TOP 20 bài Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói

Tải xuống 1 2.3 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói

Đề bài: Cảm nhận về tình cảm của nhân vật “tôi” trong văn bản “Và tôi nhớ khói”

Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói - Mẫu 1

Tùy bút "Và tôi nhớ khói" là những cảm nhận sâu sắc và chân thực của nhân vật tôi về hương vị quê hương, đặc biệt là làn khói tỏa đã vun đầy cả khoảng trời ấu thơ của tác giả. Một nhân vật tôi có sự cảm nhận tinh tế với những điều nhỏ bé xung quanh. Tôi đã tái hiện lại một miền ký ức tuổi thơ nhiều yêu thương với khói bếp làm ấm mỗi căn nhà và quấn quýt bên bữa cơm ấm cúng; khói bếp trong cảm nhận của tác giả hiện lên như một sinh thể có linh hồn và cảm xúc khi khói biết nhắc trẻ chăn trâu trở về, biết buồn khi người dân hoạn nạn, biết vui khi có đứa bé mới chào đời. Thử hỏi, không có sự rung cảm tinh tế, không có tình yêu thương tha thiết dành cho những sự vật nhỏ bé thì tác giả có viết nên được những câu văn ăm ắp cảm xúc đó hay không? Qua sự cảm nhận tinh tế về khói, nhân vật tôi đã bộc lộ thầm kín tình yêu quê hương và yêu những điều bình dị quanh mình. Ngọn khói ấy mang theo đủ đầy tất cả những hồi ức và vẻ đẹp quê hương, nó đã làm hồng tuổi thơ và cho độc giả thấy từng mảng màu tươi xanh nơi miền sơn cước tươi đẹp.

TOP 20 bài Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói (ảnh 2)

Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói - Mẫu 2

“Và tôi nhớ khói” là một tùy bút nhẹ nhàng, sâu lắng của nhân vật “tôi” khi tái hiện lại những kí ức tuổi thơ đầy ắp yêu thương và kỉ niệm đẹp đẽ. Từ hình ảnh ngọn khói bay, tác giả đã dẫn dắt người đọc trở về miền sơn cước trong lành của tác giả với những kỉ niệm ấm áp của tuổi thơ bên khói bếp. Khói bếp chính là nét đặc trưng của những miền nông thôn Việt Nam, đặc biệt trên các vùng núi cao. Khói bếp đã in sâu vào mỗi nếp nhà sàn, nuôi nấng bao thế hệ, để lại những kỉ niệm ấm áp trong trái tim mỗi người con nơi đây. Ai một lần đặt chân lên miền núi sẽ ngất ngây trước cảnh tượng trong lành nơi đây, với phía tây rải về những tia nắng màu vàng cam len qua từng kẽ lá, và trên cái nền đó hương vị của khói bốc lên, lan tỏa ra núi rừng và lưu giữ rất nhiều những kí ức tuổi thơ chan chứa yêu thương. Đó là khói bếp của những bữa cơm chiều ấm áp, là tiếng gọi thúc giục đám trẻ chăn trâu trở về, và ngọn khói biết buồn khi những cơn lũ kéo qua, biết vui khi có em bé chào đời. Có thể nói, nhân vật “tôi” đã yêu khói như yêu một người bạn, đã thấy khói và cảm nhận khói như cảm nhận một trái tim, một hơi thở, một linh hồn bằng da bằng thịt.

Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói - Mẫu 3

Những kí ức tuổi thơ tươi đẹp với đầy ắp yêu thương được thể hiện một cách nhẹ nhàng nhưng sâu lắng thông qua nhân vật "tôi" trong tùy bút "Và tôi nhớ khói". Nhân vật tôi có sự cảm nhận tinh tế với những điều nhỏ bé xung quanh. Hình ảnh làn khói bếp đã gợi tả lên kỉ niệm tuổi thơ ấm áp của nhân vật tôi: khói bếp làm ấm mỗi căn nhà, quấn quýt bên bữa cơm ấm cúng, khói bếp nhắc trẻ chăn trâu trở về... Khói bếp đã in sâu vào mỗi nếp nhà sàn, nuôi nấng bao thế hệ, để lại những kỉ niệm ấm áp trong trái tim mỗi người con nơi đây. Ai một lần đặt chân lên miền núi sẽ ngất ngây trước cảnh tượng trong lành nơi đây, với phía tây rải về những tia nắng màu vàng cam len qua từng kẽ lá, và trên cái nền đó hương vị của khói bốc lên, lan tỏa ra núi rừng và lưu giữ rất nhiều những kí ức tuổi thơ chan chứa yêu thương. Qua sự cảm nhận tinh tế về khói, nhân vật tôi đã bộc lộ thầm kín tình yêu quê hương và yêu những điều bình dị quanh mình.

TOP 20 bài Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói (ảnh 1)

Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói - Mẫu 4

Trong tác phẩm "Và tôi nhớ khói", khói bếp không chỉ đơn thuần là hình ảnh mà còn là một biểu tượng sâu sắc của cuộc sống nhân vật "tôi". Sự hiện diện của khói không chỉ xuất hiện trong không gian vật lý mà còn thể hiện một sự hiện diện tinh thần, là một phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa quê hương và tuổi thơ của nhân vật. Khói bếp trong tác phẩm được mô tả như là một biểu tượng đặc trưng của cuộc sống nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng núi cao. Nó không chỉ là mùi thơm của món ăn quen thuộc mà còn là dấu vết của sự gắn bó chặt chẽ với đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Những ngọn khói mảnh mai bay lượn, len lỏi qua những ngõ hẻm, qua những mái nhà sàn, làm nên bức tranh sinh động về cuộc sống bên bếp lửa, nơi mà mỗi bữa cơm là một dịp sum họp và đoàn viên. Tình cảm của nhân vật "tôi" dành cho khói được miêu tả sâu sắc và dễ hiểu, nhấn mạnh rằng khói mang đến cho nhân vật những kỉ niệm ấm áp và yêu thương của tuổi thơ. Đây là những ký ức ngọt ngào về những buổi sáng sớm bên lò bếp, khi mà mỗi ngày mới bắt đầu bằng những nụ cười và tiếng cười trong gia đình. Khói bếp không chỉ là hương vị của món ăn mà còn là dấu ấn về tình thân, sự quan tâm và chăm sóc từ những người thân yêu, là nguồn cảm hứng vô tận trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm "Và tôi nhớ khói", tôi cảm nhận được sự mê đắm của nhân vật chính đối với khói bếp như một biểu tượng sâu sắc của quê hương và tuổi thơ của nhân vật tôi. Đó không chỉ là hương vị thân quen mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nơi mà mỗi ngọn khói mang đến cho nhân vật những kỉ niệm ấm áp và tình cảm bao la đối với gia đình và người thân. Những dòng văn đã khắc họa rất sinh động những khoảnh khắc bên bếp lửa, nơi mà khói bếp không chỉ là món ăn mà còn là dấu ấn văn hóa sâu sắc của mỗi người dân Việt Nam. Điều này đã làm cho tôi nhớ lại và hiểu rõ hơn về giá trị của những giá trị văn hóa truyền thống và tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại ngày nay. 

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Đỗ Bích Thủy – nhà văn

- Quê quán : Hà Giang, đã có hơn 20 năm sống và làm việc tại Hà Nội

- Đỗ Bích Thúy đã trở thành một hiện tượng thú vị của văn đàn Việt với đề tài miền núi. Những núi đá, nương ngô, con ngựa, hoa tam giác mạch… cùng nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác của đồng bào Mông, Tày đã được chị đưa vào những trang văn bằng một trái tim rung cảm và một tình yêu da diết kỳ lạ…

- Các tác phẩm chính: tiểu thuyết Người yêu ơi, tập truyện Tôi đã trở về trên núi cao, tiểu thuyết Bóng của cây sồi.

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ: In trong tập Tôi đã trở về trên núi cao, NXB Hội nhà văn, 2018

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự 

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 1

5. Tóm tắt: 

Hình ảnh ngọn khói từ bếp lửa quê hương in sâu vào trong tâm trí của tác giả. Ngọn khói gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân. Ngọn khói mang theo những mơ ước bình dị về bữa cơm thân mật bên gia đình. Ngon khói biết chia sẻ cùng những niềm vui, nỗi buồn của từng gia đình. Hơn hết, ngọn khói là kí ức không thể nào quên trong mỗi con người.

6. Bố cục: 

Đoạn 1: Từ đầu đến “bay lên trên mái nhà”: Ngọn khói quen thuộc với làng quê

Đoạn 2: Còn lại: Ngọn khói như một nhân vật quan trọng xuất hiện trong mọi phương diện của cuộc sống con người.

7. Giá trị nội dung: 

- Tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống