Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 8 :Bài tập Pha trộn hai dung dịch có xảy ra phản ứng với nhau. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tậpPha trộn hai dung dịch có xảy ra phản ứng với nhau. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Hoá học 8: Pha trộn hai dung dịch có xảy ra phản ứng với nhau
A. Bài tập Pha trộn hai dung dịch có xảy ra phản ứng với nhau
I. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 100 gam dung dịch KOH 11,2% tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch HCl. Tính nồng độ KCl thu được sau phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Ta có mKOH = 100.11,2% = 11,2 gam, số mol của KOH là: nKOH = 0,2 mol
Phương trình phản ứng:
Ta có: nHCl = 4,2 gam
Suy ra HCl dư
Theo phương trình phản ứng ta có nKOH = nHCl = 0,2 mol
Suy ra mKCl = 0,2.74,5 = 14,9 gam
mdd = 100 + 150 = 250 gam
Vậy nồng độ của KCl là: C% = = 5,96%
Ví dụ 2: Trộn lẫn 200 ml dung dịch NaHSO4 2M với 200 ml dung dịch NaOH 4M được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu, cho phương trình phản ứng: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O.
Hướng dẫn giải:
nNaHSO4 = CM.V = 0,2.2 = 0,4 mol
nNaOH = CM.V = 4.0,2 = 0,8 mol
Phương trình phản ứng:
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Xét tỉ lệ: = 0,4 < = 0,8
Suy ra NaHSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư
Nên tính số mol sản phẩm theo NaHSO4; chất rắn khan thu được sau phản ứng gồm Na2SO4 và NaOH dư.
Phương trình phản ứng:
Suy ra khối lượng Na2SO4 sinh ra là: = 0,4.142 = 56,8 gam
Khối lượng NaOH phản ứng là: mNaOH phản ứng = 0,4.40 = 16 gam
Suy ra khối lượng NaOH dư là:
mNaOH dư = mNaOH ban đầu – mNaOH phản ứng = 0,8.40 – 16 = 32 – 16 = 16 gam
Suy ra khối lượng chất rắn khan thu được sau phản ứng là:
mrắn khan = + mNaOH dư = 56,8 + 16 = 72,8 gam.
Ví dụ 3: Cho 100 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch HCl, phản ứng tạo thành NaCl, CO2 và H2O. Tính C% của dung dịch HCl ban đầu, biết khối lượng của dung dịch sau phản ứng là 144,5 gam.
Hướng dẫn giải:
Gọi số mol HCl là x (mol)
Phương trình phản ứng:
Suy ra khối lượng CO2 sinh ra là: = 44.0,5x = 22x (gam)
Vì phản ứng tạo thành khí nên:
mdd sau phản ứng = mcác dd trước phản ứng - = 100 + 50 – 22x = 144,5
Suy ra x = 0,25 (mol)
Suy ra C% của dung dịch HCl là:
C% = = 18,25%
II. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho 300 gam dung dịch NaOH 33,6% tác dụng vừa đủ với 450 gam dung dịch HCl. Nồng độ NaCl thu được sau phản ứng gần nhất với
A. 18%.
B. 19%.
C. 20%.
D. 21%.
Hướng dẫn giải:
Ta có mNaOH = 300.33,6% = 100,8 gam, số mol của NaOH là: nNaOH = 2,52 mol
Phương trình phản ứng:
Ta có: nHCl = 12,33 mol
Suy ra HCl dư
Theo phương trình phản ứng ta có nNaOH = nHCl = 2,52 mol
Suy ra mNaCl = 2,52.58,5 = 147,42 gam
mdd = 300 + 450 = 750 gam
Vậy nồng độ của NaCl là: C% = = 19,656% gần với 20% nhất.
Câu 2: Cho 34,8 gam dung dịch K2SO4 10% tác dụng với 62,4 gam dung dịch BaCl2 20%. Sau khi loại bỏ kết tủa thu được dung dịch KCl có nồng độ phần trăm là
A. 3,22%.
B. 2,33%.
C. 1,22%.
D. 5,33%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
= 3,48 gam, suy ra số mol của K2SO4 là: n = 0,02 mol
= 12,48 gam, suy ra số mol của BaCl2 là: n = 0,06 mol
Phương trình phản ứng:
K2SO4 + BaCl2 → 2KCl + BaSO4
Xét tỉ lệ: = = 0,02 < = 0,06 mol
K2SO4 phản ứng hết, BaCl2 còn dư
Tính toán theo số mol Na2SO4
Khối lượng KCl là: mKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam
Khối lượng BaSO4 là: m = 0,02.233 = 4,66 gam
Vì phản ứng sinh ra chất kết tủa nên
mdd sau phản ứng = mcác dd trước phản ứng - mBaSO4 = 34,8 + 62,4 – 4,66 = 92,54 gam
Vậy nồng độ phần trăm của KCl là
C% = = 3,22%
Câu 3: Cho 100 ml dung dịch NaOH 2,4M phản ứng vừa đủ V (ml) dung dịch H2SO4 60% (D = 1,222 g/ml), biết phương trình phản ứng là:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Tính V?
A. 14,06 ml.
B. 16,04 ml.
C. 15 ml.
D. 13 ml.
Hướng dẫn giải:
nNaOH = CM.V = 0,1.2,4 = 0,24 mol
Phương trình phản ứng:
Khối lượng H2SO4 phản ứng là: m = 0,12.98= 11,76 gam
Khối lượng dung dịch H2SO4 60% đã dùng là:
= 19,6 gam
Thể tích dung dịch H2SO4 là: V = = 16,04 ml
Đáp án B
Câu 4: Cho dung dịch NaOH 40% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 20%. Đun nóng trong không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng (coi nước bay hơi trong quá trình đun nóng không đáng kể).
A. 16,07%.
B. 17,06%.
C. 15%.
D. 18%.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓
Lấy 100 gam dung dịch NaOH 40%
Khối lượng NaOH là 40 gam, suy ra số mol NaOH là: n = 1 mol
Số mol FeCl2 phản ứng là: n = 0,5 mol
Suy ra khối lượng FeCl2 là: m = 0,5.127 = 63,5 gam
Khối lượng dung dịch FeCl2 20% là: mdd = = 317,5 gam
Khối lượng NaCl là: mNaCl = 1.58,5 = 58,5 gam
Khối lượng Fe(OH)3 bằng: 0,5.107 = 53,5 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: 100 + 317,5 – 53,5 = 364 gam
Nồng độ phần trăm của NaCl là: C% = = 16,07%
Đáp án A
Câu 5: Cho 400 gam dung dịch KOH 44,8% tác dụng vừa đủ với 600ml gam dung dịch HCl. Tính nồng độ KCl thu được sau phản ứng.
A. 23,84%.
B. 28,34%.
C. 14,84%.
D. 18,84%.
Hướng dẫn giải:
Ta có mKOH = 400.44,8% = 179,2 gam suy ra số mol của KOH là: nKOH = 3,2 mol
Phương trình phản ứng:
Ta có: nHCl = 16,4 mol
Suy ra HCl dư
Theo phương trình phản ứng ta có nKOH = nHCl = 3,2 mol
Suy ra mKCl = 3,2.74,5 = 238,4 gam
mdd = 400 + 600 = 1000 ml
Vậy nồng độ của KCl là: C% = = 23,84%
Đáp án A
Câu 6: Trộn 100 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh. Thêm từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,2M vào dung dịch A thấy quỳ trở lại màu tím. Tính giá trị a.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
= 0,1a mol
= 0,3.0,4 = 0,12 mol
nHCl = 0,2.0,2 = 0,04 mol
Các phản ứng:
2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O (1)
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O (2)
Sau phản ứng (2) thì quỳ tím không đổi màu nên như vậy Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 2 axit, sản phẩm thu được chỉ gồm các muối.
Dựa vào tỉ lệ 2 phương trình phản ứng, ta có:
Suy ra 0,12 = 0,5.0,1a + 0,5.0,04
Vậy a = 2
Đáp án B
Câu 7: Trộn lẫn 400 ml dung dịch NaHSO4 4M với 400 ml dung dịch NaOH 8M được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu, cho phương trình phản ứng: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O.
A. 291,2g.
B. 21,92g.
C. 29,12g.
D. 30,01g.
Hướng dẫn giải:
nNaHSO4 = CM.V = 0,4.4 = 1,6 mol
nNaOH = CM.V = 8.0,4 = 3,2 mol
Phương trình phản ứng:
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Xét tỉ lệ: = 1,6 < = 3,2
Suy ra NaHSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư
Nên tính số mol sản phẩm theo NaHSO4; chất rắn khan thu được sau phản ứng gồm Na2SO4 và NaOH dư.
Phương trình phản ứng:
Suy ra khối lượng Na2SO4 sinh ra là: = 1,6.142 = 227,2 gam
Khối lượng NaOH phản ứng là: mNaOH phản ứng = 1,6.40 = 64 gam
Suy ra khối lượng NaOH dư là:
mNaOH dư = mNaOH ban đầu – mNaOH phản ứng = 3,2.40 – 64 = 64 gam
Suy ra khối lượng chất rắn khan thu được sau phản ứng là:
mrắn khan = + mNaOH dư = 227,2 + 64 = 291,2 gam.
Đáp án A
Câu 8: Cho 400 gam dung dịch NaOH 40% tác dụng vừa đủ với 300 gam HCl, phản ứng sinh ra NaCl và nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl ban đầu.
A. 14,02%.
B. 42,04%.
C. 48,67%.
D. 20,00%.
Hướng dẫn giải:
Khối lượng NaOH là: 400.40% = 160 gam suy ra số mol của NaOH là: n = 4 mol
Phương trình phản ứng:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Số mol HCl là: 4 mol
Khối lượng HCl là: mHCl = 4.36,5 = 146 gam
Suy ra nồng độ của HCl ban đầu là:
C% = = 48,67%
Đáp án C
Câu 9: Cho dung dịch KOH 22,4% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 5%. Đun nóng trong không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng (coi nước bay hơi trong quá trình đun nóng không đáng kể).
A. 4,02%.
B. 2,04%.
C. 10,04%.
D. 5,08%.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 ↓+ 2KCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓
Lấy 100 gam dung dịch KOH 22,4%
Khối lượng KOH là 22,4 gam, suy ra số mol KOH là: n = 0,4 mol
Số mol FeCl2 phản ứng là: n = 0,2 mol
Suy ra khối lượng FeCl2 là: m = 0,2.127 = 25,4 gam
Khối lượng dung dịch FeCl2 5% là: mdd = = 508 gam
Khối lượng KCl là: mKCl = 0,4.74,5 = 29,8 gam
Khối lượng Fe(OH)3 bằng: 0,2.107 = 21,4 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: 100 + 508 – 21,4 = 586,6 gam
Nồng độ phần trăm của KCl là: C% = = 5,08%
Đáp án D
Câu 10: Cho 250 ml dung dịch KOH 1M phản ứng vừa đủ V (ml) dung dịch H2SO4 50% (D = 1,02 g/ml). Tính giá trị của V.
A. 24,02.
B. 22,04.
C. 10,04.
D. 20,00
Hướng dẫn giải:
nKOH = CM.V = 0,25.1 = 0,25 mol
Phương trình phản ứng:
Khối lượng H2SO4 phản ứng là: m = 0,125.98= 12,25 gam
Khối lượng dung dịch H2SO4 50% đã dùng là:
= 24,5 gam
Thể tích dung dịch H2SO4 là: V = = 24,02 ml
Đáp án A
B. Lý thuyết Pha trộn hai dung dịch có xảy ra phản ứng với nhau
Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định dung dịch sau cùng (sau khi trộn) có chứa chất nào:
Xác định công thức chất tan mới, số lượng chất tan mới. Cần chú ý khả năng có chất dư (do chất ban đầu không tác dụng hết) khi tính toán.
- Bước 2: Xác định lượng chất tan (khối lượng hay số mol) có chứa trong dung dịch sau cùng.
+ Lượng chất tan sau phản ứng gồm: sản phẩm phản ứng và các chất tác dụng còn dư.
+ Lượng sản phẩm phản ứng tính theo phương trình phản ứng phải dựa vào chất tác dụng hết, tuyệt đối không được dựa vào chất tác dụng cho dư.
- Bước 3: Xác định lượng dung dịch mới (mdd hay Vdd)
+ mdd = Tổng khối lượng các chất đem trộn – khối lượng chất kết tủa hoặc khí trong phản ứng
+ Nếu biết khối lượng riêng của dung dịch mới (Dddm):
Vddm =
+ Nếu không biết khối lượng riêng dung dịch mới, phải giả sử sự hao hụt thể tích do sự pha trộn dung dịch là không đáng kể
Vddm = Tổng thể tích các chất lỏng ban đầu đem trộn