Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 8 :Bài tập Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Hoá học 8: Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước
A. Bài tập Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước
I. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy nêu cách pha chế 100 ml dung dịch NaOH 0,5M từ dung dịch NaOH 2M.
Hướng dẫn giải:
Số mol chất tan có trong 100 ml dung dịch NaOH 0,5M là:
nNaOH = CM.V = = 0,05 mol
Thể tích dung dịch NaOH 2M chứa 0,05 mol NaOH là:
V = = 0,025 lít = 25 ml.
Cách pha chế: Đong lấy 25 ml dung dịch NaOH 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 200 ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100 ml và khuấy đều, ta được 100 ml dung dịch NaOH 0,5M.
Ví dụ 2: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy nêu cách pha chế 200 gam dung dịch BaCl2 4% từ dung dịch BaCl2 10%
Hướng dẫn giải:
Khối lượng BaCl2 có trong 200 gam dung dịch BaCl2 4% là:
mct = = 8 gam
Khối lượng dung dịch BaCl2 ban đầu có chứa 8 gam BaCl2 là:
mdd = = = 80 gam
Khối lượng nước cần dùng để pha loãng là:
= 200 – 80 = 120 gam.
Cách pha chế:
+ Cân lấy 80 gam dung dịch BaCl2 10% ban đầu đổ vào cốc có dung tích 500 ml
+ Cân lấy 120 gam nước cất đổ vào cốc đựng dung dịch BaCl2 trên, khuấy đểu ta được 200 gam dung dịch BaCl2 4%.
Ví dụ 3: Muốn pha 150 ml dung dịch CuSO4 nồng độ 3M từ dung dịch CuSO4 6M thì thể tích dung dịch CuSO4 6M cần lấy là
Hướng dẫn giải:
Số mol CuSO4 có trong 150 ml dung dịch CuSO4 3M là:
n = CM.V = = 0,45 mol
Thể tích dung dịch CuSO4 6M chứa 0,45 mol CuSO4 là:
V = = 0,075 lít = 75 ml.
II. Bài tập tự luyện
Câu 1: Muốn pha 250 ml dung dịch MgSO4 nồng độ 2M từ dung dịch MgSO4 8M thì thể tích dung dịch MgSO4 8M cần lấy là
A. 61,5 ml
B. 62 ml
C. 62,5 ml
D. 63 ml
Hướng dẫn giải:
Số mol MgSO4 có trong 250 ml dung dịch MgSO4 2M là:
n = CM.V = = 0,5 mol
Thể tích dung dịch MgSO4 8M chứa 0,5 mol MgSO4 là:
V = = 0,0625 l = 62,5 ml
Đáp án C
Câu 2: Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là
A. 40 gam
B. 50 gam
C. 60 gam
D. 70 gam
Hướng dẫn giải:
Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 2% là:
mHCl = = 6 gam
Khối lượng dung dịch HCl 12% có chứa 6 gam HCl là:
mdd = = 50 gam
Đáp án B
Câu 3: Muốn pha 90 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 3M từ dung dịch H2SO4 9M thì thể tích dung dịch H2SO4 9M cần lấy là
A. 30 ml
B. 35 ml
C. 40 ml
D. 45 ml
Hướng dẫn giải:
Số mol H2SO4 có trong 90 ml dung dịch H2SO4 3M là:
n = CM.V = = 0,27 mol
Thể tích dung dịch H2SO4 9M chứa 0,27 mol H2SO4 là:
V = = 0,03 lít = 30 ml
Đáp án A
Câu 4: Muốn pha 150 gam dung dịch K2CO3 3,68% từ dung dịch K2CO3 8% thì khối lượng dung dịch K2CO3 8% cần lấy là
A. 69 gam
B. 70 gam
C. 71 gam
D. 72 gam
Hướng dẫn giải:
Khối lượng K2CO3 có trong 150 gam dung dịch K2CO3 3,68% là:
= 5,52 gam
Khối lượng dung dịch K2CO3 8% có chứa 5,52 gam K2CO3 là:
mdd = = 69 gam
Đáp án A
Câu 5: Muốn pha 350 ml dung dịch NaCl nồng độ 1M từ dung dịch NaCl 7M thì thể tích dung dịch NaCl 7M cần lấy là
A. 20 ml
B. 30 ml
C. 40 ml
D. 50 ml
Hướng dẫn giải:
Số mol NaCl có trong 350 ml dung dịch NaCl 1M là:
n = CM.V = = 0,35 mol
Thể tích dung dịch NaCl 7M chứa 0,35 mol NaCl là:
V = = 0,05 lít = 50 ml
Đáp án D
Câu 6: Muốn pha chế 500 gam dung dịch Na2CO3 2,5% từ dung dịch Na2CO3 12,5% thì cần thêm số gam nước là
A. 350 gam
B. 400 gam
C. 450 gam
D. 500 gam
Hướng dẫn giải:
Khối lượng Na2CO3 có trong 500 gam dung dịch Na2CO3 2,5%là:
mct = = 12,5 gam
Khối lượng dung dịch Na2CO3 12,5% có chứa 12,5 gam Na2CO3 là:
mdd = = 100 gam
Khối lượng nước cần thêm là: mnước = 500 – 100 = 400 gam
Đáp án B
Câu 7: Để pha chế 400 ml dung dịch Ca(OH)2 5M từ dung dịch Ca(OH)2 10M thì thể tích dung dịch Ca(OH)2 10M cần lấy là
A. 100 ml
B. 200 ml
C. 300 ml
D. 400 ml
Hướng dẫn giải:
Số mol Ca(OH)2 có trong 400 ml dung dịch Ca(OH)2 5M là:
n = CM.V = = 2 mol
Thể tích dung dịch Ca(OH)2 10M chứa 2 mol Ca(OH)2 là:
V = = 0,2 lít = 200 ml
Đáp án B
Câu 8: Có 120 gam dung dịch KCl 10%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch chỉ còn 60 gam?
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 25%
Hướng dẫn giải:
Khối lượng KCl có trong cung dịch là: mct = = 12 gam
Nồng độ dung dịch sau khi cô đặc là:
C%sau = = 20%
Đáp án C
Câu 9: Muốn pha 300 ml dung dịch BaCl2 4M từ dung dịch BaCl2 6M thì thể tích dung dịch BaCl2 6M cần lấy là
A. 50 ml
B. 100 ml
C. 200 ml
D. 300 ml
Hướng dẫn giải:
Số mol BaCl2 có trong 300 ml dung dịch BaCl2 4M là:
n = CM.V = = 1,2 mol
Thể tích dung dịch BaCl2 6M chứa 1,2 mol BaCl2 là:
V = = 0,2 lít = 200 ml
Đáp án C
Câu 10: Muốn pha chế 450 gam dung dịch KOH 3,5% từ dung dịch KOH 10,5% thì cần thêm số gam nước là
A. 300 gam
B. 310 gam
C. 320 gam
D. 330 gam
Hướng dẫn giải:
Khối lượng KOH có trong 450 gam dung dịch KOH 3,5% là:
mct = = 15,75 gam
Khối lượng dung dịch KOH 10,5% có chứa 15,75 gam KOH là:
mdd = = 150 gam
Khối lượng nước cần thêm là: mnước = 450 – 150 = 300 gam.
Đáp án A
Câu 11: Pha loãng axit bằng cách rót từ từ 20 g dung dịch H2SO4 50% vào nước và sau đó thu được 50 g dung dịch H2SO4. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng
A. 10%
B. 20%
C. 30%
D. 40%
Lời giải:
Đáp án B
Khối lượng chất tan không đổi và bằng: mct = = 10 g
Nồng độ phần trăm dung dịch sau khi pha loãng là: C% = .100% = 20%
Câu 12: Muốn pha 250 gam dung dịch CuSO4 5% từ dung dịch CuSO4 20% thì khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là:
A. 62,0 gam.
B. 62,5 gam.
C. 64,5 gam.
D. 65,0 gam.
Lời giải:
Đáp án B
Khối lượng CuSO4 có trong 250 g dung dịch CuSO4 5% là:
mCuSO4 = = 12,5 g
Khối lượng dung dịch CuSO4 20% có chứa 12,5 g CuSO4 là:
mdd = = 62,5 g
Câu 13: Muốn pha 350 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là:
A. 175 ml.
B. 180 ml.
C. 200ml.
D. 210 ml.
Lời giải:
Đáp án A
Số mol NaOH có trong 350 ml dung dịch NaOH 1M là:
n = CM.V = 1. = 0,35 mol
Thể tích dung dịch NaOH 2M chứa 0,35 mol NaOH là:
V = = 0,175 lít = 175 ml
B. Lý thuyết Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước
1. Pha loãng một dung dịch theo nồng độ mol cho trước
Cho nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy pha chế V2 (ml) dung dịch A có nồng độ CM2 (M) từ dung dịch A có nồng độ CM1 (M).
+ Bước 1: Tính số mol chất tan có trong V2 (ml) dung dịch A nồng độ CM2 (M)
Công thức: n = CM2.V2 (mol)
+ Bước 2: Tính thể tích dung dịch A nồng độ CM1 (M)
Công thức: V1 = (lít)
+ Bước 3: Tính thể tích nước cần thêm vào: Vnước = V2 – V1
2. Pha loãng một dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước
Cho nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy pha chế (gam) dung dịch A có nồng độ C2% từ dung dịch A có nồng độ C1%
+ Bước 1: Tính khối lượng chất tan có trong (gam) dung dịch A nồng độ C2%
Công thức: mct = (gam)
+ Bước 2: Tính khối lượng dung dịch A ban đầu có chứa mct (gam)
Công thức:
+ Bước 3: Tính khối lượng nước cần thêm vào: mnước =