TOP 30 Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi

Tải xuống 2 2.7 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 6 - 8 dòng trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Rồi ngày mai con đi" (Lò Cao Nhum).

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 1

Bài thơ Rồi ngày mai con đi là lời nhắn gửi tâm tình, động viên, cổ vũ của chủ thể trữ tình dành cho người con. Chủ thể trữ tình đã lường trước những khó khăn có thể xảy ra và khuyên người con hãy nhớ về những bài học đã được thầy cô dạy dỗ. Những kiến thức ấy sẽ là hành trang đi theo con trong suốt cuộc đời, sẽ mang lại cho con cơm ăn, áo mặc. Trên hết, tác giả mong rằng người con miền núi sẽ mang trong mình ý thức về nguồn cội để vững bước đi về phía trước, vươn ra với biển lớn với những phương trời rộng mở.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 2

Rồi ngày mai con đi là một bài thơ rất sâu sắc ý nghĩa của Lò Cao Nhum kể về lời căn dặn của sư thầy với đệ tử của mình khi xuống núi hòa nhập cộng đồng. Người thầy dự đoán trước những khó khăn con sẽ gặp phải khi con xuống núi, con sẽ nhanh nhẹn, mạnh mẽ hòa nhập tốt với cộng đồng. Tuy nhiên người thầy căn dặn con chớ quên mạch đá cội nguồn. Trên đường đời con đi gặp nhiều khó khăn vất vả, hãy nhớ về thầy, về nơi con đã sinh thành, bài học của thầy sẽ là ngon lửa giúp ấm lòng con, cho con vịn đứng lên sau vấp ngã. Qua đây chúng ta thấy được thầy là người có con mắt nhìn xa trông rộng, thương yêu, lo cho các con của mình.

Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi (6 mẫu)

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 3

Bài thơ Rồi ngày mai con đi là lời nhắn gửi cổ vũ, động viên của người thầy dành cho người con. Người thầy lường trước những điều có thể xảy ra như người con có thể bị vấp ngã, lạc lõng giữa ngã bảy, ngã mười hay sẽ ngỡ ngàng khi gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng... Những lần vấp ngã, thầy khuyên người con hãy nhớ về những bài học đã được thầy cô dạy dỗ. Những kiến thức ấy sẽ là hành trang đi theo con trong suốt cuộc đời, sẽ mang lại cho con cơm ăn, áo mặc. Trên hết, tác giả mong rằng người con miền núi sẽ mang trong mình ý thức về nguồn cội để vững bước đi về phía trước, vươn ra với biển lớn với những phương trời rộng mở.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 4

Bài thơ Rồi ngày mai con đi của tác giả Lò Cao Nhum là lời nhắn nhủ chân thành tha thiết của thế hệ đi trước khi thế hệ sau chuẩn bị lên đường khám phá thế giới, thực hiện những khát vọng cuộc đời. Xuyên suốt bài thơ là những lời căn dặn đầy dịu dàng đồng thời cũng vô cùng nghiêm khắc. Rằng khi đi ra thế giới rộng lớn ngoài kia, rồi con sẽ thấy đất khác, trời khác, sẽ gặp những người khác nhau, đỏ vàng đen trắng khó mà phân biệt nổi. Khi ấy, ngọn lửa mà người thầy năm xưa đã thắp lên trong tim con sẽ là ngọn hải đăng dẫn lối, chỉ cho con biết nên làm gì, động viên con tiếp tục cố gắng ra sao. Chỉ cần còn giữ ngọn lửa ấy trong tim, con nhất định sẽ đạt được lý tưởng đời mình. Cuối cùng, dù có đi đâu về đâu, cách xa nơi mình sống vạn dặm đường thì con nhất quyết không được quên đi “mạch đá cội nguồn”, quên đi gốc gác nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 5

Bài thơ Rồi ngày mai con đi là lời nhắn gửi của tác giả dành cho đứa con chưa trải sự đời của mình trước ngày nó bước vào đời. Những bài học khuyên răn rằng con hãy nhớ những gì thầy giảng dạy, nhớ lời dăn dò của cha mẹ bởi nó sẽ là hành trang theo con đến hết cuộc đời. Và đặc biệt, tác giả đặc biệt nhắc nhở người con dù có đi đâu, về đâu, làm gì cũng không được quên cội nguồn, gốc gác của chính mình, nó sẽ luôn dõi theo từng bước đi của con và nhắc nhở con về nguồn gốc của chính mình. Đây quả là một bài tâm sự đầy ý nghĩa và trữ tình.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 6

Có thể nói, bài thơ "Rồi ngày mai con đi" là một tác phẩm rất hay và dạt dào cảm xúc. Em thực sự xúc động trước những lời nói, dặn dò đầy tâm huyết của nhân vật trữ tình dành cho "con". Nhân vật trữ tình lường trước được mọi khó khăn, gian khổ mà con sẽ gặp khi xuống núi. Sau mỗi lần vấp ngã, con sẽ nhớ về người thầy thân yêu của mình. Nhân vật trữ tình cũng khẳng định với con rằng, những điều mà bố mẹ dành cho con chưa đủ để con đương đầu với thử thách. Muốn vững vàng hơn trước cuộc đời, con còn cần đến sự nhiệt huyết của người thầy. Kiến thức cùng tình yêu thương của thầy sẽ giúp con bước đi, khai mở những chân trời mới. Dù cho không gian bên ngoài có hấp dẫn, cuốn hút tới đâu, nhân vật trữ tình mong con luôn nhớ về quê hương, cội nguồn. Như vậy, thông qua các biện pháp tu từ độc đáo, nhà thơ đã gửi gắm cho người đọc bài học về lòng biết ơn đối với bố mẹ, thầy cô và quê hương.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 7

Trong toàn bộ văn bản "Rồi ngày mai con đi", em đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối cùng. Đây là những lời tâm huyết, chan chứa tình yêu thương mà nhân vật trữ tình muốn dặn dò, nhắn nhủ đến "con". Ngày mai, con sẽ xuống núi với hành trang đầu tiên của mình. Bằng biện pháp so sánh "đi như suối chảy về với biển", tác giả muốn diễn tả những điều thú vị, hấp dẫn ngoài kia sẽ cuốn con đi, sẽ làm con đắm chìm với không gian bao la, bát ngát. Thế nhưng, dù thế giới ấy có mê hoặc, lôi cuốn như thế nào thì con "chớ quên mạch đá cội nguồn", quên đi quê hương, nơi có bố mẹ, người thầy ở đó. Lời thơ chan chứa, dạt dào cảm xúc đã khơi gợi trong em những nỗi niềm khó tả, xúc động.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 8

Sau khi đọc "Rồi ngày mai con đi", em ấn tượng nhất với đoạn thơ từ "Bố mẹ cho con cán rìu, lưỡi hái" đến "Phía sau kia rộng mở nụ cười". Hình ảnh "mo cơm", "tay nải" ẩn dụ cho cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Trên hành trình phía trước, những thứ mà bố mẹ cho con chưa đủ để con đương đầu với khó khăn, trang trải cuộc sống. Thế nhưng, những kiến thức mà người thầy cần mẫn, thầm lặng "Chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách" đem đến sẽ là thứ giúp con vượt qua mọi thử thách cuộc đời. Có thể nói, đoạn thơ đã giúp em có những suy ngẫm sâu sắc hơn về công lao to lớn của người thầy. Từ đây, em càng thêm trân trọng, biết ơn những hi sinh, cống hiến thầm lặng của thầy cô.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 9

Điều em yêu thích nhất khi đọc bài thơ "Rồi ngày mai con đi" của tác giả Lò Cao Nhum là hình ảnh người thầy. Người thầy hiện lên với tấm lòng chân thành, nhiệt huyết dành cho nhân vật "con". Dáng "ngồi lặng lẽ sương khuya" đã để lại cho em những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người thầy thầm lặng. Giữa cái rét lạnh tê tái của núi rừng "Áo cổ lông không ngăn được rét rừng như chích", thầy vẫn cần mẫn, cặm cụi bên những trang giáo án "Chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách". Chính sự nhiệt huyết ấy đã trở thành ngọn lửa ấm nồng, soi sáng trái tim con. Những kiến thức mà thầy truyền giảng sẽ là hành trang để con bước đi trên cuộc đời, tự mình mở ra cơ hội mới. Hình ảnh người thầy trong tác phẩm thật đẹp đẽ biết bao!

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 10

Sau khi đọc bài thơ "Rồi ngày mai con đi", em vô cùng xúc động trước lời dặn dò đầy tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho đứa con của mình. Nhân vật trữ tình nói về những khó khăn, trở ngại đang chờ đón khi con xuống núi. Đó chính là sự bao la, rộng lớn của đất trời. Cuộc sống ngoài kia sẽ khác hoàn toàn với nơi đây. Ở đó, con có cơ hội gặp gỡ nhiều người, được chứng kiến sự tấp nập, nhộn nhịp của "phố phường ngã bảy, ngã mười". Khoảnh khắc con vấp ngã cũng là lúc con nhớ về người thầy. Hành trang mà bố mẹ cho con không đủ để con mưu sinh, trang trải cuộc sống. Nhưng sự ấm áp, nhiệt huyết của người thầy "chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách" sẽ là thứ giúp con vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên đường đời. Với thể thơ tự do, từ ngữ giản dị, mang màu sắc địa phương cùng một số biện pháp tu từ độc đáo, nhà thơ đã gửi gắm cho em bài học về lòng biết ơn đối với thầy cô cũng như nhớ đến quê hương, cội nguồn.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 11

“Rồi ngày mai con đi” là một bài thơ tiểu biểu của Lò Cao Nhum. Nội dung của bài thơ kể về lời căn dặn của nhân vật trữ tình với nhân vật “con”. Với kinh nghiệm của bản thân, nhân vật trữ tình đã lường được điều mà con sẽ phải đương đầu như môi trường mới, thành phố mới nhiều màu sắc, lòng người đỏ đen… Khi đó, nhân vật “con” hãy nhớ đến những tình yêu thương, bài học mà người thầy đã truyền lửa cho con để cố gắng và bước tiếp. Khi con xuống núi hòa nhập với môi trường cộng đồng, con sẽ nhanh nhẹn, mạnh mẽ hòa nhập tốt với cộng đồng, thuận lợi như suối chảy về biển. Tuy nhiên, nhân vật trữ tình cũng căn dặn nhân vật “con” chớ quên mạch đá cội nguồn, tức là không được quên nơi con từng gắn bó và trưởng thành. Bài thơ đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc và suy tư.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 12

Đến với “Rồi ngày mai con đi” của Lò Cao Nhum, người đọc đã cảm nhận được nhiều bài học ý nghĩa. Bài thơ đã gửi gắm lời khuyên nhủ của nhân vật trữ tình với nhân vật “con”. Là một người từng trải, hiểu biết sâu rộng thì nhân vật trữ tình đã đoán được những điều có thể xảy ra ra khi nhân vật “con” xuống núi: bị vấp ngã, lạc lõng giữa ngã bảy, ngã mười hay ngỡ ngàng khi gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng… Từ đó, nhân vật trữ tình đưa ra lời khuyên nhủ “con” hãy nhớ về những bài học đã được thầy dạy. Tất cả sẽ cùng theo “con” trong suốt cuộc đời, giúp đỡ “con” trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Những điều bình dị nhưng lại mang ý nghĩa to lớn. Và “con” sẽ cần ý thức về nguồn cội để vững bước đi về phía trước, vươn ra với biển lớn với những phương trời rộng mở. Như vậy, bài thơ quả thật giàu ý nghĩa và giá trị.

Đoạn văn Trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu 13

Bài thơ “Rồi ngày mai con đi” của Lò Cao Nhum đã gửi gắm tình cảm yêu thương cũng như lời động viên, cổ vũ của nhân vật trữ tình với nhân vật “con”. Với tư cách của một người từng trải, nhân vật trữ tình đã đoán được những điều có thể xảy ra ra: bị vấp ngã, lạc lõng giữa ngã bảy, ngã mười hay ngỡ ngàng khi gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng… Và để vượt qua được khó khăn, nhân vật trữ tình đã khuyên nhủ “con” hãy nhớ về những bài học đã được thầy dạy dỗ. Những kiến thức ấy sẽ là hành trang đi theo “con” trong suốt cuộc đời, giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Và “con” sẽ cần ý thức về nguồn cội để vững bước đi về phía trước, vươn ra với biển lớn với những phương trời rộng mở. Bài thơ đã gợi cho người đọc nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống