Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh 6
Tuần 28 – Tiết 56:
Ngày soạn: 16/03/2012
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giải thích được vì sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai trò quan
trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp
phần điều hòa khí hậu và giảm ô nhiễm môi trường.
2. Kỹ năng: Quan sát và phân tích, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ thực vật bằng các hành động cụ thể.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ; H46.1
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (10’)
- Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu?
- Cây trồng khác với cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó ? Cho vài ví
dụ cụ thể?
- Hãy kể tên 1 số cây đã được cải tạo cho phẩm chất tốt.
2. Giới thiệu: Ta đã biết thực vật nhờ quang hợp mà có vai trò quan trọng trong việc
tổng hợp thức ăn nuôi sống các sinh vật khác. Nhưng vai trò của thực vật không chỉ
có thế. Chúng còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường.
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbônic và ôxi
trong không khí được ổn định? (12’)
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giáo án Sinh 6
- GV treo tranh vẽ hình 46.1 Sgk, yêu cầu học sinh quan sát, chú ý chiều mũi tên chỉ khí CO2 và O2trả lời câu hỏi. - Việc điều hoà lượng khí cacbônic và ôxi được thực hiện như thế nào? - Giả sử nếu không có thực vật trên trái đất thì điều gì sẽ xảy ra? - Nhờ đâu lượng khí CO2 và O2 trong không khí ổn định? - GV: Mỗi năm 1 ha rừng đã nhả vào không khí 16 – 30 tấn ôxi. Ôxi thoát ra được gió phát tán và khoảng không gian rộng lớn, duy trì sự sống ở mọi nơi. Vì vậy ta phải tích cực bảo vệ thực vật. |
- HS quan sát tranh, chú ý chiều mũi tên chỉ khí CO2 và O2. - HS: + Lượng oxi sinh ra trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật và động vật. + Khí cacbonic thải ra trong quá trình hô hấp và đốt cháy được thực vật sử dụng trong quang hợp. - HS: Nếu không có thực vật lượng khí CO2 tăng và lượng khí O2 sẽ giảm sinh vật không tồn tại được. - HS: Nhờ thực vật quang hợp. - HS ghi nhớ thông tin. |
Kết luận: Trong quá trình quang hợp thực vật lấy khí cacbonic và nhả khí ôxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí, duy trì sự sống của sinh vật trên trái đất. |
Hoạt động 2: Thực vật giúp điều hòa khí hậu. (10’)
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giáo án Sinh 6
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin và bảng so sánh khí hậu ở hai khu vực. - Tại sao trong rừng rậm râm mát còn ở bãi trống nóng và nắng gắt? - Tại sao bãi trống khô, gió mạnh, còn trong rừng ẩm, gió yếu? - Lượng mưa giữa hai nơi A và B khác nhau như thế nào? - Nguyên nhân nào khiến khí hậu giữa hai nơi A và B khác nhau? Từ đó rút ra kết luận gì? |
- HS nghiên cứu bảng, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS: Trong rừng tán lá rậm, ánh sáng khó lọt xuống dưới râm mát. Bãi trống không có cây nóng, nắng gắt. - HS: Trong rừng cây thoát hơi nước và cản gió rừng ẩm và gió yếu. Bãi trống thì ngược lại. - HS: Lượng mưa cao hơn ở nơi có rừng. - HS: Nguyên nhân là do sự có mặt của thực vật làm ảnh hưởng đến khí hậu. - HS: Thực vật có vai trò điều hòa khí hậu. |
Kết luận: Thực vật có tác dụng cản bớt ánh sáng, tốc độ gió, nên thực vật góp phần rất lớn trong việc điều hòa khí hậu. |
Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường. (8’)
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường? - Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu? - Tại sao phải trồng nhiều cây xanh trong khu vực nhà máy? - Biện pháp nào giảm bớt ô nhiễm môi trường? |
- HS lấy ví dụ. - HS: do hoạt động của con người. - HS giải thích được: lá cây ngăn bụi, khí độc, diệt 1 số vi khuẩn, giảm nhiệt độ môi trường. - HS: Cần trồng nhiều cây xanh. |
Giáo án Sinh 6
- Ngoài những lợi ích trên, thực vật còn có lợi ích gì với môi trường nữa không? - Vào những ngày nắng nóng, khi đi trên những con đường rợp bóng cây xanh và những con đường trơ trụi không một bóng cây. Em cảm thấy có khác nhau không? Khác nhau thế nào? Tại sao? |
- HS:tán lá giúp giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực khi trời nóng. - HS dựa vào kiến thức thực tế để trả lời. |
Kết luận: Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng núi thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt 1 số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường. |
4. Kiểm tra, đánh giá: (4’)
- Học sinh đọc phần khung kết luận.
- Trả lời câu hỏi:
a/ Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí O2 và khí CO2 trong không khí?
Điều này có ý nghĩa gì?
b/ Thực vật có vai trò gì đối với điều hòa khí hậu?
c/ Tại sao người ta nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục “Em có biết?”
- Chuẩn bị bài : “Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước”
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................................
Giáo án Sinh 6
Giáo án Sinh 6