17 câu Trắc nghiệm Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng (Kết nối tri thức) có đáp án 2024 – Toán 6

Tải xuống 13 2.6 K 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng sách Kết nối tri thức. Tài liệu gồm 17 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Phần 1. Trắc nghiệm Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Câu 1. Hãy chọn hình vẽ đúng theo diễn đạt sau: 
Vẽ đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD nhưng đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD.

A.

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 1)

B.

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 2)

C.

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 3)

D.

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 4)

Trả lời:

Đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD nhưng đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD nghĩa là đoạn thẳng AB không có điểm chung với đoạn thẳng CD và đường thẳngABcó duy nhất một điểm chung với đoạn thẳng CD.

Hình vẽ thể hiện đúng diễn đạt trên là

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 5)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2. Cho E là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết rằng IE = 4cm, EK = 10cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK.

A. 4cm

B. 7cm

C. 6cm

D. 14cm

Trả lời:

Vì E là điểm nằm giữa hai điểm I và K nên ta có IE + EK = IK

Hay 4 + 10 = IK suy ra IK = 14cm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3. Gọi I là một điểm thuộc đoạn thẳng MN. Khi IM = 4cm, MN = 7cm thì độ dài của đoạn thẳng IN là?

A. 3cm

B. 11cm

C. 1,5cm

D. 5cm

Trả lời:

Vì I là một điểm thuộc đoạn thẳng MN nên I là điểm nằm giữa hai điểm M; N.

Do đó ta có MI + IN = MN mà IM = 4cm, MN = 7cm nên4 + IN = 7

⇒ IN = 7 – 4 ⇒ IN = 3cm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4. Gọi K là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết rằng EF = 9cm, FK = 5cm. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. EK > FK

B. EK < FK 

C. EK = FK 

D. EK > EF

Trả lời:

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 6)

Vì K là một điểm của đoạn thẳng EF nên điểm K nằm giữa E; F. Do đó ta có

EK + KF = EF ⇒ EK = EF – KF ⇒ EK = 9 – 5 = 4cm

Suy ra EK < FK(4cm < 5cm) nên A và C sai, B đúng.

Vì  4cm < 7cm nên EK < EF do đó D sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5. Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 10cm. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B.Biết rằng MA = MB + 2cm. Tính độ dài các đoạn thẳng MA; MB.

A. MA = 8cm; MB = 2cm. 

B. MA = 7cm; MB = 5cm.

C. MA = 6cm; MB = 4cm. 

D. MA = 4cm; MB = 6cm.

Trả lời:

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 7)

Vì điểm M nằm giữa hai điểm A và B nên ta có

MA + MB = AB (1)

Thay  MA = MB + 2 vào (1) ta được

MB + 2 + MB = AB mà AB = 10cm

Suy ra

 2MB + 2 = 10 ⇒ 2MB = 10 – 2 ⇒ 2MB = 8

⇒ MB = 8:2 = 4cm

Nên MA = MB + 2 = 4 + 2 = 6cm

Vậy MA = 6cm; MB = 4cm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6. Cho đoạn thẳng IK = 8cm. Điểm PP nằm giữa hai điểmI và K sao cho

 IP – PK = 4cm. Tính độ dài các đoạn thẳng PI  và PK.

A. IP = 2cm; PK = 6cm.

B. IP = 3cm; PK = 5cm. 

C. IP = 6cm; PK = 2cm. 

D. IP = 5cm; PK = 1cm.

Trả lời:

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 8)

Vì điểm P nằm giữa hai điểmI và K nên ta có PI + PK =I K ⇒ PI + IK = 8cm (1)

Theo đề bài 

IP – PK = 4cm(2)

Từ (1) và (2) suy ra IP=8+42=6cm và PK=842=2cm

Vậy IP = 6cm; PK = 2cm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7. Trên đường thẳng a lấy 4 điểm M, N, P, Q theo thứ tự đó. Cho biết 

MN = 2cm; MQ = 5cm và NP = 1cm. Tìm các cặp đoạn thẳng bằng nhau.

A.  MP = PQ 

B. MP = NQ

C. MN = PQ 

D. Cả B, C đều đúng.

Trả lời:

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 9)

Theo đề bài ta có N nằm giữa M và Q nên MN + NQ = MQ mà 

MN = 2cm; MQ = 5cm

Nên NQ = MQ – MN = 5 – 2 = 3cm.

Lại có P nằm giữa N và Q (theo đề bài) nên 

NP + PQ = NQ mà NP = 1cm; NQ = 3cm

Nên PQ = NQ – NP = 3 – 1 = 2cm

Vì N nằm giữa M và P (theo đề bài) nên 

MN + NP = MP mà NP = 1cm; MN = 2cm

Nên MP = 2 + 1 = 3cm

Khi đó ta có NQ = 3cm; MP = 3cm; PQ = 2cm; MN = 2cm 

NQ = MP; MN = PQ; MP < PQ

Vậy A sai và cả B, C  đều đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8. Cho đoạn thẳng AB = 4,5cm và điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Biết AC=23CB Tính độ dài đoạn thẳng AC và BC.

A. BC = 2,7cm; AC = 1,8cm. 

B. BC = 1,8cm; AC = 2,7cm. 

C. BC = 1,8cm; AC = 1,8cm. 

D. BC = 2cm; AC = 3cm.

Trả lời:

Vì điểm C nằm giữa hai điểm A và B nên ta có 

AC + CB = AB (1)

Thay AC=23CB (theo đề bài) vào (1) ta được

23CB+CB=ABCB.23+1=4,5CB.53=92BC=92:53=2710=2,7cm

Từ đó AC=23BC=23.2,7=1,8cm

Vậy BC = 2,7cm; AC = 1,8cm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9. Cho bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng theo thứ tự đó. Biết rằng 

 AD = 16cm; AC – CD = 4cm; CD = 2AB.

Tính độ dài đoạn thẳng BD.BD.

A. BD = 11cm. 

B. BD = 14cm. 

C. BD = 13cm. 

D. BD = 12cm.

Trả lời:

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 10)

Theo đề bài điểm CC nằm giữa hai điểm A và D nên ta có AC + CD = AD

Mà AD = 16cm nên AC + CD = 16cm và AC – CD = 4cm

Suy ra AC=16+42=10cm và CD=1642=6cm

Lại có CD = 2AB

nên AB=CD2=62=3cm

Theo đề bài ta có điểm B nằm giữa hai điểm A và D nên AB + BD = AD

Suy ra 3 + BD = 16⇒ BD = 16 – 3 = 13cm.

Vậy BD = 13cm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10. Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ dưới đây

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 11)

A. MN; MQ; NQ; ML; LP; MP; NP; QL 

B. MN; QL; MQ; NQ; ML; LP; MP 

C. MN; MQ; NQ; ML; QL; MP; NP

D. MN; MQ; ML; MP; NP

Trả lời:

Các đoạn thẳng có trên hình vẽ là:

MN; MQ; NQ; ML; LP; MP; NP; QL

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11. Cho G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK ( G không trùng với H và K). Hỏi trong ba điểm G, H, K, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

A. Điểm G

B. Điểm H

C. Điểm K

D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Trả lời:

Vì G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK nên G nằm giữa hai điểm H và K.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12. Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì:

A. PN + MN = PN 

B. MP + MN = PN

C. MP + PN = MN 

D. MP – PN = MN

Trả lời:

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 12)

Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì MP + PN = MN.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13. Nếu một đoạn thẳng cắt một tia thì đoạn thẳng và tia có bao nhiêu điểm chung?

A. 1 

B. 2 

C. 0 

D. Vô số

Trả lời:

Nếu một đoạn thẳng cắt một tia thì đoạn thẳng và tia có duy nhất một điểm chung.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14. Cho 10 điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng, cứ qua hai điểm ta vẽ một đoạn thẳng. Hỏi vẽ được tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?

A. 10 

B. 90

C. 40 

D. 45

Trả lời:

Số đoạn thẳng cần tìm là:

10.1012=45 đoạn thẳng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15. Cho n điểm phân biệt ((n ≥ 2; n∈N) trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng nối hai trong nn điểm đó. Có tất cả 28 đoạn thẳng. Hãy tìm n.

A. n = 9.

B. n = 7.

C. n = 8.

D. n = 6.

Trả lời:

Số đoạn thẳng tạo thành từ nn điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng là nn12n2;nN

Theo đề bài có 28 đoạn thẳng được tạo thành nên ta có

nn12=28nn1=56=8.7

Nhận thấy (n−1) và n là hai số tự nhiên liên tiếp, suy ra n=8.n=8.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16. Đường thẳng xx′ cắt bao nhiêu đoạn thẳng trên hình vẽ sau

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 13)

A. 3

B. 4

C. 5 

D. 6

Trả lời:

Đường thẳng xx′ cắt năm đoạn thẳng OA; OB; ABMA; MB

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17. Cho các đoạn thẳng AB = 4cm; MN = 5cm; EF = 3cm; PQ = 4cm;

IK = 5cm. Chọn đáp án sai.

A. AB < MN

B. EF < IK 

C. AB = PQ

D. AB = EF

Trả lời:

+ Đáp án A: AB < MN là đúng vì AB = 4cm < 5cm = MN.

+ Đáp án B: EF < IK là đúng vì EF = 3cm < 5cm = IK

+ Đáp án C: AB = PQ là đúng vì hai đoạn cùng có độ dài 4cm

+ Đáp án D: AB = EF  là sai vì AB = 4cm > 3cm = EF.

Đáp án cần chọn là: D

Phần 2. Lý thuyết Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

1. Đoạn thẳng

Đoạn thẳng AB, hay đoạn thẳng BA, là hình gồm 2 điểm A, B cùng với tất cả các điểm nằm giữa A và B.

- A; B là hai đầu mút (mút) của đoạn thẳng AB.

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Ví dụ 1: Đọc tên các đoạn thẳng có trong hình:

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Các đoạn thẳng có trong hình là: AB; BC; CD; DA.

2. Độ dài đoạn thẳng

a) Độ dài đoạn thẳng

- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Khi chọn một đơn vị độ dài thì độ dài mỗi đoạn thẳng được biểu diễn bởi một số dương (thường viết kèm đơn vị).

Độ dài đoạn thẳng AB còn gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B. Ta quy ước khoảng cách giữa hai điểm trùng nhau bằng 0 (đơn vị).

- Đơn vị đo độ dài đoạn thẳng: mm; cm; dm; m; km…

Ví dụ 2: Quan sát hình vẽ

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Ta thấy:

+ Độ dài đoạn thẳng AB là 1cm.

+ Độ dài đoạn thẳng CD là 3cm.

+ Độ dài đoạn thẳng MN là 6cm.

b) So sánh độ dài đoạn thẳng

- Hai đoạn thẳng AB và EG có cùng độ dài. Ta viết AB = EG và nói đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng EG.

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

- Đoạn thẳng AB có độ dài nhỏ nhơn đoạn thẳng CD. Ta viết AB < CD và nói AB ngắn hơn CD hoặc CD > AB và nói CD dài hơn AB.

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

c) Đo độ dài đoạn thẳng

Để đo độ dài đoạn thẳng ta làm như sau:

Bước 1: Đặt thước trùng với đường thẳng sao cho vạch 0 của thước trùng với một đầu mút của đoạn thẳng.

Bước 2: Quan sát xem đầu mút còn lại trùng với vạch mấy của thước thì số chỉ ở vạch đó chính là độ dài đoạn thẳng.

Chú ý: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia

Trắc nghiệm Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Trắc nghiệm Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng

Trắc nghiệm Bài 36: Góc

Trắc nghiệm Bài 37: Số đo góc

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống