Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh khói trong Và tôi nhớ khói hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh khói trong Và tôi nhớ khói
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh khói trong “Và tôi nhớ khói”
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh khói trong Và tôi nhớ khói - Mẫu 1
Tùy bút "Và tôi nhớ khói" là những cảm nhận sâu sắc và chân thực của nhân vật tôi về hương vị quê hương, đặc biệt là làn khói tỏa đã vun đầy cả khoảng trời ấu thơ của tác giả. Khói bếp rất gần gũi, thân thiết với những con người nông thôn phải xa quê. Trong hồi ức của nhân vật tôi, khói bếp ấy ấp iu, mang theo những bữa cơm bình dị ấm áp, khói bếp ấy bay lên để gọi đám trẻ trở về sau mỗi buổi chăn trâu, khói bếp ấy biết buồn cùng người dân khi bão lũ ùa về, khói bếp còn biết nhảy nhót reo vui khi có em bé chào đời giữa những ngày đông buốt giá. Có thể nói, trong cảm nhận tinh tế của nhân vật tôi, khói bếp đã hiện lên với đầy đủ sắc thái, tính cách, linh hồn giống như con người miền núi với tình yêu thương bình dị và sâu lắng. Tóm lại, khói bếp vừa là hình ảnh thực đồng thời là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm và thể hiện chủ đề của văn bản này.
Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh khói trong Và tôi nhớ khói - Mẫu 2
Khói bếp là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi lên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ trong tuỳ bút "Và tôi nhớ khói", khói bếp hiện lên qua hồi ức của tác giả với những ấn tượng đặc biệt như với một con người có dáng hình và tâm tư tình cảm. Khói bếp rất gần gũi, thân thiết với những con người nông thôn phải xa quê. Trong hồi ức của nhân vật tôi, khói bếp ấy ấp iu, mang theo những bữa cơm bình dị ấm áp, khói bếp ấy bay lên để gọi đám trẻ trở về sau mỗi buổi chăn trâu, khói bếp ấy biết buồn cùng người dân khi bão lũ ùa về, khói bếp còn biết nhảy nhót reo vui khi có em bé chào đời giữa những ngày đông buốt giá. Có thể nói, trong cảm nhận tinh tế của nhân vật tôi, khói bếp đã hiện lên với đầy đủ sắc thái, tính cách, linh hồn giống như con người miền núi với tình yêu thương bình dị và sâu lắng. Tóm lại, khói bếp vừa là hình ảnh thực đồng thời là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm và thể hiện chủ đề của văn bản này.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Đỗ Bích Thủy – nhà văn
- Quê quán : Hà Giang, đã có hơn 20 năm sống và làm việc tại Hà Nội
- Đỗ Bích Thúy đã trở thành một hiện tượng thú vị của văn đàn Việt với đề tài miền núi. Những núi đá, nương ngô, con ngựa, hoa tam giác mạch… cùng nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác của đồng bào Mông, Tày đã được chị đưa vào những trang văn bằng một trái tim rung cảm và một tình yêu da diết kỳ lạ…
- Các tác phẩm chính: tiểu thuyết Người yêu ơi, tập truyện Tôi đã trở về trên núi cao, tiểu thuyết Bóng của cây sồi.
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ: In trong tập Tôi đã trở về trên núi cao, NXB Hội nhà văn, 2018
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 1
5. Tóm tắt:
Hình ảnh ngọn khói từ bếp lửa quê hương in sâu vào trong tâm trí của tác giả. Ngọn khói gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân. Ngọn khói mang theo những mơ ước bình dị về bữa cơm thân mật bên gia đình. Ngon khói biết chia sẻ cùng những niềm vui, nỗi buồn của từng gia đình. Hơn hết, ngọn khói là kí ức không thể nào quên trong mỗi con người.
6. Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu đến “bay lên trên mái nhà”: Ngọn khói quen thuộc với làng quê
Đoạn 2: Còn lại: Ngọn khói như một nhân vật quan trọng xuất hiện trong mọi phương diện của cuộc sống con người.
7. Giá trị nội dung:
- Tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...