứa đẻ nhiều trứng, nên nó là loài có hại
cho cây cối và con người.
3. Bài mới.
Mở bài: Lớp sâu bọ có số loài phong phú nhất trong giới động vật (khoảng
gần 1 triệu loài) gấp 2 hoặc 3 lần số loài của các động vật còn lại. Hàng năm con
người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa.
HOẠT ĐỘNG 1: : Một số đại diện sâu bọ
Mục tiêu: HS biết được đặc điểm một số sâu bọ thường gặp. Qua các đại diện thấy
được sự đa dạng của lớp sâu bọ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Gv yêu cầu Hs quan
sát từ hình 27.1
27.7
SGK, đọc thông tin
dưới hình
trả lời câu
hỏi:
H. Ở hình 27 có những
đại diện nào?
H. Em hãy cho biết
thêm những đặc điểm
của mỗi đại diện mà em
biết?
- Gv điều khiển Hs trao
đổi cả lớp.
- Gv yêu cầu Hs hoàn
thành bảng 1 SGK.
- Hs làm việc độc lập với SGK. Trả
lời.
+ Kể tên 7 đại diện.
+ Bổ sung thêm thông tin về các đại
diện.
Ví dụ:
+ Bọ ngựa: ăn sâu bọ, có khả năng
biến đổi màu sắc theo môi trường.
+ Ve sầu: Đẻ trứng trên thân cây, ấu
trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ.
+ Ruồi muỗi là vật trung gian truyền
nhiều bệnh
- Một vài Hs phát biểu
lớp nhận
xét bổ sung.
I. Một số đại
diện của sâu bọ.
1. Sự đa dạng về
loài, lối sống và
tập tính.
Sâu bọ rất đa
dạng với số lượng
loài lớn, môi
trường sống và lối
sống phong phú.
Mỗi đại diện đều
có tập tính phù
hợp với sự thay
đổi bất thường
của môi trường
sống.
2. Nhận biết một
số đại diện và

 

- Gv kẻ bảng gọi Hs lên
điền.
- Gv chốt lại đáp án
đúng.
Gv yêu cầu Hs nhận xét
sự đa dạng của lớp sâu
bọ.
- Gv chốt lại kiến thức:
- Hs bằng hiểu biết của mình để lựa
chọn các đại diện điền vào bảng 1.
- 1 vài Hs lên điền bảng
lớp nhận
xét bổ sung.
- Hs theo dõi và tự sửa chữa
( nếu cần)
Hs nhận xét sự đa dạng về số loài,
cấu tạo cơ thể, môi trường sống và
tập tính.
môi trường sống.
(bảng 1)

Bảng 1: Sự đa dạng về môi trường sống

STT Các môi trường sống Một số sâu bọ đại diện
1 Ở nước Trên mặt nước Bọ vẽ
Trong nước Au trùng chuồn chuồn, bọ gậy.
1 Ở cạn Dưới đất ẤU trùng ve sầu, dế trũi
Trên mặt đất Dế mèn, bọ hung.
Trên cây Bọ ngựa
Trên không Chuồn chuồn, bướm
3 Kí sinh Ở cây Bọ rầy
Ở động vật Chấy, rận…

HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm chung của sâu bọ
Mục tiêu: Nêu khái niệm và các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- Nêu vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con
người

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
1/ Đặc điểm chung
của sâu bọ
.
- GV yêu cầu HS đọc
thông tin SGK
thảo
luận, chọn các đặc
- HS đọc thông tin trong
SGK trang 91, theo dõi các
đặc điểm dự kiến.
- Thảo luận nhón, lựa chọn
các đặc điểm chung. - Đại
II. Đặc điểm chung và
vai trò thực tiễn của sâu
bọ
1. Đặc điểm chung
Sâu bọ có đặc điểm
chung như: Cơ thể có 3

 

điểm chung nổi bật của
lớp sâu bọ.
- GV chốt lại các đặc
điểm chung.
2/ Vai trò thực tiễn
- Gv yêu cầu Hs đọc
thông tin
làm bài tập
: điền bảng 2 SGK
- Gv kẻ bảng 2 gọi
nhiều Hs tham gia làm
bài tập.
H. Ngoài 7 vai trò trên,
lớp sâu bọ còn có vai
trò gì?
- Gv chốt lại đáp kiến
thức.
diện nhón phát biểu, lớp bổ
sung.
*KL:
- Cơ thể gồn 3 phần: Đầu,
ngực, bụng
.
- Phần đầu có 1 đôi râu,
ngực có 3 đôi chân và 2 đôi
cánh.
- Hô hấp bằng ống khí.
- Phát triển qua biến thái.
- Hs bằng kiến thức và hiểu
biết của mình để điền tên sâu
bọ và đánh dấu vào ô trống
vai trò thực tiễn ở bảng 2.
- Hs lên điền bảng
lớp
nhận xét
bổ sung.
+ Làm sạch môi trường: Bọ
hung.
+ Làm hại các cây nông
nghiệp.
phần riêng biệt, đầu có
một đôi râu, ngực có 3
đôi chân và 2 đôi cánh,
hô hấp bằng ống khí.
2. Vai trò thực tiễn của
lớp sâu bọ.
Lớp sâu bọ có số
lượng loài lớn nên có vai
trò rất quan trọng trong
thực tiễn.
+ Có lợi.
Làm thuốc chữa
bệnh, làm thục phẩm, thụ
phấn cho cây trồnglàm
thức ăn cho động vật
khác, diệt động vật có hại,
làm sạch môi trường.
+ Có hại:
Là động vật trung
gian truyền bệng, có hại
cho sản suất nông nghiệp

Bảng:2 Vai trò thực tiễn của sâu bọ

T T Các đại
diện
Vai trò
thực tiễn
Ví dụ
Ong
mật
Tằm Ruồi muỗi Ong
mắt
đỏ
1 Làm thuốc chữa bệnh x x
2 Làm thực phẩm x
3 Thụ phấn cây trồng x

 

4 Thức ăn cho động vật
khác
x
5 Diệt các sâu hại x
6 Hại hạt ngũ cốc
7 Truyền bệnh x x

4. CỦNG CỐ:
Gv cho Hs đọc phần kết luận cuối bài.
Gv sử dụng câu hỏi 1, 2, 3.SGK
H. Muốn phân biệt lớp sâu bọ với các lớp khác dựa vào những đặc điểm nào?
H. Nêu vai trò thực tiễn của sâu bọ? Muốn diệt trừ sâu bọ có hại ta nên sử dụng
những biện pháp nào? Nêu các biện pháp được bà con nông dân ở địa phương em
áp dụng?
5. DẶN DÒ: Về nhà học bài, Chuẩn bị bài mới:
HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi vào vở bài tập
Chuẩn bị trước bài thực hành theo phiếu học tập.
IV. BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống