20 câu Trắc nghiệm Phép cộng và phép trừ số tự nhiên (Kết nối tri thức) có đáp án 2024 – Toán 6

Tải xuống 11 1.5 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên sách Kết nối tri thức. Tài liệu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Phần 1. Trắc nghiệm Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

I. Nhận biết

Câu 1. Trong phép tính 12 + 145 = 157. Số 12 là:

A. Số hạng 

B. Thừa số

C. Tích

D. Tổng

Lời giải Trong phép tính 12 + 145 = 157 thì 12, 145 là số hạng còn 157 là tổng.

Đáp án: A

Câu 2. Phép cộng số tự nhiên có tính chất:

A. Giao hoán.

B. Kết hợp.

C. Vừa giao hoán, vừa kết hợp.

D. Cả A, B, C đều sai.

Lời giải Phép cộng số tự nhiên vừa có tính chất giao hoán, vừa có tính chất kết hợp.

Đáp án: C

Câu 3. Trong phép tính 123 – 11 = 112. Thì 112 là

A. Số trừ

B. Số bị trừ

C. Tổng

D. Hiệu

Lời giải Trong phép tính 123 – 11 = 112 thì 112 là hiệu.

Đáp án: D

Câu 4. Trong tập hợp số tự nhiên , phép trừ a – b chỉ thực hiện được khi

A. a > b.

B. a ≥ b.

C. a < b.

D.a ≤ b.

Lời giải Trên tập , phép trừ a – b chỉ thực hiện được khi a ≥ b.

Đáp án: B

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Phép trừ 8 – 9 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên.

B. Phép trừ 23 – 50 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên.

C. Phép trừ 11 – 15 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên.

D. Phép trừ 85 – 85 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên.

Lời giải Phép trừ hai số tự nhiên a và b thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên nếu a ≥ b nên chỉ có đáp án D thỏa mãn.

Đáp án: D

II. Thông hiểu

Câu 1. Tính một cách hợp lí: 285 + 470 + 115 + 230

A. 400

B. 700

C. 1 100

D. 1 000.

Lời giải

285 + 470 + 115 + 230

= (285 + 115) + (470 + 230)

= 400 + 700

= 1 100.

Đáp án: C

Câu 2. Tìm số tự nhiên x, biết: x + (120 – 25) = 345 

A. x = 240

B. x = 250

C. x = 300

D. x = 255

Lời giải

x + (120 – 25) = 345 

x + 95 = 345

x         = 345 – 95

x         = 250.

Đáp án: B

Câu 3. Bạn Hùng có 127 viên bi, bạn An cho bạn Hùng thêm 17 viên bi nữa.

Hỏi bạn Hùng có tất cả bao nhiêu viên bi?

A. 134 viên bi

B. 124 viên bi

C. 144 viên bi

D. 149 viên bi

Lời giải Bạn Hùng có số viên bi là: 127 + 17 = 149 (viên bi).

Đáp án: C

Câu 4. Lớp 6A có 37 học sinh. Đầu năm lớp có 3 bạn chuyển đến và cuối năm có 4 bạn chuyển đi. Hỏi sĩ số của lớp 6A cuối năm là bao nhiêu?

A. 36 học sinh.

B. 35 học sinh.

C. 33 học sinh.

D. 40 học sinh.

Lời giải

Sĩ số lớp 6A lúc đầu năm là: 37 + 3 = 40 (học sinh).

Sĩ số lớp 6A lúc cuối năm là: 40 – 4 = 36 (học sinh)

Vậy cuối năm lớp 6A có 36 học sinh.

Đáp án: A

Câu 5. Bạn Thu An có 5 quyển sách ngữ văn, 12 quyển sách toán và 26 quyển sách tiếng anh. Hỏi bạn Thu An có tất cả bao nhiêu quyển sách?

A. 17 quyển sách.

B. 43 quyển sách.

C. 38 quyển sách.

D. 31 quyển sách.

Lời giải Bạn Thu An có tất cả số quyển sách là: 5 + 12 + 26 = 43 (quyển sách).

Đáp án: B

Câu 6. Kết quả của phép tính: 1 201 – 89 = ?

A. 1 112.

B. 1 290.

C. 1 121.

D. 1 102.

Lời giải Kết quả của phép tính 1 201 – 89 = 1 112.

Đáp án: A

Câu 7. Tìm x, thỏa mãn 123 + x = 981.

A. x = 123.

B. x = 981.

C. x = 858.

D. x = 1 104.

Lời giải

123 + x = 981 

          x = 981 – 123 

          x = 858.

Vậy x = 858.

Đáp án: C

Câu 8. Thực hiện phép tính: 13 + 84 + 87 + 16

A. 190

B. 200

C. 180

D. 210

Lời giải

13 + 84 + 87 + 16

= (13 + 87) + (84 + 16) 

= 100 + 100 

= 200.

Đáp án: B

Câu 9. Sản lượng gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2019 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt được 763 tấn thóc, tăng 103 tấn so với năm 2018. Hãy tính sản lượng thóc thu được vào năm 2018.

A. 660 (tấn)

B. 760 (tấn)

C. 866 (tấn)

D. 766 (tấn)

Lời giải

Sản lượng thóc năm 2018 là: 763 + 103 = 866 (tấn)

Vậy sản lượng thóc thu được năm 2018 là 866 tấn.

Đáp án: C

Câu 10. Thay dấu ? bằng số thích hợp:

? + 2 874 = 2 874 + 7 869.

A. 7 869.

B. 10 743.

C. 4 962.

D. 13 617.

Lời giải

? + 2 874 = 2 874 + 7 869.

?              = 2 874 + 7 869 – 2 874 

?              = (2 874 – 2 874) + 7 869

?              = 0 + 7 869

?           = 7869.

Đáp án: A

III. Vận dụng

Câu 1. Mai đi chợ mua cà tím hết 18 nghìn đồng, cà chua hết 21 nghìn đồng và rau cải hết 30 nghìn đồng. Mai đưa cô bán hàng tờ 100 nghìn đồng thì được trả lại bao nhiêu tiền?

A. 30 nghìn đồng.

B. 31 nghìn đồng.

C. 21 nghìn đồng.

D. 41 nghìn đồng

Lời giải

Số tiền Mai đã mua là: 18 + 21 + 30 = 69 (nghìn đồng).

Số tiền cô bán hàng trả lại Mai là: 100 – 69 = 31 (nghìn đồng).

Vậy cô bán hàng phải trả lại Mai 31 nghìn đồng.

Đáp án: B

Câu 2. Nhà ga số 1 và nhà ga số 2 của một sân bay có thể tiếp nhận tương ứng 6 526 300 và 4 090 000 lượt hành khách mỗi năm. Nhờ đưa vào sử dụng nhà ga số 3 mà mỗi năm sân bay có thể tiếp nhận được khoảng 22 851 200 lượt khách. Hãy tính số lượt khách mà nhà ga số 3 có thể tiếp nhận mỗi năm.

A. 12 234 900 lượt khách.

B. 12 324 900 lượt khách.

C. 12 851 200 lượt khách.

D. 10 616 300 lượt khách.

Lời giải

Số lượt khách mà nhà ga số 1 và nhà ga số 2 có thể tiếp nhận được là:

6 526 300 + 4 090 000 = 10 616 300 (lượt khách).

Số lượt khách mà nhà ga số 3 có thể tiếp nhận được mỗi năm là: 

22 851 200 – 10 616 300 = 12 234 900 (lượt khách).

Vậy nhà ga số 3 có thể tiếp nhận được 12 234 900 lượt khách mỗi năm.

Đáp án: A

Câu 3. An có 100 000 đồng để mua đồ dùng học tập. An đã mua 5 quyển vở, 6 cái bút bi và 2 cái bút chì. Biết rằng mỗi quyển vở có giá 6 000 đồng, mỗi cái bút bi hoặc bút chì có giá 5 000 đồng. Hỏi An còn lại bao nhiêu tiền?

A. 20 000 đồng                

B. 70 000 đồng                

C. 100 000 đồng 

D. 30 000 đồng

Lời giải

An mua 5 quyển vở hết số tiền là:  đồng.

An mua 6 cái bút bi và 2 cái bút chì hết số tiền là: (6+2) x 5000 = 40 000 đồng.

Số tiền An đã dùng để mua đồ dùng học tập là: 30 000 + 40 000 = 70 000 đồng.

Số tiền còn lại của An là: 100 000 – 70 000 = 30 000 đồng.

Vậy An còn lại 30000 đồng.

Đáp án: D

Câu 4. Kết quả của phép tính: 2 021 + 2 022 + 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029.

A. 16 200

B. 14 175

C. 18 225

D. 20 250

Lời giải

2 021 + 2 022 + 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029

= (2 021 + 2 029) + (2 022 + 2 028) + (2 023 + 2 027) + (2 024 + 2 026) + 2 025

= 4 050 + 4 050 + 4 050 + 4 050 + 2 025

= 16 200 + 2 025

= 18 225.

Đáp án: C

Câu 5. Năm nay An 12 tuổi, mẹ hơn An 18 tuổi. Hỏi sau 6 năm nữa thì mẹ An bao nhiêu tuổi.

A. 30 tuổi.

B. 36 tuổi

C. 32 tuổi

D. 42 tuổi

Lời giải

Năm nay số tuổi của mẹ An là: 12 + 18 = 30 (tuổi).

Sau 6 năm nữa số tuổi của mẹ An là: 30 + 6 = 36 (tuổi).

Đáp án: B

Phần 2. Lý thuyết Phép cộng và phép trừ số tự nhiên 

1. Phép cộng số tự nhiên

+ Phép cộng hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tổng của chúng, kí hiệu là a + b.

Có thể minh họa phép cộng nhờ tia số, chẳng hạn phép cộng 3 + 4 = 7

Ví dụ 1: Tính:

a) 3 + 4;

b) 23 + 37;

c) 78 + 189.

Lời giải

a) 3 + 4 = 7;

b) 23 + 37 = 60;

c) 78 + 189 = 267.

+ Phép cộng số tự nhiên có các tính chất:

  • Giáo hoán: a + b = b + a.
  • Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).

+ Chú ý: a + 0  = 0 + a = a.

+ Tổng (a + b) + c hay a + (b + c) gọi là tổng của ba số a, b, c và viết gọn là: a + b + c.

Ví dụ 2. Tính:

a) 7 + 12 + 13;

b) 25 + 89 + 75 + 11.

Lời giải

a) 7 + 12 + 13 = 12 + (7 + 13) = 12 + 20 = 32;

b) 25 + 89 + 75 + 11 = (25 + 75) + (89 + 11) = 100 + 100 = 200.

2. Phép trừ số tự nhiên

+ Với hai số tự nhiên a, b đã cho, nếu có số tự nhiên c sao cho a + b = c thì ta có phép trừ 

a – b = c. Trong đó, a là số bị trừ, b là số trừ và c là hiệu.

Ví dụ 3. Tính: 

a) 725 – 630;

b) 429 – 236.

Lời giải

a) 725 – 630 = 95.

b) 419 – 236 = 183.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống