Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giải thích nghĩa của từ "mặt trời" trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó: "Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ" (Viễn Phương)
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 1
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, khổ thơ thứ hai được bắt đầu từ hình ảnh “Mặt trời”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Có hai “mặt trời”: “mặt trời” trong câu thơ trên là hình ảnh thực, “mặt trời” trong câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ. Bác chính là mặt trời sáng rực, vừa thể hiện cái vĩ đại bất diệt, vừa sự sống cho nhân loại; vừa là mặt trời sáng rực của cách mạng vô sản… Lấy “mặt trời” để ví với Bác, nhà thơ thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 2
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“Mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ, còn một mặt trời khác “rất đỏ”. Bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 3
Ở khổ thơ thứ hai bài thơ “Viếng lăng Bác”, chúng ta theo chân Viễn Phương tiến dần vào lăng Bác. Trong không khí trang nghiêm ấy, nhà thơ chợt thấy hiện ra hình ảnh của mặt trời. Một mặt trời của vũ trụ luôn luôn luân chuyển không ngừng nghỉ ngày và đêm. Và từ đó, nhà thơ cũng chợt nhận ra “một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Nếu như mặt trời của vũ trụ mỗi ngày tỏa xuống nhân gian thứ ánh sáng ấm áp, thì Bác Hồ – mặt trời của dân tộc Việt Nam cũng đã và luôn tỏa ra một nguồn ánh sáng vĩ đại soi tỏ con đường cho dân tộc.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 4
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Nếu ánh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vẫn miệt mài “đi” bên Bác, vẫn dõi theo người, ánh mặt trời ấy mang sự sống, mang nguồn ánh sáng rực rỡ cho muôn loài trên thế gian. Thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, diệu kì và đẹp đẽ biết bao, Bác mang nguồn sáng của cách mạng soi rọi con đường giải phóng của dân tộc, là ánh sáng ấm áp trong mỗi trái tim chúng con. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, chứa chan niềm tôn kính của nhà thơ tới Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 5
Khổ thứ hai trong bài “Viếng lăng Bác” nói tới cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen, nhưng đem so sánh mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời “rất đỏ” làm nhớ đến trái tim, trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 6
Hai dòng thơ của Viễn Phương đều xuất hiện từ "Mặt Trời". Thế nhưng mỗi từ "Mặt Trời" lại có ý nghĩa khác nhau. Ở dòng thứ nhất, với các từ "ngày ngày", "đi qua trên lăng", người đọc có thể hiểu "Mặt Trời" ở đây được dùng với nghĩa gốc - chỉ một thiên thể. Ở dòng thơ thứ hai, "Mặt Trời" không còn là từ với nghĩa gốc mà đã trở thành một từ mang nghĩa tạm thời của ngữ cảnh. Không có một Mặt Trời thiên thể nào thực sự ở trong lăng cả! Đó chỉ là cách nói ẩn dụ về Bác Hồ cũng đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam và mãi mãi bất tử. Cách nói ấy cho thấy Mặt Trời vĩnh hằng, và Bác Hồ cũng vĩnh hằng như vậy.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 7
Vẫn là trên đường vào lăng Bác và tâm trạng của tác giả vẫn đang dâng trào sự xúc động. Ở đây, tác giả bất chợ đưa ra một sự ẩn dụ thật độc đáo. Khi thấy mặt trời đi qua trên lăng, nhà thơ nghĩ ngay đến hình ảnh Bác Hồ. Ông ví Bác như một mặt trời đang nằm trong lăng. Nếu như mặt trời thực kia mang tới sự sống cho Trái đất, muôn loài thì mặt trời ẩn dụ là Bác Hồ cũng mang tới cho dân tộc Việt sự trường tồn và hạnh phúc. Thật là một lối ẩn dụ hết sức chính xác và thuyết phục. Khiến độc giả chỉ cần đọc một lần và ấn tượng mãi không quên.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 8
Khổ thơ thứ hai được bắt đầu từ hình ảnh “Mặt trời”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Có hai “mặt trời”: “mặt trời” trong câu thơ trên là hình ảnh thực, “mặt trời” trong câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ. Bác chính là mặt trời sáng rực, vừa thể hiện cái vĩ đại bất diệt, vừa sự sống cho nhân loại; vừa là mặt trời sáng rực của cách mạng vô sản... Lấy “mặt trời” để ví với Bác, nhà thơ thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 9
Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ. nhưng mặt trời trong lăng còn nhận ra một mặt trời khác “rất đỏ”. Một hình ảnh nhân hóa chan chứa biết bao sự đáng kính đối với Bác Hồ vĩ đại. bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 10
Đến gần lăng Bác, xếp hàng vào viếng thì tác giả có thêm nhiều cảm xúc mới.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Hai câu thơ sinh động với nhiều hình ảnh gợi cảm được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau. Một mặt trời thực đi qua trên lăng, là mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. Từ mặt trời thật ấy, một mặt trời ẩn dụ khác hiện ra trong lăng rất đỏ. Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời. Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. Bác soi sáng đường cho dân tộc ta đi, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập của Tổ quốc. Bác giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ, trở thành một con người tự do để bây giờ được hạnh phúc. Công lao của Bác đối với dân tộc ta cũng như mặt trời, to lớn không kể xiết. Bác là một mặt trời. Cái ẩn dụ mặt trời ở đây không biết đã đủ nói về Bác? Không, nếu nói Bác là mặt trời thì phải nhấn mạnh thêm cho rõ các đặc tính của vầng mặt trời ấy: rất đỏ. Cái mặt trời đang tỏa sáng trên cao kia, cái mặt trời của thiên nhiên, tượng trưng của nguồn nóng, nguồn sáng, nguồn sự sống ấy, không phải bao giờ cũng nguyên vẹn thế đâu, không phải lúc nào cũng ấm nóng! Vầng mặt trời ấy có thể bị bóng đêm lấn át. Nhưng vầng mặt trời Bác Hồ của ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi mãi là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam. Hôm nay có hai mặt trời chiếu rọi trên đường đời: một mặt trời tỏa sáng trước mặt, một mặt trời tỏa sáng tâm hồn… Như mặt trời kia, Bác thuộc về vĩnh cửu. Bác sẽ sống mãi trong lòng mỗi con người Việt Nam.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 11
Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của tác giả Viễn Phương. Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi lòng tha thiết của người con khi đứng trước lăng Bác mà còn làm cho chúng ta hiểu hơn, thêm yêu quý hơn hình ảnh Bác Hồ ngay cả khi Bác đã yên nghỉ. Nổi bật trong bài thơ chính là hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Hai câu thơ có đến hai mặt trời. Mặt trời thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, mang lại ánh sáng và sự sống cho vạn vật trên Trái Đất. Mặt trời ấy lan tỏa ánh sáng đi muôn nơi và là một yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống con người. Mặt trời trong khổ thơ thứ hai là mặt trời ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại đã có công giải phóng đất nước. Tuy giờ đây Bác đã yên nghỉ nhưng xung quanh Bác vẫn tỏa ra ánh sáng của độc lập tự do, của tinh thần yêu nước, của một con người đã dành cả cuộc đời cho cách mạng nước nhà. Ngày ngày mặt trời nhìn mặt trời trong lăng, mặt trời trong lăng còn đỏ hơn mặt trời đi trên nóc nhà kia - ánh sáng của tình yêu dành cho dân tộc.
Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung và nghệ thuật vô cùng tinh tế, đặc sắc. Dưới nét bút của tác giả Viễn Phương, người đọc dễ dàng hình dung ra tầm vóc lớn lao của Bác. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 12
Một bức tranh đẹp và ngập tràn ánh nắng thật bình yên. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 13
Hình ảnh ẩn dụ trong bài hình ảnh “mặt trời” – hình ảnh của Bác Hồ. Mặt trời của thiên nhiên đem tới nguồn sáng, hạnh phúc soi đường cho toàn dân tộc. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ trở nên thật đẹp, tạo ấn tượng sâu sắc, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác.
Tác giả xây dựng hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác, thể hiện được sự tôn trọng, kính mến của tác giả và toàn dân đối với Bác – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Đoạn văn Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ - mẫu 14
Mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội một cách đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng với cả người nói và người nghe. Với người nói, ngữ cảnh là cơ sở để dùng câu, lựa chọn từ ngữ tạo thành câu nói. Tương tự, người nói cũng cần dựa vào ngữ cảnh để có thể lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung và mục đích mà người nói muốn truyền tải. Lấy ví dụ như trong bốn câu thơ ở bài tập số một, nếu không xác định ngữ cảnh bài thơ là lời của người con hướng tới mẹ thì ta không thể giải nghĩa được từ “quả” hay “quả non xanh” là để chỉ người con còn non nớt bé bỏng, thiếu kinh nghiệm sống chưa thể giúp đỡ hay đền đáp công lao người mẹ.