20 câu Trắc nghiệm Nhập môn hóa học (Cánh diều 2024) có đáp án – Hóa học lớp 10

Tải xuống 8 3.9 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 1: Nhập môn hóa học sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Nhập môn hóa học. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học

Phần 1: Trắc nghiệm Nhập môn hóa học

Câu 1. Nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học bao gồm:

A. cấu tạo của chất;

B. sự biến đổi vật lí và hóa học của chất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi chất;

C. ứng dụng của chất, hóa học trong đời sống và sản xuất;

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Nội dung chính của các vẫn đề lí thuyết hóa học bao gồm: cấu tạo của chất, sự biến đổi vật lí và hóa học của chất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi chất, ứng dụng của chất, hóa học trong đời sống và sản xuất.

Câu 2. Hoạt động khám phá trong môn Hóa học bao gồm:

A. quan sát hoặc tiến hành quá trình thực nghiệm nghiên cứu, thu thập thông tin;

B. phân tích, xử lí số liệu;

C. giải thích, dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống;

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Hoạt động khám phá trong môn Hóa học bao gồm: quan sát hoặc tiến hành quá trình thực nghiệm nghiên cứu, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích, dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

Câu 3. Tiến trình khám phá được thực hiện theo thứ tự là

A. Đề xuất vấn đề; Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Thực hiện kế hoạch khám phá; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá;

B. Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Thực hiện kế hoạch khám phá; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá;

C. Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Thực hiện kế hoạch khám phá; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá;

D. Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Thực hiện kế hoạch khám phá; Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá;

Đáp án: C

Giải thích: Tiến trình khám phá được thực hiện theo thứ tự là: Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về vấn đề; Lập kế hoạch thực hiện quá trình khám phá; Thực hiện kế hoạch khám phá; Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, tiếp thu, phản biện và kết luận về kết quả khám phá.

Câu 4. Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của hóa học trong đời sống?

A. Hóa học về lương thực – thực phẩm;

B. Hóa học về thuốc;

C. Hóa học về vật liệu;

D. Hóa học về mĩ phẩm.

Đáp án: C

Giải thích:

Vai trò của hóa học trong đời sống bao gồm:

Hóa học về lương thực – thực phẩm;

- Hóa học về thuốc;

- Hóa học về mĩ phẩm;

- Hóa học về chất tẩy rửa.

Hóa học về vật liệu thuộc vai trò của hóa học trong sản xuất.

Câu 5. Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của hóa học trong sản xuất?

A. Hóa học về năng lượng;

B. Hóa học sản xuất hóa chất;

C. Hóa học về môi trường;

D. Hóa học về mĩ phẩm.

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của hóa học trong đời sống bao gồm:

- Hóa học về năng lượng;

- Hóa học sản xuất hóa chất;

- Hóa học về môi trường;

- Hóa học về vật liệu.

Hóa học về mĩ phẩm thuộc vai trò của hóa học trong đời sống.

Câu 6. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là

A. sự hình thành hệ Mặt Trời.

B. chất và sự biến đổi của chất.

C. lịch sử phát triển của loài người.

D. tốc độ của ánh sáng trong chân không.

Đáp án: B

Giải thích:

Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.

Câu 7. Hóa học có bao nhiêu nhánh chính

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Đáp án: D

Giải thích: Hóa học có năm nhánh chính, bao gồm: hóa lí thuyết và hóa lí, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa sinh.

Câu 8. Tất cả các chất xung quanh chúng ta đều được tạo nên từ

A. các nguyên tử của các nguyên tố hóa học;

B. các phân tử nước;

C. các phân tử oxi;

D. các hạt α.

Đáp án: A

Giải thích: Tất cả các chất xung quanh chúng ta đều được tạo nên từ các nguyên tử của các nguyên tố hóa học.

Câu 9. Tính chất (vật lí và hóa học) của chất được quyết định bởi

A. công thức phân tử của chất;

B. cấu tạo của chất;

C. khối lượng của chất;

D. kích thước của chất.

Đáp án: B

Giải thích: Tính chất (vật lí và hóa học) của chất được quyết định bởi cấu tạo của chất (gồm các nguyên tử cấu tạo nên chất và sự sắp xếp trật tự liên kết các nguyên tử đó)

Câu 10. Để học tập tốt môn Hóa học, cần:

A. Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học;

B. Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn Hóa học;

C. Chủ động liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn;

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Để học tập tốt môn Hóa học, cần:

- Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học;

- Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn Hóa học;

Chủ động liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn;

Câu 11. Những vấn đề về khí thải động cơ ô tô, xe máy cần được xử lí để đạt tiêu chuẩn cho phép thuộc vai trò của hóa học về

A. môi trường;

B. vật liệu;

C. sản xuất hóa chất;

D. năng lượng.

Đáp án: A

Giải thích: Những vấn đề về khí thải động cơ ô tô, xe máy cần được xử lí để đạt tiêu chuẩn cho phép thuộc vai trò của hóa học về môi trường.

Câu 12. Một lượng lớn NH3 được tổng hợp từ N2 và H2 sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón hóa học. Vấn đề này thuộc lĩnh vực hóa học về

A. lương thực – thực phẩm;

B. năng lượng;

C. sản xuất hóa chất;

D. vật liệu.

Đáp án: C

Giải thích: Một lượng lớn NH3 được tổng hợp từ N2 và H2 sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón hóa học. Vấn đề này thuộc lĩnh vực hóa học về sản xuất hóa chất.

Câu 13Việc lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai thuộc vai trò của hóa học trong lĩnh vực

A. năng lượng;

B. sản xuất hóa chất;

C. môi trường;

D. vật liệu.

Đáp án: A

Giải thích: Việc lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai thuộc vai trò của hóa học trong lĩnh vực năng lượng.

Câu 14. Nguyên tử có

A. kích thước vô cùng nhỏ nên không thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố;

B. kích thước vô cùng nhỏ, nhưng thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố;

C. kích thước rất lớn và không thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố;

D. kích thước rất lớn và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố;

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, nhưng thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một nguyên tố.

Câu 15. Hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai vì

A. Sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu này chỉ là nước tinh khiết mà không có chất thải nào gây hại đến môi trường.

B. Là chất khí nhẹ hơn không khí nên dễ dàng vận chuyển.

C. Phát thải ra lượng nhỏ CO2 gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. Dễ dàng phản ứng với oxygen.

Đáp án: A

Giải thích: Hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai vì sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu này chỉ là nước tinh khiết mà không có chất thải nào gây hại đến môi trường, không phát thải khí COgây biến đổi khí hậu toàn cầu. Là nguồn năng lượng gần như vô tận và có thể tái sinh được.

Phần 2: Lý thuyết Nhập môn hóa học

I. Đối tượng nghiên cứu của hóa học

1. Chất

Tất cả những chất xung quanh ta đều được tạo nên từ các nguyên tử của các nguyên tố hóa học.

Ví dụ: Kim cương được tạo nên từ nguyên tử của nguyên tố carbon (C).

Cấu tạo quyết định đến tính chất vật lí và hóa học của chất.

Ví dụ: Kim cương và than chì đều được tạo nên từ nguyên tử của nguyên tố carbon nhưng kim cương thì cứng, không màu, dẫn điện kém còn than chì lại mềm, màu xám đen và dẫn điện tốt. Điều này được giải thích là do sự khác nhau về cấu tạo của than chì và kim cương.

Hình 1.2. Cấu trúc của kim cương và than chì

- Hiểu biết về cấu tạo hóa học góp phần dự đoán và giải thích tính chất của các chất.

2. Sự biến đổi của chất

- Hóa học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên, chẳng hạn như trong khí quyển, trong các nguồn nước, trong cơ thể động vật và thực vật, trong sản xuất hóa học, ...

Ví dụ: Sắt bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.

Hình 1.3. Thanh sắt bị gỉ do tiếp xúc với không khí ẩm

II. Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học

Một số điều cốt lõi cần thiết trong quá trình học tập môn Hóa học:

- Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học.

Các nội dung đó bao gồm: cấu tạo của chất, sự biến đổi vật lí và hóa học của chất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi chất, ứng dụng của chất, hóa học trong đời sống và sản xuất.

- Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá.

Hoạt động khám phá trong môn Hóa học bao gồm:

+ Quan sát hoặc tiến hành quá trình thực nghiệm nghiên cứu, thu thập thông tin.

+ Phân tích, xử lí số liệu.

+ Giải thích, dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

Hình thức của hoạt động khám phá bao gồm:

+ Tìm hiểu trên mạng internet.

+ Tham gia hoạt động trong lớp, trong phòng thí nghiệm.

+ Tham gia hoạt động ngoài lớp học do giáo viên, nhà trường tổ chức.

- Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học và kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình tìm hiểu, khám phá để phát hiện, giải thích các hiện tượng tự nhiên, vận dụng vào các tình huống thực tiễn, ...

III. Vai trò của hóa học trong thực tiễn

1. Trong đời sống

Hóa học luôn ở xung quanh ta và có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.

- Hóa học về lương thực - thực phẩm: Con người cần sử dụng các loại lương thực – thực phẩm chứa các chất đường, tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để hoạt động và phát triển.

Ví dụ: Thịt, cá, trứng, sữa cung cấp chất đạm; trái cây cung cấp vitamin.

+ Trong cơ thể người, luôn diễn ra rất nhiều phản ứng hóa học, như phản ứng chuyển hóa thức ăn thành các dạng các dạng mà cơ thể có thể hấp thu, phản ứng oxi hóa – khử cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Hóa học về thuốc: Hóa học giúp tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao, an toàn cùng như rẻ tiền.

Ví dụ: Cisplatin [PtCl2(NH3)2] thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư như: ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ...

- Hóa học về mĩ phẩm: Nghiên cứu về hóa học giúp biết cách lựa chọn hoặc tạo ra những chất có màu sắc đẹp và an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn, ...

Ví dụ: Son môi từ dầu gấc (chứa chủ yếu b - carotene) giúp môi hồng hào, không bị thâm môi mà còn mềm mại, không bị khô nứt môi.

- Hóa học về chất tẩy rửa: Xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, ... là những ví dụ về việc sử dụng các chất hóa học với mục đích tẩy rửa trong gia đình.

2. Trong sản xuất

Con người đã chủ động tạo ra các quá trình hóa học phục vụ mục đích tồn tại và phát triển.

- Hóa học về năng lượng: Có rất nhiều phản ứng hóa học xảy ra kèm theo sự giải phóng năng lượng.

Ví dụ: Các quá trình đốt cháy nhiên liệu như xăng, dầu, than, củi, ... Nhiên liệu cần cho tất cả các quá trình sản xuất, các nhà máy nhiệt điện, ô tô, máy bay, tên lửa, ...

+ Hiểu biết về hóa học giúp lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất, đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai.

- Hóa học về sản xuất hóa chất: Các hóa chất cơ bản như NH3, H2SO4, HCl, HNO3, ... có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác, được sản xuất với lượng lớn trong các nhà máy sản xuất hóa chất.

Ví dụ: Một lượng lớn NH3 tổng hợp từ N2 và H2 được sử dụng để sản xuất phân đạm.

- Hóa học về vật liệu:

+ Các loại vật liệu mới, tiên tiến như vật liệu chịu nhiệt, chịu áp suất; vật liệu xúc tác nhằm đẩy nhanh tốc độ các phản ứng hóa học, ...

Ví dụ: Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể được nhiệt độ tới 4000oC. Chúng là các vật liệu tiềm năng cho phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ.

+ Các vật liệu thông thường như sắt, thép, xi măng, nhựa, ... đều được tạo ra từ các quá trình hóa học.

- Hóa học về mội trường: Nước thải, khí thải nhà máy trước khi xả ra môi trường phải được xử lí bằng các biện pháp thích hợp; khí thải động cơ ô tô, xe máy cũng cần phải được xử lí để đạt đến tiêu chuẩn cho phép.

Ví dụ: Khí thải chứa CO2, SO2, ... cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe3+, Cu2+, ... ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho tác dụng với sữa vôi Ca(OH)2.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1: Nhập môn hóa học

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống