TOP 43 bài Mở bài Vội vàng 2023 SIÊU HAY

Tải xuống 11 2.6 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 bài mở bài mẫu Vội vàng hay nhất, gồm 11 trang trong đó có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và 43 bài văn mẫu phân tích hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

MỞ BÀI VỘI VÀNG

Mở bài bức tranh mùa xuân trong Vội vàng

Mở bài mẫu 1

Mùa xuân vốn là một đề tài bất tận của thi ca, nhạc, họa. Đến với một đề tài đã quen thuộc mà thể hiện thành công, đó là dấu hiệu của tài năng bởi nhà thơ tài năng phải là người “Tìm được tiếng nói mới cho một đề tài đã cũ”. Vâng. Mùa xuân là một đề tài “đã cũ”. Nhưng xuân trong “Vội vàng” của Xuân Diệu lại không bao giờ cũ.

Mở bài mẫu 2

Xuân Diệu nhà thơ của tình yêu, của tuổi trẻ. Vần thơ nào của ông cũng thấm đẫm lòng yêu, lòng thiết tha với cuộc sống. Đó là cuộc sống tươi non mơn mởn của thiên nhiên vạn vật. Vội vàng tuy chỉ có dung lượng khá nhỏ đề cập đến khung cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ cần như vậy thôi ta cũng nắm bắt được trọn vẹn tinh thần, lòng yêu cuộc sống của ông.

Mở bài mẫu 3

Thiên nhiên luôn là đề tài bất tận của thi ca, viết về thiên nhiên, ai cũng dành cho nó sự yêu thương vô tận. Vẻ đẹp của tự nhiên mang đến cho con người sự thanh thản trong tâm hồn, nuôi dưỡng những giọt nguồn yêu thương trong trái tim mỗi người. Đối với các thi nhân, bằng cảm quan và sự rung động tình tế của người nghệ sĩ, họ đã dành tặng thiên nhiên những vần thơ vô cùng đẹp đẽ. Đó là Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, là Sang thu của Hữu Thỉnh hay Chiều Xuân của Anh Thơ. Đến với Vội vàng của Xuân Diệu, ta cũng được cảm nhận một thiên đường tuyệt diệu trên mặt đất được tỏa sáng bởi thiên nhiên rực rỡ, vừa xinh đẹp lại vừa chứa chan ý tình.

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ

Mở bài mẫu 4

Xuân Diệu thật xứng đáng khi được mệnh danh là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. "Thơ Xuân Diệu mang một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này" (Hoài Thanh). Thiên nhiên trong thơ ông là những bức tranh tràn đầy màu sắc được phác họa dưới nét vẽ tài hoa của người nghệ sĩ có cái nhìn tinh tế. Bằng cặp mắt "xanh non", "biếc rờn", tác giả đã phát hiện ra sự non tơ đầy sức sống của mùa xuân, đất trời và ông đã thể hiện những vẻ đẹp ấy qua bài thơ "Vội vàng".

Mở bài mẫu 5

Nếu vẻ đẹp của thiên nhiên trong trang thơ của Huy Cận, Hàn Mặc Tử luôn mang một nét đượm buồn, ảm đạm thì trái ngược lại với hồn thơ của Xuân Diệu thiên nhiên mang trong mình một nét riêng biệt góp phần mang lại một cái nhìn mới cho vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ ca. Tiêu biểu cho điều ấy là bài thơ “Vội vàng” sáng tác năm 1938 và được in trong tập “Thơ thơ” với bức tranh thiên nhiên mang sức sống mãnh liệt có sự tươi non mơn mởn, có sự căng tràn nhựa sống nhưng cũng rớm vị chia phôi và bị tàn phá khốc liệt bởi thời gian. Vẻ đẹp thiên nhiên đã góp phần thể hiện quan niệm nhân sinh, tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của nhà thơ.

Mở bài mẫu 6

Xuân Diệu là người luôn khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu viết văn, làm thơ rồi đến với Cách mạng rất tự nhiên, chân thành và nồng nhiệt. Ông đã tham gia mặt trận VIệt Minh. Sau Cách mạng tháng 8, ông hăng hái tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật gắn bó cả đời với sự nghiệp. Trước cách mạng, Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, bởi nguồn cảm xúc dạt dào trẻ trung, sôi nổi với quan niệm nhân sinh mới mẻ giữa những cách tân đầy stạo. Vội vàng được in trong tập “Thơ thơ” – tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. “vội vàng” là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8. Bài thơ đã thể hiện quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thiên nhiên, cuộc sống, đặc biệt là thời gian.

Mở bài phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất

Mở bài phân tích Vội vàng - Mẫu 1

“Vội vàng Xuân Diệu” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt với từng dấu hiệu của sự sống nhưng lại đầy lo âu, phấp phỏng trước những bước đi thời gian của Xuân Diệu. Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, Xuân Diệu càng lo sợ trước sự phai tàn của vẻ đẹp, của sự sống bấy nhiêu. Không thể thay đổi quy luật chảy trôi của thời gian nên người thi sĩ ấy đã chủ trương sống vội, sống gấp để tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc của thời tươi.

Mở bài phân tích Vội vàng - Mẫu 2

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” (Trích “Thi nhân Việt Nam”). Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu - gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp nổi bật cho sự phát triển của phong trào thơ Mới. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này chính là “Vội vàng”.

Mở bài phân tích Vội vàng - Mẫu 3

Xuân Diệu là một cái tên quen thuộc được biết đến với những bài thơ về mùa xuân, tuổi trẻ ( trước cách mạng tháng Tám) hay những bài thơ về Tổ Quốc, về nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, về sự nghiệp xây dựng đất nước (sau cách mạng tháng Tám). Nổi bật trong những bài thơ viết về mùa xuân, tuổi trẻ của Xuân Diệu là bài Vội vàng. Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ.

Mở bài phân tích Vội vàng - Mẫu 4

Trước cách mạng tháng tám, hồn thơ của Xuân Diệu hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Nhưng càng yêu say, Xuân Diệu càng sợ cuộc sống sợ tình yêu và vẻ đẹp sẽ bỏ mình và bay đi mất. Chính vì thế mà ta thường gặp trong thơ ông những trạng thái hốt hoảng, lo âu, yêu – sống một cách tham lam, cuống quýt, vồ vập. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho trạng thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu.Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu dùng những từ ngữ có tính chất oai nghiêm, mệnh lệnh.

Mở bài quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu

Mở bài mẫu 1

Nhà thơ được Hoài Thanh đánh giá là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” chính Xuân Diệu không ai khác. Thơ ông là một nguồn sống dào dạt tràn đầy xuân sắc xuân tình của một thi nhân yêu say đắm tình yêu, cuộc đời và biết trân trọng, tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu là bài thơ “Vội vàng” thể hiện quan niệm sống vội vàng rất mới mẻ, có ý nghĩa. Vậy tại sao Xuân Diệu lại có được điều đó ta cùng tìm hiểu bài thơ để làm rõ lối sống vội của thi nhân.

Mở bài mẫu 2

Xuân Diệu từng được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”. Đúng vậy, ông viết nhiều thơ và nổi tiếng nhiều với những bài thơ tình. Nhưng có lẽ đến với Vội vàng, bài thơ viết vào năm 1938, in trong tập Thơ Thơ, chúng ta có thể nhận thấy vì sao chẳng cần đến những bài thơ tình thì ông vẫn là một nhà thơ nổi tiếng, một nhà thơ lớn của dân tộc. Bởi tiếng thơ trong Vội vàng là tiếng đời, bộc lộ nhiều rung cảm và những triết lí sâu sắc. Trong đó thi phẩm cũng đã mang đến một quan niệm sống vô cùng ý nghĩa – sống vội vàng.

Mở bài mẫu 3

Một trong số những bài thơ tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu là bài Vội vàng in trong tập Thơ thơ thi phẩm được sáng tác trong những năm mười tám đôi mươi của của nhà thơ. Vội vàng là bài thơ thể hiện tình yêu nồng nàn của Xuân Diệu đối với cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ tự thấy phải gấp gáp nhận lấy. Bài thơ Vội vàng được mở đầu bằng bốn dòng thơ ngũ ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ như lời tuyên bố về khát vọng của mình.

Mở bài mẫu 4

Xuân Diệu nhà thơ tình của thi ca Việt Nam. Thơ ông tràn ngập tình yêu, không chỉ là tình yêu nam nữ mà còn là tình yêu cuộc sống. Ông sống vội vàng, gấp gáp để nắm bắt trọn vẹn mọi khoảnh khắc của cuộc đời. Triết lí sống vội vàng, gấp gáp đã được ông thể hiện đầy đủ trong bài thơ “Vội vàng” trích trong tập “Thơ thơ” – tập thơ đầu tay của ông.

Mở bài cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất

Mở bài cảm nhận Vội vàng - Mẫu 1

Vội vàng là một thi phẩm xuất sắc tiêu biểu cho thơ của Xuân Diệu, tác phẩm thể hiện đầy đủ các cung bậc cảm xúc trong tình yêu, đồng thời bộc lộ những khát khao nồng nàn, mãnh liệt của tác giả. Qua đó, nhà thơ gửi gắm đến người đọc, người nghe những triết lý nhân sinh sâu sắc bằng một giọng thơ đầy phóng khoáng, tự do.

Mở bài cảm nhận Vội vàng - Mẫu 2

Xuân Diệu là nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông để lại hàng chục tập thơ với trên dưới 1000 bài thơ thấm thía tình yêu cuộc sống nồng nàn. Một trong số những bài thơ tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu là bài Vội vàng in trong tập Thơ thơ-tập thơ được sáng tác trong những năm mười tám đôi mươi của của nhà thơ. Vội vàng là bài thơ thể hiện tình yêu nồng nàn của Xuân Diệu đối với cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ tự thấy phải gấp gáp nhận lấy.

Mở bài cảm nhận Vội vàng - Mẫu 3

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: "Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này - Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sông cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình". Thơ Xuân Diệu bộc lộ hồn thơ trẻ trung, nồng nàn và tình yêu cuộc sống đến độ đam mê ấy thể hiện rất rõ trong bài thơ Vội vàng. Bài thơ cũng thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

Mở bài cảm nhận Vội vàng - Mẫu 4

Người ta vẫn thường hay nói tuổi xuân giống như một cơn mưa rào. Cho dù bạn bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Thông thường khi đã đi qua tuổi thanh xuân rồi, người ta mới cảm thấy nuối tiếc. Đúng là như vậy! Chỉ những khi mọi thứ trôi đi ta nhìn lại mới thấy nó đẹp và đáng yêu đến nhường nào. Thời gian là một thứ luôn luôn dịch chuyển, chẳng đứng lại chờ ai bao giờ. Chính vì thế nếu được sống ta hãy sống cho trọn vẹn từng khoảnh khắc, từng phút giây của một đời người. Xuân Diệu đã thể hiện đầy đủ nhất ý thức cá nhân của cái tôi mới và cũng mang đậm bản sắc riêng. Trong số những bài thơ của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Vội Vàng. Bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu, in dấu khá đậm cho hồn thơ yêu đời, ham sống, “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Và quan trọng hơn thế nữa, qua Vội vàng chúng ta nhận ra một quan niệm sống rất mới mẻ - bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc.

Mở bài phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 1

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. "Vội vàng" không chỉ là thi phẩm đặc sắc nhất trong tập thơ Thơ - bài thơ đầu tay Xuân Diệu dành tặng cho thế gian mà còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 13 câu đầu là đoạn thơ hay nhất thể hiện tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 2

Phân tích 13 câu thơ đầu bài Vội Vàng của Xuân Diệu cho con người ta thấy được: Thời gian là một cái không bao giờ trở lại, nó như một vòng tuần hoàn, đến rồi đi. Và đi một cách vội vã, mà con người không thể tự xoay chuyển nó được đó chính là nỗi lòng của Xuân Diệu muốn nói đến ở đây. Xuân Diệu muốn khuyên con người chúng ta không nên để thời gian trôi qua một cách vô ích mà phải biết quý trọng, tôn trọng thời gian.

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 3

Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu, dù đó là tình yêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn ngọt ngào đầy xúc cảm. Ông còn được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Những sáng tác, những bài thơ của ông đem đến cho người đọc một sự yêu đời, niềm vui về cuộc sống và một niềm khao khát cuộc sống đến mãnh liệt cùng với đó là một hồn thơ mới lạ, mang đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ. Trong số đó, tiêu biểu có bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ hay thể hiện tư tưởng đáng quý đó của tác giả, và 13 câu đầu đã để lại những ấn tượng khó quên cho người đọc. Những tư tưởng triết lí cũng thế mà được gửi gắm chân thành tự nhiên.

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 4

Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đây cũng là ba chủ đề chính trong sự nghiệp thơ ca của ông trước cách mạng tháng Tám. Với mười ba câu thơ đầu tiên trong bài thơ "Vội vàng", thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống đến mãnh liệt.

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 5

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới thời bấy giờ, với hồn thơ đại diện cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu có sự tinh tế, gợi cảm, độc đáo từ chất liệu đến bút pháp thi ca. "Vội vàng" là một trong những bài thơ hay nhất mà nhà thơ dành tặng cho thế gian này. Bài thơ là một nguồn cảm xúc trào dâng, là tuyên ngôn sống của một con người khao khát yêu đời. Cùng phân tích 13 câu đầu trong bài thơ Vội Vàng để thấy rõ hơn tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của tác giả với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 6

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là “ông hoàng của thi ca tình yêu”. Trước cách mạng, với hai tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu đã chính thức trở thành “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Tác phẩm để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây: “Tôi muốn tắt nắng đi … Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 7

Xuân Diệu là một nghệ sĩ đa tài - viết văn, làm thơ, phê bình, nghiên cứu văn học,... nhưng để lại nhiều thành tựu nổi bật hơn cả vẫn là thơ ca. Xuân Diệu là một trong số những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới với những vần thơ rạo rực niềm yêu đời, thiết tha với cuộc sống, luôn thể hiện một khát vọng “vô biên và tuyệt đích” và một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Và có lẽ, nét đặc sắc ấy trong thơ Xuân Diệu được thể hiện rõ nét qua mười ba câu đầu của bài thơ “Vội vàng”.

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 8

Thời đại thơ mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của thơ ca Việt Nam. Thời điểm thơ văn khoát lên cho mình một chiếc áo được cách tân mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ vun trồng những hồn thơ tài ba như: Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu,... Theo như Hoài Thanh nhận định Tản Đà là người “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì đương sắp sửa” thì có lẽ Xuân Diệu là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm trong lòng bạn đọc khi cho ra đời tập: Thơ thơ được xem là đỉnh cao trong phong trào thơ mới. Bài thơ Vội vàng được trích từ tập thơ ấy, tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về nội dung và hình thức của Xuân Diệu. “Một hồn thơ rạo rực băn khoăn trong những câu thơ lời ít ý nhiều như đọng lại bao tinh hoa”.

Mở bài phân tích 13 câu đầu - Mẫu 9

Vội vàng bài thơ xuất sắc của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện triết lí sống của chính tác giả đó là sống nhanh, khẩn trương, hãy mở lòng để đón nhận những gì tinh túy nhất từ cuộc sống.13 câu thơ đầu đã đã thể hiện những suy nghĩ của tác giả, nỗi niềm băn khoăn, tiếc nuối khi cuộc sống cứ đang dần trôi đi.

Mở bài phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng

Mở bài phân tích đoạn 2 - Mẫu 1

Xuân Diệu là một nhà thơ Mới xuất sắc và đạt nhiều thành tựu của văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của ông là bài thơ "Vội vàng" trích trong tập "Thơ thơ". Thi phẩm mang đến cho đọc giả một bức tranh mùa xuân tươi mới và những cảm quan nhân sinh đầy mới mẻ. Đoạn 2 của bài thơ là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và cuộc đời.

Mở bài phân tích đoạn 2 - Mẫu 2

Nền văn học Việt Nam với điểm nhấn của trào lưu Thơ Mới luôn để lại dấu ấn với nhiều tuyệt tác đặc biệt. Trong số những đóng góp của các nhà thơ thì Xuân Diệu được xem là một cây đại thụ lão làng với bao tập thơ về tình yêu khiến độc giả say đắm, mê mẫn. Vội vàng là tác phẩm điển hình viết về nét đẹp nhân sinh, quan niệm sống tích cực từ thi nhân. Ta sẽ thấy rõ nét hơn về điều này ngay khi đến với khổ thứ hai của bài thơ.

Mở bài phân tích đoạn 2 - Mẫu 3

Trong “Thi nhân Việt Nam”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chố nước non lặng lẽ này.”. Nhắc tới Xuân Diệu, ta không thể không nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn, phong cách của ông – Vội vàng. Được rút ta từ tập “Thơ thơ”, “Vội vàng” là nỗi ám ảnh thời gian và lòng ham yêu, khát sống đến cuống quýt của Xuân Diệu. Nếu phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ giải thích lí do phải sống vội vàng.

Mở bài phân tích đoạn 2 - Mẫu 4

Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. Nhắc tới ông, ta không thể không nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn và phong cách của ông: Vội vàng. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. Đặc biệt, nếu phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ đã thể hiện quan niệm nhân sinh mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ.

Mở bài phân tích đoạn 2 - Mẫu 5

Xuân Diệu nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, thơ của ông thể hiện tình cảm ham muốn thưởng thức trọn vẹn tuổi trẻ, trân trọng khoảng thời gian quý báu của tuổi trẻ chỉ đến một lần trong đời. Bài thơ Vội vàng thể hiện tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, dạt dào của tác giả, khát vọng sống nhanh nhưng có ý nghĩa.

Mở bài phân tích đoạn 2 - Mẫu 6

Thơ Mới là thời kì giải phóng cái tôi, để quan niệm phi ngã trong văn chương trung đại không còn là chiếc cũi giam chật hẹp gò ép người nghệ sĩ, ở thời kì này người nghệ sĩ như cánh chim được tự do tung bay, tháo túi sổ lồng. trong số ấy thì Xuân Diệu với bộ ý phục tối tân của mình đã trở thành đại biểu tiêu biểu nhất, là nhà thơ Mới nhất trong các nhà thơ Mới. Và “Vội Vàng” chính là một trong những bài thơ đặc sắc nhất về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu, một hồn thơ thiết tha rạo rực băn khoăn như Hoài Thanh đã nhận xét. Đặc biệt khổ thơ thứ 2 từ “của ong bướm...hoài xuân” đã bộc lộ những quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu về cuộc đời.

Mở bài phân tích đoạn 2 - Mẫu 7

Có thể đưa ra nhận xét đó chính là thơ Mới là thời kì giải phóng cái tôi, để quan niệm phi ngã ở trong văn chương trung đại không còn là chiếc cũi giam bó hẹp người nghệ sĩ. Trong văn học thời kỳ này thì có rất nhiều nghệ sĩ đã dang đôi cánh thể hiện trí tưởng tượng của mình. Một trong số nhà thơ đó thì Xuân Diệu với bộ ý phục tối tân của mình dường như cũng đã lại trở thành đại biểu tiêu biểu nhất và ông được mệnh danh là nhà thơ Mới nhất trong các nhà thơ Mới. Trong các sáng tác của ông không thể thiếu được cái tên Vội Vàng. Trong bài thơ thì đặc sắc nhất chính là khổ thơ thứ 2 vì thông qua khổ thơ này cũng đã thể hiện được quan niệm nhân sinh quan mới mẻ của Xuân Diệu.

Mở bài phân tích 4 câu thơ đầu bài Vội vàng

Mở bài phân tích 4 câu thơ đầu - Mẫu 1

Nếu cần tìm một bài thơ bộc lộ rõ nhất về phong cách của Xuân Diệu thì đó có phải là “Vội vàng”. Thi phẩm này đã nói với chúng ta cái cảm xúc vồ vập với cuộc đời của tuổi trẻ. Thơ Xuân Diệu bao giờ cũng vội vàng, cuống quýt, nó là những cung bậc rạo rực băn khoăn vì thế mà khi vui cũng như khi buồn đều thấy nồng nàn, tha thiết. (ý Hoài Thanh).

Mở bài phân tích 4 câu thơ đầu - Mẫu 2

Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc "hăm hở" làm thơ tình! Nhắc đến Xuân Diệu, sẽ thật là thiếu sót nếu không kể tên "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", và "Thơ duyên" trong tuyển tập "Thơ thơ" - đứa con đầu lòng mà "ông hoàng thơ tình" đã ban tặng cho nhân gian.

Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Vội vàng

Mở bài phân tích khổ cuối - Mẫu 1

Thời gian chẳng bao giờ chiều lòng người, con người thì nhỏ bé nhưng khát khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng thốt khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế và trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ – Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn dặt trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi xuân. Có lẽ thế mà nhà thơ luôn sống vội vàng, sống gấp gáp và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội Vàng được xem là châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh thơ. Trong đó khổ thơ cuối bài với tiết tấu nhanh và mạnh như một lời kết luận cho châm ngôn sống vội của ông.

Mở bài phân tích khổ cuối - Mẫu 2

“Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu trích trong tập thơ “Thơ và Thơ” của nghệ sĩ tài năng Xuân Diệu. Bài thơ là tiếng nói tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, thiết tha với tuổi trẻ của Xuân Diệu. Mười câu thơ cuối bài chính là khúc hát khép lại bài thơ với những quan niệm nhân sinh sâu sắc.

Mở bài phân tích khổ cuối - Mẫu 3

Đến với thế giới thi ca là đến với thế giới của muôn vàn cảm xúc. Ta từng biết đến một Thế Lữ "rộng mở", một Nguyễn Bính "quê mùa", một Hàn Mặc Tử "kì dị". Và thật thiếu sót khi nhắc đến đỉnh cao Thơ mới khi ta quên mất cái tên Xuân Diệu - "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Theo Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh). Ông đã thổi vào nền văn học đương đại một luồng gió mới đầy độc đáo, mới lạ và mang đầy tính nhân văn. Và một trong những vần thơ thể hiện rõ nhất quan niệm ấy là khổ cuối bài "Vội vàng".

Mở bài phân tích khổ cuối - Mẫu 4

Mỗi nhà thơ đều lấy cho mình những dư vị để làm chất riêng cho chất thơ của mình. Nếu Huy Cận là say mê bất tận với cảnh sắc và không gian, Xuân Quỳnh là những rạo rực đắm chìm trong tình yêu thì khi đến với Xuân Diệu ta lại thấy được sự hưng phấn, cuồng si tột độ với những khoảnh khắc lí thú chảy trôi của thời gian. Nỗi niềm ấy được bộc lộ rõ nét qua lời thơ Vội vàng, và đặc biệt qua khổ thơ cuối:

Mở bài phân tích khổ cuối - Mẫu 5

Xuân Diệu là cái tên không hề xa lạ trong văn đàn Việt Nam. Ông được mệnh danh là " nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Thơ của ông mang màu sắc tươi mới, tràn trề sức sống và chứa đựng khát khao mãnh liệt được tận hưởng cuộc đời. Tình yêu cái đẹp và yêu cuộc sống của ông được thể hiện vô cùng sâu sắc qua trong bài thơ "Vội vàng". Đặc biệt là khổ thơ thứ ba của tác phẩm với khát vọng tận hưởng mãnh liệt.

Mở bài triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng

Mở bài triết lý nhân sinh trong Vội vàng - Mẫu 1

Xuân Diệu một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, ông được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Đạt được danh vị như vậy không chỉ bởi những vần thơ mới mẻ, cách luật so với thơ cũ, mà còn bởi những triết lí nhân sinh hết sức mới mẻ trong thơ ông. Vội vàng được trích từ tập thơ đầu tay của Xuân Diệu, nhưng đã thể hiện những quan điểm triết lí nhân sinh mới mẻ, đúng đắn của chàng trai khi tuổi đời mới 22.

Mở bài triết lý nhân sinh trong Vội vàng - Mẫu 2

Xuân Diệu là một nghệ sĩ tài năng đầy sáng tạo, có vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa thơ ca. Thơ ông là tiếng lòng của một con người luôn khao khát giao cảm với đời, say mê cái đẹp. Ông là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Một trong những bài thơ nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến là “Vội vàng” thể hiện cái tôi cá nhân luôn khao khát tận hưởng cuộc sống, yêu đời mãnh liệt ẩn đằng sau tình yêu ấy là quan niệm triết lí nhân sinh sâu sắc về thời gian, tuổi trẻ, con người và vẻ đẹp cuộc sống được Xuân Diệu truyền tải từ bao đời nay vẫn còn nguyên giá trị.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Xuân Diệu (1916 - 1985), còn có bút danh là Thảo Tra, tên thật là Ngô Xuân Diệu.

- Ông thân sinh của Xuân Diệu là một nhà nho, quê ở làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự lực văn đoàn.

- Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hăng say hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

- Ông là Ủy viên của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.

2. Tác phẩm

1. Xuất xứ

- “Vội vàng” được trích từ tập Thơ thơ (1938) - tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu.

- Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống cuồng nhiệt.

2. Bố cục

- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng

- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng

3. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

4. Thể thơ

- Thơ tự do

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt

6. Giá trị nghệ thuật

- Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, gọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống