TOP 20 Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 1 2.1 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về văn bản “Một năm ở Tiểu học”

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 1

 “Một năm ở tiểu học” là đoạn trích được trích từ tập hồi kí của nhà học giả Nguyễn Hiến Lê. Trong văn bản này, tác giả đã thuật lại quãng đời thơ ấu vào những năm tiểu học của mình. Văn bản đã tái hiện lại chân thực hoàn cảnh sống và những kỉ niệm đầu đời của cậu bé mà sau này sẽ trở thành một nhà học giả đại tài của đất nước. Cha mất sớm, cậu bé sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ. Cuộc sống những năm thiếu thời của tác giả ở giữa ranh tốt và xấu. Nhưng đó cũng là những bài học và bồi đắp thêm kiến thức và sự hiểu biết sau này cho nhà học giả. Sau những ngày tháng lêu lổng, cậu bé Nguyễn Hiến Lê còn biết giật mình nghĩ lại để rồi mình hứa với mình tu chí học hành, phấn đấu vươn lên. Người mẹ ít học của cậu lại là người biết bù đắp những thiếu hụt về kiến thức cho con trai bằng cách cho cậu bé điều kiện tốt nhất để học hành. Cậu có một người bà hiền từ và yêu thương cháu hết mực. Những ngày tháng đó, cậu bé thường trốn học và tụ tập để chơi bời với chúng bạn ấu thơ. Sau này nhìn lại, cậu bé nuối tiếc về việc mình đã không dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện, học hành, nhưng bù lại, cậu cũng đã có thêm nhiều kiến thức, bài học trong việc rèn luyện thể chất và sự hiểu biết đối với những bạn trẻ bình dân. Văn bản với những dòng hồi kí chân thực, đã tái hiện lại nhẹ nhàng, lắng đọng khoảnh khắc và bài học của cậu bé trong những năm tháng đầu đời.

TOP 20 Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 2

Văn bản “Một năm ở tiểu học” của Nguyễn Hiến Lê đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Tác giả đã thuật lại quãng đời thơ ấu vào những năm tiểu học của mình một cách chân thực, sống động. Ít ai có thể ngờ rằng một học giả, nhà văn xuất sắc lại có một tuổi thơ như vậy. Cha mất sớm, nhân vật “tôi” do một tay mẹ tần tảo nuôi lớn. Cuộc sống những năm thiếu thời của “tôi” ở giữa ranh giới của tốt và xấu. Sau những ngày tháng lêu lổng rong chơi, cậu đã biết giật mình rồi nghĩ lại để tu chí học hành. Khi nhìn lại, cậu bé nuối tiếc về việc mình đã không dành thời gian để học hành. Nhưng về thể chất, tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn… Từ đó, tác giả muốn gửi gắm bài học giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc kết hợp giữa học tập và vui chơi trong cuộc sống.

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 3

Khi đọc “Một năm ở tiểu học” của Nguyễn Hiến Lê, người đọc như được sống lại những kí ức của tuổi thơ mà chắc hẳn mỗi người đều có thể bắt gặp được mình ở đó. Văn bản là dòng hồi tưởng của tác giả về quãng đời thơ ấu trong những năm tiểu học. Khi cha mất, không còn người nhắc nhở nên nhân vật “tôi” đã bỏ bê việc học một niên khóa. Mẹ thì suốt ngày bận rộn lo toan mọi chuyện trong gia đình, lại không biết chữ nên không thể kèm cặp. Cậu thường đi sớm nhưng về trễ, thơ thẩn cùng bạn bè rong chơi đến tối muộn mới về nhà. Ngày nghỉ, nhân vật “tôi” đi chơi suốt, đến bữa cơm bà đi gọi mới về. Đến khi nghĩ lại, “tôi” đã thấy đáng tiếc vì bỏ phí rất nhiều về việc học. Nhưng ngược lại về thể chất tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn. Qua đó, nhà văn cũng muốn gửi gắm một bài học cần có sự cân bằng giữa học tập và vui chơi. Đó quả là một lời khuyên quý giá, bổ ích.

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 4

Nhân vật “tôi” trong “Một năm ở tiểu học” chính là nguyên mẫu của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời. Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh cậu bé ở những ngày đầu của Tiểu học và cuộc sống đúng nghĩa của một đứa trẻ. Ít ai ngờ được một học giả, một nhà văn xuất sắc lại có quãng đời ấu thơ đáng nhớ như vậy. Cha mất sớm, cậu bé trong hồi kí sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ và tình yêu thương của bà. Đó là cuộc sống dù không đủ đầy vật chất nhưng lại thoải mái tinh thần khi cậu được vui chơi và có tuổi thơ đúng nghĩa bên chúng bạn. Đó là những ngày cậu bỏ bê việc học hành và tham gia những trò chơi của đám trẻ con xóm lao động. Mùa hè, các cậu bé thường thơ thẩn bắt côn trùng, tụ tập ra bờ sông, bến tàu trò chuyện, đuổi bắt. Mùa đông không ra ngoài được, thì cậu ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong, nhà ngoài nghe. Nhà văn đã kể lại một cách chân thực, sinh động những hồi ức thơ ấu của mình. Quãng thời gian đó, nhân vật “tôi” đã bỏ phí nhiều và không học hành nhưng xét về mặt nào đó, nhân vật “tôi” lại cảm thấy mình có lợi khi có thể chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị, tự nhiên hơn, hiểu biết trẻ bình dân hơn. Qua nhân vật “tôi”, chúng ta có thể thấy việc dung hòa giữa các hoạt động học hành và vui chơi là vô cùng cần thiết. Nếu việc học nâng cao trí tuệ thì những hoạt động vui chơi sẽ nâng cao sức khỏe và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ cho các em học sinh.

TOP 20 Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 5

Một năm ở tiểu học thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể điều đó khiến việc học đã bỏ phí nhiều nhưng với nhân vật tôi nó cũng có những lợi ích nhất định về thể chất và tính tình. Trước hết, đó là câu chuyện về những người thân trong gia đình: cha mất, không ai nhắc nhở học hành, không ai kiềm chế. Mẹ ngày nào cũng đi từ sáng sớm, tối mịt mới về, không biết chữ nên không thể kiểm soát sự học. Đi làm kiếm tiền chi trả tiền học, tiền bút, mực, sách vở, đựng trong cái ruột tượng. Mẹ nghiêm khắc hơn khi hôm nào về nhà sớm, gặp con lê la ngoài ngõ thì quát tháo, bắt phải về liền, có khi quất. Bà hiền từ, không bao giờ mắng, cứ đến bữa cơm gọi về ăn. Nhân vật tôi đã biết lo thân phận mình nhưng vô tư, hồn nhiên nên lo vậy chứ hôm sau đã quên mất. Qua đó người đọc có thể cảm nhận gia đình thiếu người cha, mẹ và bà luôn chăm chỉ, hiền từ vất vả nuôi nấng các con, các cháu nhưng vẫn đầm ấm, hạnh phúc.

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 6

“Một Năm ở Tiểu Học” là trích đoạn được trích trong hồi ký của nhà học giả Nguyễn Hiến Lê. Trong bài viết này, tác giả đã thuật lại quãng đời thơ ấu về những năm học tiểu học của mình. Văn bản đã tái hiện một cách chân thực hoàn cảnh sống và những ký ức thuở ban đầu của cậu bé, người mà sau này sẽ trở thành một nhà học giả đại tài của đất nước. Cha mất sớm, cậu bé sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ. Cuộc sống những năm thiếu thời của tác giả trải qua giữa tốt và xấu. Nhưng chúng cũng là những bài học kinh nghiệm và bồi đắp kiến ​​thức cũng như hiểu biết trong tương lai cho tác giả. Sau những ngày tháng lêu lổng, chàng trai trẻ Nguyễn Hiến Lê còn biết giật mình nghĩ lại, rồi hứa với mình rằng mình sẽ chăm chỉ học tập và phấn đấu vươn lên. Người mẹ ít học của cậu lại là người biết bù đắp cho sự thiếu hụt về kiến thức của con trai mình bằng cách tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con. Cậu có một người bà hiền từ và yêu thương cháu hết mực. Những ngày tháng đó, cậu bé thường trốn học và tụ tập đi chơi cùng những người bạn thời thơ ấu. Nhìn lại, cậu bé tiếc nuối vì đã không dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện, học tập nhưng bù lại cậu cũng có thêm được những kiến ​​thức, bài học trong việc rèn luyện thể chất và sự hiểu biết đối với những bạn trẻ bình dân. Văn bản với những dòng  hồi ký chân thực nhẹ nhàng, cô đọng tái hiện những khoảnh khắc của cậu bé trong những năm tháng đầu đời. 

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 7

Bài văn “Một năm ở tiểu học” của Nguyễn Hiến Lê để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Tác giả đã thuật lại quãng đời thơ ấu vào những năm tháng tiểu học của mình một cách chân thực và sống động. Ít ai có thể ngờ được một học giả, một nhà văn kiệt xuất lại có một tuổi thơ như vậy. Cha cậu mất từ ​​khi còn nhỏ và nhân vật “tôi” do một tay người mẹ tần tảo nuôi lớn. Cuộc sống tuổi thiếu niên của nhân vật “tôi” đang ở giữa ranh giới  tốt và xấu. Sau nhiều ngày thánh lêu lổng ăn chơi, cậu đã biết giật mình rồi nghĩ lại để tu chí học hành. Nhìn lại, cậu bé tiếc nuối vì đã không dành nhiều thời gian cho việc học hành. Nhưng về mặt thể chất, tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, cuộc sống giản dị và tự nhiên hơn… Từ đó tác giả muốn truyền tải một bài học giúp hiểu được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa học tập và vận động, rèn luyện, vui chơi trong cuộc sống. 

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 8

Khi đọc “Một Năm ở Tiểu Học” của Nguyễn Hiến Lê, người đọc sẽ có cảm giác như được sống lại những ký ức của tuổi thơ mà chắc chắn ai cũng sẽ thấy bản thân mình ở trong đó. Văn bản là dòng hồi tưởng của tác giả về quãng đời thơ ở ấu trong những năn tiểu học. Khi cha mất, không còn ai nhắc nhở nên nhân vật “tôi” đã lơ là việc học và bỏ bê việc học suốt một niên khóa. Mẹ thì suốt ngày bận rộn lo toan mọi việc trong gia đình và lại không biết chữ nên không thể kèm cặp. Cậu thường đi sớm nhưng về nhà muộn, thơ thẩn rong chơi cùng bạn bè cho đến tận đêm khuya mới trở về nhà. Ngày nghỉ, nhân vật “tôi” thường xuyên ra ngoài đi chơi, đến giờ ăn bà gọi thì mới về. Nghĩ lại, nhân vật “tôi” đã tiếc nuối vì đã lãng phí quá nhiều thời gian mà không học hành. Nhưng ngược lại, thể chất và tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị và tự nhiên hơn. Qua đây, tác giả cũng muốn truyền tải bài học phải có sự cân bằng giữa học tập và vui chơi. Đây thực sự là  lời khuyên có giá trị và hữu ích. 

Đoạn văn cảm nghĩ về văn bản Một năm ở Tiểu học - Mẫu 9

Nhân vật “Tôi” trong “Một Năm ở Tiểu Học” chính là nguyên mẫu của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời thực. Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh cậu bé ở những ngày đầu học tiểu học và cuộc sống đúng nghĩa của một đứa trẻ. Ít ai ngờ có thể ngờ được một nhà học giả, một nhà văn lỗi lạc vào xuất sắc lại có tuổi thơ như vậy. Cha mất sớm, cậu bé trong hồi ký sống nhờ đôi bàn tay buôn bán tần tảo và tình yêu thương của người mẹ. Đó là một cuộc sống vốn dĩ không giàu sang về mặt vật chất nhưng lại thoải mái về mặt tinh thần, khi cậu có thể vui chơi và có một tuổi thơ thật sự bên bạn bè. Đó là những ngày cậu bỏ bê việc học hành và tham gia vào các trò chơi của đám trẻ con xóm lao động. Vào mùa hè, các cậu bé thường thơ thẩn ra ngoài bắt côn trùng, tụ tập ở bờ sông hoặc bến tàu để trò chuyện, săn bắt. Mùa đông không ra ngoài được, cậu ở nhà và đọc truyện Tàu cho cả nhà trong và nhà ngoài nghe. Tác giả đã kể lại những kỷ niệm tuổi thơ của mình một cách chân thực và sống động. Trong quãng thời gian này, nhân vật “tôi” đã lãng phí rất nhiều thời gian và không học hành, nhưng xét về mặt nào đó, nhân vật “tôi” lại cảm thấy mình có lợi hơn khi có thể chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống một cuộc sống tự lập đơn giản, tự nhiên hơn, hiểu biết hơn về những đứa trẻ bình dân. Qua nhân vật “Tôi”, chúng ta có thể thấy sự cân bằng giữa các hoạt động học hành và vui chơi là rất cần thiết. Trong khi việc học giúp nâng cao trí thông minh thì các hoạt động vui chơi lại nâng cao sức khỏe và tạo nên những kỷ niệm lâu dài cho các học sinh.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984) là học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Quê quán: làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội).

- Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi.

- Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông.

- Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.

- Tác phẩm chính gồm nhiều thể loại văn học tiểu thuyết, triết học, lịch sử, giáo dục – khoa học, chính trị – kinh tế, gương danh nhân, khảo luận – tùy bút – du kí, tự luyện – học làm người,…

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích chương IV trong Hồi kí Nguyễn Hiến Lê xuất bản năm 1993.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự.

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất – Nguyễn Hiến Lê

5. Tóm tắt:

- Mẹ nhân vật tôi là một người không biết chữ, đi cả ngày nên không kiểm soát được việc học. Nhân vật tôi là một người không siêng học, đi học đều nhưng đi sớm về trễ vì mải chơi với bạn. Chơi đến khi 9, 10 giờ tối mới về. Trong các ngày nghỉ thì họ chỉ có mặt lúc bữa cơm còn đâu lại chơi với trẻ trong xóm. Bà hiền từ không mắng mỏ nhưng mẹ thì lại nghiêm khắc hơn, quát tháo, bắt phải về liền, có khi quất nữa. Mùa đông thì nhân vật tôi ở nhà đọc sách cho mọi người cùng nghe.

6. Bố cục (2 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cho cả bọn nghe): Kí ức chơi đùa với bọn trẻ trong xóm

- Phần 2 (Còn lại): Kí ức với gia đình. 

7. Giá trị nội dung: Hồi kí mang đến những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ trong những ngày tháng đi học tiểu học của nhân vật tôi. Chủ yếu là những buổi đi chơi với bạn bè trong xóm và những giờ đọc sách ở gia đình.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Hồi kí kết hợp biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, liệt kê.

- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống