Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Hiểu được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại có hại cây trồng và giải thích cơ sở
khoa học của những biện pháp đó.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Dạy chương mới
3. Bài mới : SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. |
||
Ở một số cây có hoa rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới. Vậy cây mới đó được hình thành như thế nào? |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - các biện pháp tiêu diệt cỏ dại có hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan |
||
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm -> trả lời câu hỏi mục SGK tr.87 - GV cho HS trao đổi kết quả - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trong vở -> sau đó lên hoàn thành bảng phụ GV đã chuẩn bị trước. - GV nhận xét -> yêu cầu HS rút ra kết luận. |
- HS hoạt động nhóm -> trả lời câu hỏi mục SGK tr.87 - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - Cá nhân HS nhớ lại kiến thức đã học về rễ, thân, lá biến dạng và kết quả thảo luận củ nhóm -> hoàn thành bảng |
1: Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hao Một số loại cây trong điều kiện thích hợp (đất ẩm, nơi ẩm…)có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) Nội dung bảng |
- HS rút ra kết luận. |
BẢNG HỌC TẬP
Tên cây | Sự tạo thành cây mới | ||
Mọc từ phần nào của cây? |
Phần đó thuộc loại CQ nào? |
Trong ĐK nào? | |
Rau má | Thân bò | Cơ quan sinh dưỡng | Có đất ẩm |
Gừng | Thân rễ | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm |
Khoai lang | Rễ củ | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm |
Lá thuốc bỏng |
Lá | Cơ quan sinh dưỡng | Đủ độ ẩm |
- GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành yêu cầu mục SGK tr.88 - GV gọi vài HS đọc kết quả -> nhận xét, sửa chữa -> cho HS hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - GV hỏi: 1. Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng? (GV có thể giới thiệu: |
- Cá nhân HS hoàn thành yêu cầu mục SGK tr.88 - HS đọc kết quả -> tự sửa chữa -> hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - HS trả lời: 1. Củ gừng, củ dong ta, lá trường sinh, cỏ tranh, cỏ gấu,…….. |
2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) |
cây hoa đá, cỏ gấu, cỏ tranh, sài đất,...) 2. Tại sao trong thực tế, tiêu diệt cỏ dại rất khó? Nêu biện pháp tiêu diệt cỏ dại và cơ sở khoa học của biện pháp đó? |
2. Muốn diệt cỏ dại phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất, vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần xót lại mẫu thân rễ từ đó cũng có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. |
Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,…. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. |
||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Khi đặt một mảnh lá vào đất ẩm trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp thì lá của cây nào dưới đây có thể mọc ra những cây non ? A. Thuốc bỏng B. Trầu không C. Bưởi D. Hồng Câu 2. Cây nào dưới đây không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ? A. Tre B. Gừng C. Cà pháo D. Sen Câu 3. Cây nào dưới đây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ ? A. Chuối B. Mồng tơi C. Xoài D. Cỏ tranh Câu 4. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng gì ? A. Lá B. Rễ củ C. Thân củ D. Thân rễ Câu 5. Cây nào dưới đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên khác với những cây còn lại ? A. Nghệ B. Trúc C. Sắn D. Dong ta Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản sinh dưỡng ? A. Sinh sản bằng thân rễ B. Sinh sản bằng lá C. Sinh sản bằng hạt D. Sinh sản bằng rễ củ |
Câu 7. Khi diệt cỏ dại, chúng ta cần lưu ý điều gì ? Vì sao ? A. Ngắt bỏ hết lá vì cỏ dại thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá. B. Nhổ bỏ tận gốc vì cỏ dại thường phát tán rất nhanh nhờ quá trình sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ. C. Cắt sát gốc vì cỏ dại không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và tốc độ tăng trưởng của chúng thì cực chậm. D. Tất cả các phương án đưa ra. Câu 8. Cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng A. rễ củ. B. thân rễ. C. thân bò. D. thân củ. Câu 9. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ ? A. Cam, na B. Cau, mía C. Cỏ gấu, tre D. Riềng, chuối Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ B. Cây chuối sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng rễ củ. C. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ. D. Cây bí đỏ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá. Đáp án
|
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm |
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò. sinh sản bằng lá mà em biết: 2. Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm cách nào? Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ? Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
Chia sẻ với người thân trong gia đình cách bảo quản khoai lang được lâu. |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối SGK
- Chuẩn bị cắm cành rau muống vào cốc, bát đất ẩm
- Ôn lại bài “Vận chuyển các chất trong thân”