TOP 30 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học

Tải xuống 3 3.6 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 1

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta đó là truyền thống yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại bùng lên mạnh mẽ. Nó kết thành một làn sóng đấu tranh. Từ trong quá khứ chúng ta đã có những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… Đến ngày nay thì dân ta vẫn đoàn kết một lòng để dánh giặc. Từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến trẻ nhỏ, từ đồng bào miền xuôi đến miền ngược, từ công nhân nông dân đến đồng bào điền chủ,…Tất cả đều một lòng quyết tâm bảo vệ đất nước trong lúc nguy nan. Có thể nói tinh thần yêu nước của nhân dân ta giống như những thứ quý giá và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Tính mạch lạc trong văn bản: luận điểm là Văn bản Tinh thần yêu nước củ nhân dân ta đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta. Các câu trong đoạn văn đi triển khai luận điểm.
- Các biện pháp liên kết được sử dụng trong văn bản: phép thế, phép lặp.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 2

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.
- Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc.
- Biện pháp liên kết: phép lặp (Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ - Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng – ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…)

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 3
Sau khi học xong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh, em được hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là những năm tháng tất cả đều có một lòng nồng nàn yêu nước, thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến chống Pháp. Bài viết Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn, nhưng đầy đủ. Cái đầy đủ ở đây là đầy đủ về việc nêu lên được lòng yêu nước của con người Việt Nam từ xa xưa đến hiện tại của bài viết. "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ra ngày trước". Cái "ngày nay" trong văn bản của Bác Hồ và hiện tại cuộc sống là hai thời điểm khác nhau. Nhưng em tin rằng, câu văn đó cũng sẽ đúng cả với những người Việt Nam hiện đại.
- Tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn em viết:
+ Tính mạch lạc: Tất cả các câu trong đoạn văn đều nhằm nói về cảm nhận của em sau khi học xong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn:
+ Phép thế: "Những năm tháng tất cả đều có một lòng nồng nàn yêu nước, thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến chống Pháp" thay thế cho "một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc".
+ Phép lặp: Lặp từ "công việc", "đầy đủ", "ngày nay".
+ Phép nối: Sử dụng các từ ngữ có chức năng nối giữa các câu: "Đó là", "Nhưng".
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 4

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản đặc sắc cho thấy tài năng nghị luận của Bác đồng thời khẳng định truyền thống yêu nước từ bao đời nay của nhân dân ta. Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Bằng hệ thống luận điểm thuyết phục đi kèm lí lẽ dẫn chứng xác đáng, Bác Hồ đã làm nổi bật được truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam ta – truyền thống yêu nước thương nòi.
=> Tính mạch lạc và các biện pháp liên kết trong đoạn văn:
Đoạn văn nêu lên cảm nghĩ về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu mở đoạn khẳng định giá trị về nghệ thuật và nội dung của văn bản. Những câu sau bàn về lòng yêu nước để cuối cùng khẳng định lại tài năng lập luận của Bác và giá trị mà văn bản mang lại.
- Phép lặp: tinh thần yêu nước
- Phép thế: tinh thần yêu nước – nó – đó; truyền thống yêu nước thương nòi - truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam ta.
- Phép nối: Cũng như bao truyền thống khác…; Nói cho cùng thì…; Và đó…


Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 5

Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp người đọc hiểu được lối sống giản dị của Bác. Trước hết, tác giả đưa ra nhận định chung về đức tính giản dị của Bác: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Về nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ, đồ đạc trong phòng cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Bác yêu thương người dân như người thân trong gia đình. Cuối cùng tác giả khẳng định tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam. Có thể thấy, văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” vừa có những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành.
=> Tính mạch lạc và liên kết:
- Các câu văn đều bình luận về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Phép liên kết được sử dụng:
• Phép nối: “Trước hết… Tiếp đến… Cuối cùng…”

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 6

Đoạn trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp người đọc hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mở đầu đoạn trích, tác giả đã đưa ra nhận định chung về tinh thần yêu nước một cách ngắn gọn, cụ thể: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Lời khẳng định khiến chúng ta thêm tự hào. Tiếp theo với hình ảnh so sánh: “Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”, Bác đã cho thấy sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước. Và để tiếp tục minh chứng cho tinh thần yêu nước là những dẫn chứng cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại. Cuối cùng, Bác đã đưa ra nhiệm vụ dành cho nhân dân Việt Nam. Hình ảnh so sánh độc đáo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” cho thấy tầm quan trọng của lòng yêu nước. Với vai trò như vậy, Bác yêu cầu mọi người cần “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Có nghĩa là tinh thần yêu nước phải được thể hiện qua các hành động cụ thể, thiết thực. Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” quả là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
=> Tính mạch lạc và liên kết:
- Các câu văn đều nói thể hiện đánh giá, cảm nghĩ về văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Các phép liên kết được sử dụng:
• Phép lặp: tinh thần yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
• Phép nối: “Tiếp theo…”; “Và…”

• Phép thế: “Tác giả”, “Bác”, “Người” thay cho “Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 7

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 8

Tôi đặc biệt ấn tượng với văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”. Qua văn bản này, Đinh Trọng Lạc đã phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Từ đó, người đọc sẽ có thêm những hiểu biết về bài thơ cũng như về tác giả. Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là một văn bản nghị luận tuy có phần ngắn gọn nhưng giàu giá trị.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 9

Văn bản “Thánh Gióng tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước” đã giúp tôi hiểu hơn về truyền thuyết Thánh Gióng. Qua văn bản, tác giả đã làm rõ những giá trị của truyền thuyết Thánh Gióng trên nhiều phương diện. Về sự ra đời, mẹ Gióng có thai không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, mang thai mười hai tháng rồi mới sinh nở. Sự sinh nở thần kì này vẫn thường thấy trong truyện dân gian. Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Tiếng nói đầu tiên cất lên là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Sức mạnh của Thánh Gióng được nuôi dưỡng từ những điều giản dị, từ sức mạnh của nhân dân. Khi giặc đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Gióng đánh giặc bằng cả cỏ cây đất nước. Nhân dân rất yêu mến đã bất tử hóa với non sông, đất nước. Chiến công của Gióng đã để lại cho quê hương nhiều chứng tích như. Tất cả như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền thống giữ nước của dân tộc. Văn bản ngắn gọn nhưng gửi gắm nhiều kiến thức giá trị.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 10

“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 11

Văn bản nghị luận để lại ấn tượng sâu sắc trong em là bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm. Văn bản được chia làm ba phần rõ ràng: phần một tác giả nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, phần hai là những khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay và cuối cùng là bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. Mục đích mà tác phẩm hướng đến là giúp cho người đọc hiểu hơn về việc đọc sách quan trọng như thế nào và thúc đẩy việc đọc sách trong giới trẻ.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 12

Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một tác phẩm nghị luận đặc sắc đã làm nổi bật những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Bằng hệ thống lí lẽ dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật nét đẹp của bài thơ , qua đó ta hiểu rõ hơn về những tình cảm của anh chiến sĩ dành cho người bà của mình.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 13

“Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” là một văn bản nghị luận văn học rất giá trị. Với văn bản này, tác giả đã làm rõ vẻ đẹp về thiên nhiên và con người sống ở vùng đất phương Nam. Những lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng một cách khoa học, chính xác. Bên cạnh đó, nhà văn còn đưa ra đánh giá, nhận định về truyện Đất rừng phương Nam để người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm này. Các phần nằm trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học - mẫu 14

“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống