17 câu Trắc nghiệm Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên (Kết nối tri thức) có đáp án 2024 – Toán 6

Tải xuống 10 2.4 K 26

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên sách Kết nối tri thức. Tài liệu gồm 17 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Phần 1. Trắc nghiệm Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

I. Nhận biết

Câu 1. Trong các dãy số sau đây, dãy nào sắp xếp theo thứ tự giảm dần:

A. 1 235; 456; 723; 985; 6 721.

B. 1 235; 6 721; 985; 723; 456.

C. 6 721; 1 235; 985; 723; 456.

D. 6 721; 985; 1 235; 723; 456.

Lời giải Ta có 6 721 > 1 235 > 985 > 723 > 456.

Đáp án: C

Câu 2. Kí hiệu nghĩa là gì?

A. a nhỏ hơn b.

B. a bằng b.

C. a lớn hơn b.

D. a nhỏ hơn hoặc bằng b.

Lời giải Kí hiệu nghĩa là a nhỏ hơn hoặc bằng b.

Đáp án: D

Câu 3. Cho trục số sau. Điểm D trên trục số biểu diễn cho số tự nhiên nào?

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 1)

A. Số 2

B. Số 4

C. Số 7

D. Số 8

Lời giải Trên trục số điểm D biểu diễn cho số 4.

Đáp án: B

Câu 4. Cho hai số tự nhiên m = 12 036 và n= 12 134. Chọn đáp án đúng.

A. m < n;

B. m > n;

C. m ≥ n;

D. m ≤ n.

Lời giải Ta có 12 036 < 12 134 nên m < n.

Đáp án: A

Câu 5. Cho số tự nhiên x, thỏa mãn 120 < x < 122.

A. x = 120;

B. x = 121;

C. x = 122;

D. Không tồn tại x.

Lời giải Vì x là số tự nhiên thỏa mãn 120 < x < 122 nên x = 121.

Đáp án: B

Câu 6. Số liền trước và số liền sau của 180 là:

A. Số liền trước là 189 và số liền sau là 181.

B. Số liền trước là 179 và số liền sau là 181.

C. Số liền trước là 179 và số liền sau là 180.

D. Số liền trước là 170 và số liền sau là 181.

Lời giải Số liền trước của 180 là 179, số liền sau của 180 là 181.

Đáp án: B

Câu 7. Trong hai số tự nhiên a và b, nếu a nhỏ hơn b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm ở đâu?

A. Bất kì trên tia số.

B. Bên phải điểm 0.

C. Bên phải điểm b.

D. Bên trái điểm b.

Lời giải Trong hai số tự nhiên a và b, nếu a nhỏ hơn b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm ở bên trái điểm b.

Đáp án: D

Câu 8. Nếu a < b và b < c thì:

A. a > c

B. a ≥ c

C. a < c

D. a ≤ c

Lời giải Nếu a < b, b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).

Đáp án: C

Câu 9. Trục số biểu diễn điểm 3 là:

A.

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 2)

B. 

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 3)

C.

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 4)

D. 

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 5)

Lời giải

Biểu diễn điểm 3 trên trục số, điểm 3 sẽ dịch về bên phải số 0 ba vạch.

20 câu Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 6)

Đáp án: A

Câu 10. Điền số thích hợp vào chỗ chấm để được ba số tự nhiên liên tiếp: 10 024; …….; ……….

A. 1 025; 1 026.

B. 10 023; 1025.

C. 10 024; 10 025.

D. 10 025; 10 026.

Lời giải Ta có 10 024 là số đầu tiên trong dãy ba số tự nhiên tiếp nên hai số tự nhiên liền sau lần lượt là 10 025; 10 026.

Đáp án: D

II. Thông hiểu

Câu 1. Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai điểm a và c. Hãy dùng kí kiệu “<” để mô tả thứ tự của ba số a, b và c. 

A. a < b < c;

B. a < c < b;

C. c < b < a;

D. c < b < a.

Lời giải

Vì b nằm giữa a và c nên ta có hai trường hợp:

a < b < c hoặc c < b < a.

Mà a là số nhỏ nhất nên a < b < c.

Đáp án: A

Câu 2. Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: 1 029; 872; 2 304; 12 340; 756.

A. 2 304; 12 340; 1 029; 872; 756.

B. 2 304; 1 029; 12 340; 872; 756.

C. 12 340; 2 304; 1 029; 872; 756.

D. 12 340; 1 029; 2 304; 872; 756.

Lời giải Các số theo thứ tự giảm dần là: 12 340; 2 304; 1 029; 872; 756.

Đáp án: C

Câu 3. Liệt kê các phần tử của tập hợp sau: M = .

A. M = {10; 11; 12; 13; 14; 15}.

B. M = {10; 11; 12; 13; 14}.

C. M = {11; 12; 13; 14}.

D. M = {11; 12; 13; 14; 15}.

Lời giải

Tập hợp M gồm các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 15 là:

M = {10; 11; 12; 13; 14}.

Đáp án: B

Câu 4. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

I)  1999 > 2003;

II) 100 000 là số tự nhiên lớn nhất;

III) 5 ≤ 5;

IV) Số 1 là số tự nhiên nhỏ nhất.

A. I đúng

B. II đúng

C. III đúng

D. IV đúng.

Lời giải

I) Ta thấy 1 999 nằm ở bên trái điểm 2003 nên 1999 < 2003. Do đó khẳng định 1999 > 2003 là sai.

II) Ta có: 100 001 > 100 000 

Mà 100 001 cũng là một số tự nhiên

Nên khẳng định 100 000 là số tự nhiên lớn nhất là sai.

III) Ta có 5 = 5 nên khẳng định 5 5 là đúng.

IV) Ta có 0 < 1 

Mà 0 cũng là một số tự nhiên

Nên khẳng định 1 là số tự nhiên nhỏ nhất là sai.

Đáp án: C

Câu 5. Cho tập hợp K = { x ∈ N* | x ≤ 3} . Chọn đáp án đúng.

A.3 ∉ K;

B.0 ∈ K ;

C.3 ∈ K ;

D.1 ∉ K.

Lời giải

Tập hợp K bao gồm các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 3 nên K = .

Do đó 3 ∈ K.

Đáp án: C

III. Vận dụng

Câu 1. Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao của Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150 cm, bạn Bắc cao 153 cm, bạn Cường cao 148 cm. Sắp xếp các điểm A, B, C trên cây sào theo thứ tự từ thấp đến cao.

A. A, B, C.

B. A, C, B.

C. C, A, B.

D. C, B, A.

Lời giải

Ta có 148 < 150 < 153

Do đó, trên cây sào các điểm theo thứ tự từ thấp đến cao là C, A, B. 

Đáp án: C

Câu 2. Theo dõi kết quả bán hàng trong ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:

Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều;

Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.

Hãy so sánh số tiền thu được (đều là các số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối. 

A. Số tiền thu được buổi sáng ít hơn số tiền thu được vào buổi tối.

B. Số tiền thu được buổi sáng nhiều hơn số tiền thu được vào buổi tối.

C. Số tiền thu được buổi sáng bằng số tiền thu được vào buổi tối.

D. Không kết luận được.

Lời giải

Gọi số tiền thu được của buổi sáng là a;

Số tiền thu được vào buổi chiều là b;

Số tiền thu được vào buổi tối là c.

Ta có số tiền buổi sáng thu được lớn nhiều hơn số tiền thu được vào buổi chiều nên a > b;

Ta có số tiền thu được vào buổi tối ít hơn số tiền thu được vào buổi chiều nên c < b.

Theo tính chất bắc cầu ta có: a > b > c. Suy ra a > c.

Vậy số tiền thu được buổi sáng nhiều hơn số tiền thu được buổi tối.

Đáp án: B

Phần 2. Lý thuyết Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

+ Ta đã biết tập các số tự nhiên được kí hiệu là N, nghĩa là N = {0; 1; 2; 3;...}. Mỗi phần tử 0; 1; 2; 3; … được biểu diễn bởi một điểm trên tia số gốc 0 như hình vẽ:

Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức 

+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Khi đó, ta viết a < b hoặc b > a. Ta còn nói: điểm a nằm trước điểm b, hoặc điểm b nằm sau điểm a.

+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau, chẳng hạn 9 là số liền sau của 8 (còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp.

+ Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu). Chẳng hạn a < 5 và 5 < 7 suy ra a < 7.

Ví dụ 1. Viết thêm các số liền trước và số liền sau của hai số 2 567 và 3 012 để được sáu số tự nhiên và sắp xếp sáu số đó theo thứ tự giảm dần.

Lời giải

Số liền trước 2 567 là: 2 566;

Số liền sau 2 567 là: 2 568;

Số liền trước 3 012 là: 3 011;

Số liền sau 3 012 là 3 013;

Sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần là: 3 013; 3 012; 3 011; 2 568; 2 567; 2 566.

+ Kí hiệu "≤ "  và "≥"

Ta còn dùng kí hiệu a ≤ b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b”) để nói “a < b hoặc a = b”.

Ta còn dùng kí hiệu a ≥ b (đọc là “a lớn hơn hoặc bằng b”) để nói “a > b hoặc a = b”.

Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤ c .

Ví dụ 2. Cho tập hợp A = {x ∈ N* | x ≤ 14}. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.

Lời giải

Các số tự nhiên khác không nhỏ hơn hoặc bằng 14 là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 12; 14.

A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 12; 14} .

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Cách ghi số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống