Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 15:
Ngày soạn:06/10/2018
Ngày dạy:....................
Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU ?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học này HS cần phải:
- Qua thí nghiệm HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn.
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của việc bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện
tượng trong thực tế.
2. Kĩ năng: quan sát tranh, mẫu; so sánh, hoạt độnh nhóm.
3. Thái độ: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận thông tin, giải
quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: Năng lực trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 14.1, 14.2 SGK
- Ngọn bí đỏ, ngồng cải.
- Bảng phân loại thân cây.
2. Học sinh: cành một số loại cây: hoa hồng, râm bụt, rau đay, rau má, cây cỏ, cam,
ổi…
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
? Nêu cấu tạo ngoài của thân.
? Có mấy loại thân, cho ví dụ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm ghi nhanh kết quả lên bảng - Cho HS thảo luận nhóm 3 câu hỏi mục SGK tr.46 - Gọi 1 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm . - Gọi HS đọc thông tin SGK - Giải thích: + Khi bấm ngọn cây không cao được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá, chồi hoa phát triển. + Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu đối với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài. - Cho HS rút ra kết luận. |
- Báo cáo kết quả thí nghiệm. - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. - Đại diên nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - Đọc thông tin - Rút ra kết luận. |
Kết luận: thân dài ra do sự phân chia và lớn lên của té bào ở mô phân sinh ngọn. |
Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập mục SGK tr. 47 - Gọi các nhóm trả lời. ? Những loại cây nào thì bấm ngọn? Những loại cây nào thì tỉa cành? ? Vậy hiện tượng cắt thân cây ngót nhằm mục đích gì? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. ? Là HS em cần bảo vệ các cây xanh như thế nào? |
- Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi mục - Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung. - Trả lời. - Để tăng năng suất cây trồng. - Rút ra kết luận. |
Kết luận: + Bấm ngọn đối với nhũng loại cây lấy quả hạt, thân để ăn. + Tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, lấy sợi. |
Kết luận chung: HS đọc phần đóng khung cuối bài.
3. Kiểm tra, đánh giá:
Cho HS làm bài tập:
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ a,b,c…. ở đầu những câu đúng:
1: Cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn là:
a. Rau muống b. Rau cải c. Đu đủ d. Vải e. Hoa hồng g.
Mướp
* Đáp án: a,e,g
2: Cây được sử dụng biện pháp tỉa cành là:
a. Mây b. Xà cừ c. Mồng tơi d. Bí ngô e. Mía
* Đáp án: a,b,d,g
4. Dặn dò:
- Trả lời 3 câu hỏi, làm bài tập SGK trang 45
- Về nhà làm thí nghiêm theo hướng dẫn SGK trang 46.
- Học bài, làm bài tập, giải ô chữ, đọc mục: “Em có biết?”
- Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ.