Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 31:
Ngày soạn: 12/12/2016
Ngày dạy:…………….
Chương V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ HS trình bày được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
+ Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
+ Nêu được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa
học của những biện pháp đó.
2.Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. GV:
+ Tranh vẽ hình 26.4 sgk, kẻ sẵn bảng sgk tr 88
+ Mẫu: Rau má, sào đất, củ gừng có mầm, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá bỏng, lá
hoa đá có mầm.
2. HS: Chuẩn bị 4 mẫu hình như hình 26.4 sgk theo nhóm. Ôn lại bài biến dạng của
thân, rễ. Kẻ bảng sgk tr 88 vào vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
Hãy kể tên các loại lá biến dạng? Lấy ví dụ minh họa? Ý nghĩa của chúng đối với
cây?
2. Bài mới:
Mở bài: Ở một số cây có hoa, rễ, thân lá ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có
thể tạo thành cây mới. Vậy những cây mới đó đã được hình thành như thế nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới
từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu mục sgk tr.87 ? Ở mỗi mấu thân của cây rau má có hiện tượng gì? Tách ra có thể thành 1 cây mới không? Vì sao? ? Củ gừng để nơi ẩm có tạo thành cây mới được không? Vì sao? ? Củ khoai lang để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao? ? Lá thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao? + GV cho HS các nhóm trao đổi kết quả. + GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trong vở bài tập. + GV chữa bài bằng cách gọi HS lên tự điềnvào từng mục trong bảng mà GV đã chuẩn bị sẵn GV gọi nhiều HS tham gia. |
+ Quan sát trao đổi mẫu kết hợp hình 26 sgk tr.87 trả lời 4 câu hỏi mục . - Có hiện tượng cây mới mọc ra. Tách thì có thể thành 1 cây con vì có đầy đủ các bộ phận của 1cây. - Có, vì củ gừng là thân rễ có các chồi nảy mầm cây mới. - Có, vì củ khoai lang là rễ củ chứa chất dinh dưỡng, trên củ khoai lang có mấu rất nhỏ là các chồi. - Có vì ở mấu lá có các chồi nhỏ. + Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. + HS nhớ lại kiến thức về các loại rễ, thân biến dạng kết hợp với câu trả lời của nhóm hoàn thành bảng ở vở bài tập. |
+ GV theo dõi bảng công bố kết quả nào đúng (để HS sửa). Kết quả nào chưa phù hợp thì gọi HS boå sung tieáp. |
+ Một số HS lên bảng điền vào từng mục HS khác quan sát bổ sung. |
|||||||||||||||||||||||||
Kết luận: Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng.
|
Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ GV yêu cầu HS hoạt động độc lập thực hiện yêu cầu mục sgk trang 88. + GV chữa bằng cách cho một vài HS lên đọcnhận xét. + Sau khi chữa bàiGV cho HS neâu khaùi nieäm sinh saûn sinh döôõng töï nhieân. + Giáo viên hỏi: - Trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên? - Tại sao diệt cỏ gấu, cỏ tranh (cỏ dại) rất khó? Vậy cần có biện pháp gì? Dựa trên cơ sở khoa học nào để diệt hết cỏ dại? |
+Xem lại bảng ở vở bài tập, điền từ vào chỗ trống các câu sgk. Yêu cầu: 1. sinh dưỡng; 2. thân bò; 3. lá; 4. rễ củ; 5. thân lá; 6. độ ẩm; 7. sinh dưỡng + Một vài HS đọc kết quảHS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. + Khái niệm: là khả năng tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡngsinh sản sinh dưỡng tự nhiên. + Hoa đá, cỏ tranh, cỏ gấu... + Vì cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Cần nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm dưới đất. Chỉ còn sót lại 1 mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới. |
Kết luận: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một
phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
Keát luaän chung: Goïi 12 HS đọc kết luận chung trang 88
3. Kiểm tra, đánh giá:
Trả lời câu 1, 2, 3, 4 sgk trang 88
4. Dặn dò:
+ Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
+ Ôn bài “vận chuyển các chất trong thân”, đọc trước bài mới.