Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài : giới thiệu về nhân vật định giới thiệu
2. Thân bài : Nhân vật Lợi:
- Nổi tiếng là thu vén, ai nhờ gì nó cũng làm nhưng phải trả công đàng hoàng. Ra giá nghiêm chỉnh, chép bài hai viên bi, giữ dép một viên ? Lợi làm giàu từ cách đó.
- Từ hôm tình cờ bắt được chú dế lửa ai đổi gì Lợi cũng không đổi ? Rất tự tin và hãnh diễn về chú dế dũng mãnh của mình.
- Trong lớp không ai đổi được, nên đâm ra ghét nó, đứa nào cũng muốn làm lợi bẽ mặt ít nhất một lần
3. Kết bài : nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 1
Trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã viết về tuổi thơ với những kí ức và hoài niệm tươi đẹp về tình bạn, tình thầy trò của tác giả trong quá khứ. Văn bản đã thành công với sự khắc họa một cách dí dỏm và chân thực các nhân vật học trò trong đó nổi bật với cậu bé Lợi. Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi,…”. Cách khắc họa đó khiến người đọc không khỏi bật cười vì sự ngộ nghĩnh của tuổi thơ và không ít người trong chúng ta thấy bóng dáng mình trong đó. Sự việc đẩy tới cao trào khi Lợi có con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám trẻ vì ghen tị nên đã bày trò và dẫn đến cái chết của dế. Cuối cùng, chúng đã cùng nhau tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Đám trẻ không còn cảm thấy ganh tị hay ghét Lợi, giờ đây trước mắt chúng không phải là hình ảnh của cậu bạn luôn tìm cách “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Đám trẻ cũng cảm thấy có lỗi và ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ. Qua việc xây dựng nhân vật Lợi với giọng văn dí dỏm, hài hước, không ít người trong chúng ta đã nhìn thấy chính bản thân mình của một thời ấu thơ với những khoảnh khắc khó quên bên bè bạn. Và cũng qua nhân vật, chúng ta học được bài học về sự cảm thông, yêu thương và trân trọng bạn bè mình nhiều hơn nữa.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 2
Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống. Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi,…”. Cách khắc họa đó khiến người đọc không khỏi bật cười vì sự ngộ nghĩnh của tuổi thơ và không ít người trong chúng ta thấy bóng dáng mình trong đó. Sự việc đẩy tới cao trào khi Lợi có con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám trẻ vì ghen tị nên đã bày trò và dẫn đến cái chết của dế. Cuối cùng, chúng đã cùng nhau tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Đám trẻ không còn cảm thấy ganh tị hay ghét Lợi, giờ đây trước mắt chúng không phải là hình ảnh của cậu bạn luôn tìm cách “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Đám trẻ cũng cảm thấy có lỗi và ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 3
Văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Tác giả đã khắc họa các nhân vật trong truyện hiện lên đầy chân thực, sinh động. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, chúng ta thấy được kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò thật ngây thơ, trong sáng. Những cậu học trò thật nghịch ngợm với những trò chơi đã rất quen thuộc như bắn bi, chọi dế…
Đặc biệt là tình huống xảy ra với nhân vật Lợi. Vì ghen tị với Lợi có một chú dế lửa “bất khả chiến bại” - ai đổi gì cậu cũng không đồng ý nên tụi bạn đã bày trò trêu cậu. Nhưng sau trò nghịch ngợm đó, hậu quả dẫn đến hộp dế của Lợi bị thầy Phu tịch thu, rồi bị chiếc cặp của thầy giáo đã vô tình đè lên chiếc hộp. Các cậu bé lại cảm thấy vô cùng có lỗi khi nhìn thấy hình ảnh Lợi mắt đỏ hoe, nước mắt, nước mũi chảy thành dòng. Một đám tang được diễn ra ngay sau đó, với sự có mặt đầy đủ của các bạn, đặc biệt nhất là sự xuất hiện của thầy Phu. Có thể thấy rằng, những trò nghịch ngợm và những suy nghĩ trẻ thơ của các nhân vật trong truyện đã gợi nhắc người đọc nhớ về một tuổi thơ của bản thân. Chắc hẳn, ai cũng đã có một thời hồn nhiên và ngây thơ giống như cậu bé Lợi, Bảo hay nhân vật tôi. Đồng thời, nhân vật thầy Phu cùng với hành động đẹp khiến chúng ta nhận ra được bài học mà nhà văn muốn gửi gắm. Trước món đồ chơi của học trò thầy Phu vẫn tỏ ra trân trọng, và có lỗi. Lời xin lỗi của thầy Phu cho thấy tấm lòng đẹp đẽ. Nhân vật người thầy chính là tấm gương sáng ngời về nhân cách cao đẹp để học trò noi theo và học tập.
Với giọng điệu dí dỏm và cách xây dựng nhân vật độc đáo, tác phẩm đã giúp người đọc dễ dàng thấy được vẻ đẹp ẩn sâu trong mỗi nhân vật và từ đó tự rút ra những bài học quý giá cho chính mình.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 4
Tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam đã khiến người đọc rung động bởi tình yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong đời sống của dân tộc Việt từ xưa đến nay. Vậy tình yêu thương là gì? Tình yêu thương là tình cảm chân thành xuất phát từ tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Ta có thể dễ dàng nhận thấy biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống. Đó có thể là hành động nhỏ bé thể hiện tình cảm với những thành viên trong gia đình: lời chào hỏi khi trở về nhà, cách chúng ta dọn dẹp nhà cửa, đồ dùng giúp bố mẹ. Hay đó là việc ta quyên góp quần áo ủng hộ các em học sinh ở miền núi phía Bắc,... Như trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, với sự đoàn kết, sẻ chia, nước ta đã thành công ngăn chặn dịch bệnh lây lan một cách có hiệu quả. Bên cạnh những người sống yêu thương, vẫn còn đó một vài người sống vô cảm. Họ tỏ thái độ lạnh lùng, thờ ơ trước sự khó khăn, vất vả của người khác. Họ sợ rằng giúp đỡ người khác sẽ làm mất thời gian, thậm chí làm liên lụy tới bản thân. Những hành vi như vậy thật đáng trách và cần lên án. Là một học sinh, chúng ta hãy sống trao gửi yêu thương để xây dựng xã hội ngày càng phát triển tươi đẹp, văn minh. Khi ta không ngần ngại trao đi yêu thương, thì người khác cũng sẽ đem lại cho ta những điều tốt đẹp.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 5
Khi đọc tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật Lợi. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật “tôi” đang ngồi tại quán Đo Đo thì nghe thấy tiếng dế kêu. Cậu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, đặc biệt là về cậu bạn tên Lợi. Cậu được coi “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, luôn chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Mọi công việc muốn nhờ Lợi giúp đỡ đều phải có chiến lợi phẩm kèm theo. Cậu “làm giàu bằng cách đó”. Có thể thấy, hành động của Lợi khiến chúng ta như nhìn thấy chính mình. Bất cứ một ai cũng đều đã từng một tuổi thơ như vậy, với những suy nghĩ, hành động như thế. Một tình huống đặc biệt xảy ra dẫn đến cao trào của câu chuyện - Lợi có được một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Những người bạn vì ganh tị nên đã gây ra cái chết cho con dế. Điều đó khiến cho Lợi rất buồn bã, cậu khóc rưng rức. Ta có thể thấy được sự hồn nhiên, ngây thơ cũng như tấm lòng yêu quý loài vật của nhân vật này. Đến cuối truyện, Lợi đã đem chú dế tội nghiệp đi chôn. Tất cả bạn bè, cả thầy Phu - người đã vô tình làm chú dế bị chết cũng đến. Hình ảnh Lợi cẩn thận để chú dế vào “hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh những sợi lá cuối tước mảnh” khiến chúng ta thật cảm động. Cậu bé Lợi hiện lên thật hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng giàu tình cảm. Từ đó, qua nhân vật, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học về sự trân trọng giữa những người bạn.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 6
Trong truyện “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi rất yêu thích nhân vật Lợi. Câu chuyện về Lợi được kể lại qua dòng hồi tưởng của “tôi” khi đang tại quán Đo Đo, tình cờ nghe thấy tiếng dế kêu. Cậu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, đặc biệt là về cậu bạn tên Lợi. Cậu được coi “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, luôn chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Nếu ai muốn nhờ cậu giúp đỡ đều phải có chiến lợi phẩm kèm theo. Bởi vậy mà bạn bè đều không thích cậu. Chúng ta dường như bắt gặp chính mình ở Lợi. Một tình huống thú vị xảy ra khiến cho tôi hiểu khá bất ngờ về nhân vật này. Lợi có được một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám bạn trong lớp vì ghen tị nên đã bày trò khiến con dế bị thầy giáo tịch thu. Vô tình chiếc cặp sách của thầy đè lên hộp dế làm con dế chết. Lợi đã rất buồn bã, cậu khóc rưng rức. Chi tiết này cho thấy Lợi là một cậu bé sống tình cảm, giàu tình yêu thương, đặc biệt với động vật. Đến cuối truyện, Lợi còn đem chú dế tội nghiệp đi chôn. Tất cả bạn bè, ngay cả thầy Phu - người đã vô tình làm chú dế bị chết cũng đến. Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh Lợi cẩn thận để chú dế vào “hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh những sợi lá cuối tước mảnh”. Lợi hiện lên thật hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng giàu tình cảm.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 7
Tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khiến tôi cảm thấy ấn tượng, đặc biệt với nhân vật cậu bé Lợi. Nhân vật này xuất hiện qua lời kể của nhân vật “tôi” khi đang ngồi ở quán Đo Đo tình cờ nghe thấy tiếng dế kêu đã nhớ lại. Tác giả đã khắc họa Lợi với nét tính cách của một đứa trẻ khá ham chơi, nghịch ngợm và là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp. Cậu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. Bạn bè nhờ vả, Lợi chỉ làm nếu có điều kiện kèm theo như “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi…”. Đọc đến đây, tôi như nhìn thấy chính bản thân của mình qua nhân vật này. Truyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lợi tình cờ có con một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Bạn bè trong lớp của “tôi” đã tìm mọi cách để đổi lấy con dế nhưng không được. Thằng Bảo còn nghĩ ra một trò đùa khiến cho con dế của Lợi bị thầy giáo thu mất. Chiếc cặp của thầy giáo vô tình đè lên hộp dế khiến con dế chết. Điều đó khiến cho Lợi cảm thấy vô cùng buồn bã. Cậu đã tổ chức một đám tang đúng nghĩa để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Chi tiết này đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ về Lợi. Hình ảnh Lợi đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu thật xúc động. Nhân vật Lợi gửi gắm cho tôi bài học về sự trân trọng, yêu thương bạn bè.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 8
Đến với tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, em cảm thấy ấn tượng nhất với cậu bé Lợi. Nhân vật này xuất hiện qua dòng hồi tưởng của “tôi” khi đang ngồi ở quán Đo Đo tình cờ nghe thấy tiếng dế kêu. Lợi hiện lên với nét tính cách của một đứa trẻ khá ham chơi, nghịch ngợm và là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp. Cậu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. Bạn bè nhờ vả, Lợi chỉ làm nếu có điều kiện kèm theo như “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi…”. Chắc hẳn khi đọc đến đây, hẳn mỗi người đều bật cười khi nhìn thấy chính tuổi thơ của mình qua nhân vật này. Truyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lợi tình cờ có con một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Bạn bè trong lớp của “tôi” đã tìm mọi cách để đổi lấy con dế nhưng không được. Thằng Bảo còn nghĩ ra một trò đùa khiến cho con dế của Lợi bị thầy giáo thu mất. Chiếc cặp của thầy giáo vô tình đè lên hộp dế khiến con dế chết. Điều đó khiến cho Lợi cảm thấy vô cùng buồn bã. Cậu đã tổ chức một đám tang đúng nghĩa để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Có thể thấy rằng, lúc này, Lợi không còn là một cậu bạn chỉ biết “thu vén cá nhân” nữa. Hình ảnh Lợi đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu thật xúc động. Nhân vật Lợi hiện lên đã gợi cho mỗi người về thời ấu thơ với những khoảnh khắc khó quên bên bè bạn. Qua đó, tác giả cũng nhắn nhủ đến bạn đọc bài học về sự trân trọng, yêu thương bạn bè.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 9
Trong “Tuổi thơ tôi”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Lợi. Cậu xuất hiện qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” khi đang ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu. Lợi hiện lên là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. Những việc nhờ vả đều phải tính công thì cậu mới làm, ví dụ như “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi…”. Khi đọc đến đây, tôi như nhìn thấy chính mình trong hình ảnh cậu bé Lợi, tự bật cười vì sự ngộ nghĩnh của tuổi thơ. Sự việc đẩy tới cao trào khi Lợi có con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám bạn trong lớp vì ghen tị nên đã bày trò khiến con dế bị thầy giáo tịch thu. Vô tình chiếc cặp sách của thầy đè lên hộp dế làm con dế chết. Điều đó khiến cho Lợi cảm thấy buồn bã vô cùng. Tất cả cũng đều cảm thấy hối hận trước hành vi của mình. Cuối cùng, chúng đã cùng nhau tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Đám trẻ không còn cảm thấy ganh tị hay ghét Lợi, giờ đây trước mắt chúng không phải là hình ảnh của cậu bạn luôn tìm cách “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Qua nhân vật Lợi, chúng ta đã học được bài học về sự cảm thông, yêu thương và trân trọng bạn bè.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 10
Văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đọc, đặc biệt là nhân vật cậu bé Lợi. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp. Cậu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. Tất cả những công việc được nhờ vả, Lợi chỉ làm khi có điều kiện kèm theo: “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi…”. Hình ảnh nhân vật Lợi khiến người đọc bật cười khi nhớ đến tuổi thơ của mình. Bất cứ một đứa trẻ nào cũng đã từng có những suy nghĩ, hành động như Lợi. Việc được đẩy đến cao trào khi Lợi có con một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Tụi bạn trong lớp của “tôi” đã tìm mọi cách để đổi lấy con dế nhưng không được. Vì ghen tị nên họ đã bày trò trêu chọc và dẫn đến cái chết của dế. Cuối cùng, tất cả đã cùng với Lợi tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Trước mắt bạn bè lúc này, Lợi không còn là một cậu bạn chỉ biết “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Tất cả đều cảm thấy có lỗi nên ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ. Với giọng văn dí dỏm, hài hước mà sâu lắng, nhân vật Lợi hiện lên vô cùng chân thực. Không ít người trong chúng ta đã nhìn thấy chính bản thân mình của một thời ấu thơ với những khoảnh khắc khó quên bên bè bạn. Từ đó, người đọc cũng nhận ra bài học về sự trân trọng, yêu thương bạn bè của mình.
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 11
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 12
Đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện Tuổi thơ tôi - Mẫu 13
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955)
- Quê quán: Làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Thường viết về đề tài tuổi thơ, tuổi mới lớn, bộc bạch những nỗi niềm tâm sự của các bạn trẻ.
+ Lối viết văn của Nguyễn Nhật Anh hồn nhiên, trong sáng. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu cảm xúc.
- Tác phẩm chính:
Bộ truyện: Kính vạn hoa (1995–2010), Chuyện xứ Lang Biang (2004–2006)
Tiểu thuyết: Cô gái đến từ hôm qua (1989) / Hạ đỏ (1991)/ Tôi là Bêtô (2007)/ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008)/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010)/ Lá nằm trong lá (2011)
Truyện ngắn : Cú phạt đền (1985) Chuyện cổ tích dành cho người lớn
Thơ: Thành phố tháng tư (1984) Đầu xuân ra sông giặt áo (1986)
Phim chuyển thể: Kính vạn hoa (2004–2006)/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015)
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ: in trong tập Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ I.
5. Tóm tắt:
Vào một ngày khi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu. Nhân vật tôi chợt nghĩ tới kỷ niệm ngày xưa, cùng bạn bè chơi trò chơi đá dế. Đặc biệt là kỉ niệm về Lợi cậu bạn có con dế lửa dũng mãnh, cậu rất yêu quý nó và nhất quyết không đổi nó lấy bất cứ thứ gì. Nhưng một ngày vì trò đùa của cậu bạn ngồi cạnh, mà chú dế của Lợi bị thầy giáo thu mất, vô tình chiếc cặp sách của thầy giáo đã đè bẹp con dế lửa của Lợi. Cậu vô cùng buồn bã, hụt hẫng, cậu khóc rất nhiều. Các bạn trong lớp ai cũng thương chú dế dũng mãnh và thương cả Lợi. Lợi chôn con dế dưới gốc cây bời lời, các bạn trong lớp ai cũng đến để đưa tiễn con dế, thầy Phu cũng đến và còn đặt ở mộ con dế một chiếc vòng hoa, thầy rất ân hận vì hành động vô ý của mình. Đó là kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.
6. Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu đến “mường tượng lại cảnh này”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu.
Đoạn 2: Tiếp đó đến “gáy inh ỏi”: Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa.
Đoạn 3: Còn lại: Câu chuyện đáng buồn
7. Giá trị nội dung:
- Trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người
- Những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị sẽ là kí ức đẹp đẽ với mỗi người
8. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ
- Sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn.