30 câu Trắc nghiệm Và tôi nhớ khói lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Và tôi nhớ khói sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Và tôi nhớ khói

I.7. Vài nét về tác giả Đỗ Bích Thúy

Câu 1. Đỗ Bích Thúy là nhà văn hay nhà thơ của Việt Nam?

A. Nhà văn

B. Nhà thơ

Đáp án: A

Giải thích:

- Bà là một nhà văn của Việt Nam.

Câu 2. Đỗ Bích Thúy thường viết về đề tài gì?

A. Miền núi

B. Nông thôn

C. Thiếu nhi

D. Người nông dân

Đáp án: A

Giải thích:

Đỗ Bích Thúy thường viết về đề tài miền núi

Câu 3. Đâu không phải là sáng tác của Đỗ Bích Thúy?

A. Tôi đã trở về trên núi cao

B. Ngải đắng trên núi

C. Mùa cá nổi

D. Góc nhỏ yêu thương

Đáp án: D

Giải thích:

Góc nhỏ yêu thương là sáng tác của Võ Thu Hương.

Câu 4. Đỗ Bích Thúy được mệnh danh là "nàng thơ của văn xuôi miền núi" vì sao?

A. Vì bà sáng tác thơ rất hay

B. Vì bà sinh ra ở miền núi

C. Vì bà chuyên viết văn xuôi về miền núi

D. Vì bà chuyên viết thơ về miền núi

Đáp án: C

Giải thích:

Đỗ Bích Thúy được mệnh danh là "nàng thơ của văn xuôi miền núi" vì chuyên viết văn xuôi về đề tài miền núi.

Câu 5. Đỗ Bích Thúy đoạt giải gì trong cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1999?

A. Giải nhất

B. Giải nhì

C. Giải ba

D. Giải tư

Đáp án: A

Giải thích:

Đỗ Bích Thúy đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Câu 6. Đâu là năm sinh của Đỗ Bích Thúy?

A. 1975

B. 1976

C. 1984

D. 1985

Đáp án: A

Giải thích:

Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975

Câu 7. Đỗ Bích Thúy quê ở đâu?

A. Hà Giang

B. Thanh Hóa

C. Nghệ An

D. Quảng Nam

Đáp án: A

Giải thích:

Quê hương: Hà Giang

Câu 8. Đỗ Bích Thúy sống và làm việc chủ yếu ở Hà Giang, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Đỗ Bích Thúy sống và làm việc chủ yếu ở Hà Nội

Câu 9. Đỗ Bích Thúy là Trung tá, nhà văn, đồng thời là nhà báo nổi tiếng, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng.

- Đỗ Bích Thúy là Trung tá, nhà văn, đồng thời là nhà báo nổi tiếng

Câu 10. Đỗ Bích Thúy là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng.

- Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

I.8. Tìm hiểu chung Và tôi nhớ khói

Câu 1. Và tôi nhớ khói là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Hồi ký

C. Tản văn

D. Kịch

Đáp án: C

Giải thích:

Và tôi nhớ khói là văn bản thuộc thể loại tản văn.

Câu 2. Và tôi nhớ khói được trích từ đâu?

A. Tôi đã trở về trên núi cao

B. Qua một khúc sông

C.  Đó là tình yêu

D. Những đóa hoa mặt trời

Đáp án: A

Giải thích:

Và tôi nhớ khói được trích từ Tôi đã trở về trên núi cao

Câu 3. Và tôi nhớ khói là sáng tác của ai?

A. Đỗ Bích Thúy

B. Hà My

C. Võ Thu Hương

D. Nguyễn Nhật Ánh

Đáp án: A

Giải thích:

Đây là sáng tác của Đỗ Bích Thúy

Câu 4. Phương thức biểu đạt chính trong Và tôi nhớ khói là phương thức nghị luận, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 5. Văn bản Và tôi nhớ khói có bố cục mấy phần?

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. Năm phần

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản có bố cục ba phần.

Câu 6. Nội dung chính của văn bản Và tôi nhớ khói:

A. Tái hiện lại cuộc sống cơ cực của tác giả nơi miền núi thiếu thốn

B. Tái hiện lại hồi ức tuổi thơ của tác giả và tình yêu quê hương, đất nước

C. Tái hiện lại văn hóa dân tộc đồng bào miền núi Bắc Bộ

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản tái hiện lại những hồi ức của tác giả về thời thơ ấu đầy ắp kỉ niệm của cuộc sống nơi miền núi với hương khói quen thuộc, từ đó làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước, con người nơi tác giả.

Câu 7. Văn bản Và tôi nhớ khói được viết theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản được viết theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.

Câu 8. Văn bản Và tôi nhớ khói viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 9. Nghệ thuật nào không được sử dụng trong văn bản Và tôi nhớ khói?

A. Cách kể chuyện nhẹ nhàng, lắng đọng

B. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc

C. Xây dựng tình huống truyện kịch tính

D. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ

Đáp án: C

Giải thích:

Xây dựng tình huống truyện kịch tính là nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản.

Câu 10. Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

    Đi xa, mỗi chiều tối, trong cái rét của mùa đông sắp qua, trong cái hơi lạnh buôn buốt của mùa xuân sắp tới, lại nhớ tới góc bếp. Thật ấm với ngọn lửa đỏ. Thật thơm với ngọn khói nhẹ bẫng quẫn trên mái lả. Cái mái lá cũ thật cũ.

(Và tôi nhớ khói – Đỗ Bích Thúy)

A. Kỉ niệm về khói bếp với gia đình tác giả

B. Vai trò của khói bếp đối với dân làng

C. Sự biết ơn của tác giả với khói bếp quê nhà

D. Nỗi nhớ và cảm xúc của tác giả đối với khói bếp quê nhà

Đáp án: D

Giải thích:

Đoạn trích nói về nỗi nhớ và cảm xúc của tác giả đối với khói bếp quê nhà

I.9. Phân tích chi tiết Và tôi nhớ khói

Câu 1. Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh ngọn khói xuất hiện ở đâu?

A. Trong căn bếp của mỗi nhà

B. Trên cánh đồng

C. Trong khoảng không mênh mông

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh ngọn khói xuất hiện mọi nơi trong bản làng của tác giả.

Câu 2.  Từ “vấn vít” trong câu “Từ mỗi bếp nhà, khói bắt đầu vấn vít bay lên” nghĩa là gì?

A. Vương vấn không muốn chuyển động

B. Xoắn lại với nhau nhiều vòng

C. Dùng dằng không muốn bay đi

Đáp án: B

Giải thích:

Từ “vấn vít” trong câu “Từ mỗi bếp nhà, khói bắt đầu vấn vít bay lên” nghĩa là ngọn khói bay lên xoắn lại với nhau tạo thành nhiều vòng.

Câu 3.  Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh ngọn khói đã được miêu tả như thế nào?

A. Màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quấn trên mái lá.

B. Màu trắng, nhẹ bẫng như tơ, vương vít khắp xóm làng.

C. Màu đen, nhuộm xám cả góc tường

Đáp án: A

Giải thích:

Ngọn khói có màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quấn trên mái lá.

Câu 4. Trong văn bản Và tôi nhớ khói, tác giả đã miêu tả khói có mùi gì?

A. Lõi ngô bị đốt

B. Tinh dầu vỏ cam

C. Vỏ cây sẹ

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Mùi khói: Quẩn mãi, mùi của hạt ngô sót lại bị cháy, của gộc củi gỗ dẻ, tinh dầy vỏ cam, vỏ cây sẹ bị tước, mùi của lông mèo sém,...

Câu 5. Trong văn bản Và tôi nhớ khói, tác giả đã cảm nhận khói bằng những giác quan nào?

A. Thính giác

B. Thị giác

C. Xúc giác

D. Khứu giác

Đáp án: A, B, D

Giải thích:

Tác giả đã vận dụng cả thính giác, thị giác và khứu giác để cảm nhận khói.

Câu 6. Sắp xếp các công đoạn nhóm củi tạo khói theo trình tự được viết trong tác phẩm Và tôi nhớ khói:

Dùng ống thổi bằng nứa nổi để lửa bùng lên.

Nhặt ít phoi bào nhồi vào giữa.

Xuất hiện ngọn lửa màu lam, khói.

Gác thanh củi nhỏ xếp xung quanh gộc vủi lớn.

Đáp án: 

- Thứ tự đúng:

+ Gác thanh củi nhỏ xếp xung quanh gộc vủi lớn.

+ Nhặt ít phoi bào nhồi vào giữa.

+ Dùng ống thổi bằng nứa nổi để lửa bùng lên.

+ Xuất hiện ngọn lửa màu lam, khói.

Câu 7. Câu văn sau sử dụng phép tu từ gì?

Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người.

A. Nhân hóa và liệt kê

B. Hoán dụ và ẩn dụ

C. So sánh và nhân hóa

D. Liệt kê và so sánh

Đáp án: C

Giải thích:

Câu văn trên sử dụng phép so sánh và nhân hóa:

+ Nhân hóa: khói vui.

+ So sánh: khói vui hơn người.

Câu 8. Trong văn bản Và tôi nhớ khói, tại sao ki thấy khói bếp bay lên, những đứa trẻ chăn trâu lại vội vã về nhà?

A. Vì khói nhắc nhớ chúng về những bữa cơm đang nấu

B. Vì khói dự báo trời sắp mưa

C. Vì khói là tín hiệu cha mẹ gọi trẻ về

D. Vì trâu đã đến lúc đói bụng

Đáp án: A

Giải thích:

Nhìn thấy khói, những đứa trẻ chăn trâu hiểu rằng giờ cơm đã tới, khiến chúng nhớ cơm, thèm cơm và trở về nhà.

Câu 9. Trong văn bản Và tôi nhớ khói, ngọn khói không gắn với kỉ niệm nào?

A. Đám trẻ mục đồng.

B. Những chiến sĩ hi sinh.

C. Mâm cơm bình dị.

D. Cánh đồng ngày lũ.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong văn bản Và tôi nhớ khói, ngọn khói không gắn với hình ảnh những chiến sĩ hi sinh.

Câu 10. Đâu là nhận xét đúng nhất về hình ảnh ngọn khói trong văn bản Và tôi nhớ khói?

A. Ngọn khói thơm phức, gợi nên những vụ mùa bội thu của bà con miền núi

B. Ngọn khói đầy nghĩa tình, biết buồn, vui và gắn bó sâu sắc với người dân miền núi

C. Ngọn khói gợi nhớ về những điều cũ kĩ, xa xăm, đượm chút buồn của sự thiếu thốn nơi rẻo cao Tây Bắc

Đáp án: B

Giải thích:

Ngọn khói đầy nghĩa tình, biết buồn, vui và gắn bó sâu sắc với người dân miền núi

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Con muốn làm một cái cây

Trắc nghiệm Và tôi nhớ khói

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 71

Trắc nghiệm Lý thuyết lựa chọn trật tự từ trong câu

Trắc nghiệm Cô bé bán diêm

Trắc nghiệm Kể lại một trải nghiệm của bản thân trang 75

Đánh giá

0

0 đánh giá