Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12, tài liệu bao gồm 9 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHƯƠNG 7: SẮT

DẠNG 1: LÍ THUYẾT

Câu 1: Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là gì ?

A. Hemantit, pirit, manhetit, xiđerit                       B. Xiđerit, hemantit, manhetit, pirit

C. Xiđerit, manhetit, pirit, hemantit                       D. Pirit, hemantit, manhetit, xiđerit

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A.  Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl3

B.  Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3

C.  Cu có khả năng tan trong dung dịch PbCl2

D.  Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl2

Câu 3: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 5.                                  B. 4.      

C. 2.                                  D. 3.

Câu 4: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là

A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.          

B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.

C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3  

D. Fe2O3.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.    

B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.                    

D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

Câu 6: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: s

A. I, II và III.                       B. I, II và IV.      

C. I, III và IV.                   D. II, III và IV.

Câu 7: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)2 và AgNO3.   

B. AgNO3 và Zn(NO3)2.

C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.         

D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

Câu 8: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 4.                                  B. 6.   

C. 5.                                  D. 7.

Câu 9: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc :

A. chu kì 4, nhóm VIIIB.       

B. chu kì 4, nhóm VIIIA.

C. chu kì 3, nhóm VIB.        

D. chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 10: Cho dd X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dd : FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là

A. 3                                   B. 5        

C. 4                                   D. 6

Câu 11: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1                                   B. 4        

C. 3                                   D. 2

Câu 12: Cho các cặp chất với ti lệ số mol tương ứng như sau :

(a) Fe3O4 và Cu (1:1)     (b) Sn và Zn (2:1)           (c) Zn và Cu (1:1)

(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) FeCl2 và Cu (2:1)    (g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 4                                   B. 2    

C. 3                                   D. 5

Câu 13: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá                 B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá

C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá                  D. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá

Câu 14: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dd HCl nhưng không tác dụng với dd HNO3 đặc, nguội là:

A. Fe, Al, Cr                    B. Cu, Fe, Al   

C. Fe, Mg, Al                   D. Cu, Pb, Ag

Câu 15: Cho phản ứng:

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O.

Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là

A. FeSO4 và K2Cr2O7.          

B. K2Cr2O7 và FeSO4.

C. H2SO4 và FeSO4.      

D. K2Cr2O7 và H2SO4.

Câu 16: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là

A. Cr2+, Au3+, Fe3+.         B. Fe3+, Cu2+, Ag+.   

C. Zn2+, Cu2+, Ag+.          D. Cr2+, Cu2+, Ag+.

Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dd HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hòan tòan. Thành phần của Z gồm:

A. Fe2O3, CuO, Ag.         B. Fe2O3, CuO, Ag2O.   

C. Fe2O3, Al2O3.              D. Fe2O3, CuO.

Câu 18: Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:

A. 4                                   B. 5          

C. 6                                   D. 8

Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1)   Đốt dây sắt trong khí clo.

(2)   Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).

(3)   Cho FeO vào dd HNO3 (loãng, dư).

(4)   Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(5)  Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) ?

A. 4                                   B. 2        

C. 3                                   D. 1

DẠNG 2: HỖN HỢP SẮT VÀ OXIT SẮT TÁC DỤNG VỚI AXIT

– Axit HCl, H2SO4 loãng

Câu 1:Hoà tan 14,5 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg, Fe, và Zn vừa đủ trong dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch X.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ?

A. 38,5g                            B. 35,8g     

C.25,8g                             D.28,5g

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?

A. 10,27.                          B. 9,52.   

C. 8,98.                             D. 7,25.

Câu 3: Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 24                                 B. 20     

C. 36                                 D. 18

Câu 4: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm Clo và Oxi, sau phản ứng chi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư) hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của Clo trong hỗn hợp X là

A. 51,72%                        B. 76,70%   

C. 53,85%                        D. 56,36%

– Axit HNO3, H2SO4 đặc

Câu 1. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

A. 1,0 lít.                          B. 0,6 lít.   

C. 0,8 lít.                          D. 1,2 lít.

Câu 2: cho 6,72 gam Fe vào 400ml dd HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dd X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là?

A. 1,92                              B. 0,64     

C. 3,84                              D. 3,2

Câu 3: Hòa tan m gam hỗn hợp Fe và Cu, trong đó Fe chiếm 40% khối lượng bằng dd HNO3 thu được dd X; 0,448 lít NO duy nhất (đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại. Khối lượng muối trong dd X là?

A. 5,4                                B. 6,4   

C. 11,2                              D. 4,8

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X vào bằng dung dịch HCl, thu được 1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X là

A.  Al.                                B.Cr.       

C. Mg.                               D. Zn.

Câu 5: Cho 6,72g Fe vào dd chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng sinh ra SO2 là sản phẩm khử duy nhất, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được:

A. 0,12 mol FeSO4        

B. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4

C. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư      

D. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4

Câu 6: cho 0,01 mol một hợp chất của Fe tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng, dư thoát ra 0,112 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện chuẩn. Công thức của hợp chất Fe đó là?

A. FeS                               B. FeS2       

C. FeO                              D. FeCO3

DẠNG 3: DẠNG TOÁN 2 LẦN OXI HÓA

Câu 1. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là?

A. 2,52.                              B. 2,22.  

C. 2,62.                             D. 2,32.

Câu 2: Để m gam bột Fe trong không khí sau một thời gian thu được 19,2 gam hỗn hợp B gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B vào dd HNO3 loãng khuấy kỹ để phản ứng hoàn toàn thấy B tan hết thu được dd X chứa 1 muối và 2,24 lit NO (đktc). Hỏi m có giá trị nào sau đây?

A. 11,2 g                           B. 15,12 g   

C. 16,8 g                           D. 8,4 g

Câu 3: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ?

A. 38,72.                          B. 35,50.      

C. 49,09.                           D. 34,36

Câu 4: để a gam Fe ngoài không khí sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Cho A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Tính a?

A. 28                                 B. 42    

C. 50,4                              D. 56

Câu 5: Đốt cháy x mol Fe bằng oxi thu được 5,04g hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dd HNO3 dư thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Ti khối hơi của Y đối với H2 bằng 19. giá trị của x là?

A. 0,04                              B. 0,05     

C. 0,06                              D. 0,07

Câu 6: Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí, sau phản ứng thu được 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng  thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có ti khối so với H2 là 19. Tính m và thể tích HNO3 1M đã dùng?

A. 16,8g và 1,15 lít         B. 16,8g và 0,25 lít        

C. 11,2g và 1,15 lít         D. 11,2g và 0,25

lít

Câu 7: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính m ?

A. 16g                               B. 12g   

C. 8g                                 D. 24g

Câu 8. Lấy 8 gam oxit Fe2O3 đốt nóng cho CO đi qua, ta nhận được m gam hỗn hợp X gồm 3 oxit, hỗn hợp X đem hoà vào H2SO4 đặc nóng dư, nhận được 0,672 lít SO2 (đktc). Vậy m gam X có giá trị là:

A. 8,9 g                              B. 7,24 g      

C. 7,52 g                           D. 8,16 g

Câu 9: Cho khí CO đi qua m gam oxit Fe2O3 đốt nóng, ta được 13,92 gam hỗn hợp Y (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp X hoà trong HNO3 đặc dư được 5,824 lít NO2 (đktc), Vậy m có giá trị là

A. 15,2 g                           B. 16,0 g    

C. 16,8 g                           D. 17,4 g

Câu 10: Cho khí CO đi qua ống chứa 10 gam Fe2O3 đốt nóng, thu được m gam hỗn hợp X (gồm

oxit). Hỗn hợp X đem hoà trong HNO3 đặc nóng dư nhận được 8,96 lít NO2. Vậy m có giá trị là:

A. 8,4 g                             B. 7,2 g      

C. 6,8 g                             D. 5,6 g

Câu 11: Cho khí CO đi qua ống chứa m gam oxit Fe2O3 đốt nóng thu được 6,69 gam hỗn hợp X (gồm 4 chất rắn), hỗn hợp X hoà vào HNO3 dư được 2,24 lít khí Y gồm NO và NO2, ti khối của Y đối với H2 bằng 21,8. Giá trị của m là

A. 10,2 g                           B. 9,6 g    

C. 8,0 g                             D. 7,73 g

Câu 12 : Trộn bột Al với bột Fe2O3 ( ti lệ mol 1 : 1 ) thu được m gam hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y bằng acid nitric loãng dư , thấy giải phóng 0,448 lít khí NO ( đktc – sản phẩm khử duy nhất ). m =?

A.7,48                               B.11,22    

B.11,22                             D.3,74

Câu 13: Nung 8,96 gam Fe trong không khí được hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan A vừa đủ trong dung dịch chứa 0,5 mol HNO3, bay ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất . Số mol NO bay ra là.

A.0,01.                              B. 0,04.     

C. 0,03.                             D. 0,02.

Câu 14: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Al trong đó Al có khối lượng bằng 2,7 gam. Nung A trong không khí một thời gian thì thu được hỗn hợp B gồm Fe dư Al dư, Al2O3 và các oxit Fe có khối lượng bằng 18, 7 gam. Cho B tác dụng với HNO3 thì thu được 2,24 lít khí NO (đktc) duy nhất . Hãy tính giá trị m?

A. 13,9g                            B. 19,3g    

C. 14,3g                            D. 10,45g

DẠNG 4: DẠNG TOÁN DÙNG PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 0,48 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn Z. Giá trị của m là

A. 11,650                         B. 12,815   

C. 17,545                         D. 15,145

Câu 2: Cho 9,12g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dd HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd Y . Cô cạn Y thu được 7,62g FeCl2 và m g FeCl3. Giá trị của m là?

A. 9,75g                            B. 8,75g       

C. 7,8g                              D. 6,5g

Câu 3: Để hòa tan hoàn toàn 2,32g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần vừa đủ V lít dd HCl 1M. Giá trị của V là?

A. 0,08                              B. 0,18          

C. 0,23                              D. 0,16

Câu 4: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ?

A. 38,72.                          B. 35,50.     

C. 49,09.                           D. 34,36

Câu 5. Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗnhợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                             B. 3,08.        

C. 3,36.                             D. 2,80.

DẠNG 5: TÌM CÔNG THỨC OXIT SẮT

Câu 1: Dẫn luồng khí CO dư qua ống đựng 0,03 mol oxit sắt, khí sau phản ứng cho vào dd Ca(OH)2 dư, thu được 12g kết tủa. Vậy công thức của oxit sắt là?

A.  FeO                              B. Fe2O3         

C. Fe3O4                           D. FeO ; Fe2O3

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 0,02 mol oxit sắt vào 200ml dd HCl 0,3M. Lượng axit dư được trung hòa bởi 200ml KOH 0,1M. Vậy oxit sắt có công thức là?

A. FeO                              B. Fe2O3       

C. Fe3O4                                    D. FeO ; Fe2O3

Câu 3: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dd H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 20,16 lít khí SO2 (spk duy nhất ở đktc). Oxit M là?

A. Cr2O3                           B. FeO       

C. Fe3O4                           D. CrO

Câu 4: Khử hoàn toàn một oxit sắt ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng thu được 0,84g Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị của V lần lượt là?

A. FeO và 0,224              B. Fe2O3 và 0,448  

C. Fe3O4 và 0,448           D. Fe3O4 và 0,224

Câu 5: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có ti khối hơi đối với H2 bằng 20. Công thức của oxit sắt và %V khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là?

A. FeO; 75%                    B. Fe2O3; 75%    

C. Fe2O3; 65%                 D. Fe3O4; 75%

Câu 6: Hòa tan hết 34,8g FexOy bằng dd HNO3 loãng, thu được dd A. Cho dd NaOH dư vào dd A. Kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi. Dùng H2 để khử hết lượng oxit tạo thành sau khi nung thu được 25,2g chất rắn. FexOy là?

A. FeO                              B. Fe2O3       

C. Fe3O4                                    D. FeO ; Fe2O3 Câu 7: Dùng CO dư để khử hoàn tòan m gam bột sắt oxit (FexOy) dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì vừa đủ và thu được 9,85gam kết tủa. Mặt khác hòa tan tòan bộ m gam bột sắt oxit trên bằng dd HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25gam muối khan. Giá trị của m và công thức oxit (FexOy)?

A. 8gam; Fe2O3              B. 15,1gam, FeO  

C. 16gam; FeO                D. 11,6gam; Fe3O4

DẠNG 6: BÀI TOÁN HỖN HỢP SẮT VÀ LƯU HUỲNH

Câu 1: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là

A. 42,31%.                       B. 59,46%.                       C. 19,64%.                       D. 26,83%.

Câu 2: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí chi có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 38,08.                          B. 24,64.                           C. 16,8.                             D. 11,2.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là

A. 12,8                              B. 6,4                                C. 9,6                                D. 3,2

DẠNG 7: TOÁN VỀ QUẶNG – LUYỆN GANG, THÉP – HỢP KIM

Câu 1: để thu được 1000 tấn gang chứa 95% sắt thì cần bao nhiêu tấn quặng (chứa 90% Fe2O3)?

A. 305,5 tấn                     B. 1428,5 tấn                   C. 1507,94 tấn                 D. 1357,1 tấn

Câu 2: Để thu được 1000 tấn gang chứa sắt và 5% cacbon thì cần bao nhiêu tấn than cốc (chứa 100% cacbon). Giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%

A. 355,3 tấn                     B. 305,5 tấn                     C. 605,5 tấn                     D. 152,67 tấn

Câu 3: tính khối lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10 tấn gang chứa 4% Cacbon. Giả sử hiệu suất là 100%

A. 16,632 tấn                   B. 16,326 tấn                   C. 15,222 tấn                   D. 14,29 tấn

Câu 4: Cần bao nhiêu tấn muối chứa 80% sắt (III) sunfat để có một lượng sắt bằng lượng sắt trong một tấn quặng hematite chứa 64% Fe2O3?

A. 2,5 tấn                         B. 1,8 tấn                          C. 1,6 tấn                          D. 2 tấn

Câu 5: Tính khối lượng thép (chứa 0,1%C) thu được khi luyện 10 tấn quặng hematit (chứa 64% Fe2O3). H = 75%

A. 3,36 tấn                       B. 3,63 tấn                       C. 6,33 tấn                       D. 3,66 tấn

Câu 6: Hợp kim Cu – Al được cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hóa học, trong đó có 13,2% Al về khối lượng. xác định công thức hóa học của hợp chất?

A. Cu28Al10                      B. Cu18Al10                      C. Cu10Al28                      D. Cu28Al18 Câu 7:Từ 1 tấn quặng sắt cromit (có thể viết tắt Fe(CrO2)2 người ta điều chế được 216 kg hợp kim ferocrom (hợp kim Fe-Cr) có chứa 65% Cr. Giả sử hiệu suất của quá trình là 90%. Thành

phần %(m) của tạp chất trong quặng là

A. 33,6%.                         B. 27,2%.                         C. 30,2%                          D. 66,4%.

 BÀI TẬP VỀ NHÀ

Câu 1: (CHUYÊN CHUYÊNHƯNG YÊN 2018) Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (ti lệ mol x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chi chứa muối sunfat. Khối lượng muối sắt (III) sunfat tạo thành trong dung dịch là

A. 40y.                         B. 80x.                         C. 80y.                         D. 160x.

Câu 2: (CHUYÊN CHUYÊN BIÊN HÒA 2018) Dung dịch nào sau hòa tan được kim loại Cu?

A. Dung dịch HCl.      B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch NaNO3.

Câu 3: (CHUYÊN CHUYÊN BIÊN HÒA 2018) Cho dung dịch NaOH loãng, dư vào dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa X. Đem toàn bộ X nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Y. Chất rắn Y gồm:

A. Fe2O3, CuO.         B. Fe2O3, ZnO, CuO. C. FeO, CuO.              D. FeO, CuO, ZnO.

Câu 4: (CHUYÊN CHUYÊN BIÊN HÒA 2018) Khối lượng Ag tạo ra tối đa khi cho một hỗn hợp gồm 0,02 mol HCHO và 0,01 mol HCOOC2H5 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 là:

A. 5,4 gam.                  B. 10,8 gam.                C. 6,48 gam.                D. 21,6 gam.

Câu 5: (CHUYÊN CHUYÊN BIÊN HÒA 2018) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ (mol/lít), và thấy khối lượng dung dịch giảm đi 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và chất rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối trong dung dịch Y là:

A. 11,48.                      B. 15,08.                      C. 10,24.                      D. 13,64.

Câu 6 ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Nhiệt phân hiđroxit Fe (II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là:

A. Fe.                            B. Fe2O3.                      C. FeO.                        D. Fe3O4.

Câu 7: ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Để điều chế Ag từ quặng chứa Ag2S bằng phương pháp thủy luyện người ta cần dùng thêm

A. dung dịch NaCN; Zn.                                 B. dung dịch HNO3 đặc; Zn.

C. dung dịch H2SO4 đặc; Zn.                            D. dung dịch HCl đặc; Zn.

Câu 8: ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Cho 10,84 gam hỗn hợp X (Fe, Cu, Ag) hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HNO3 thấy giải phóng 1,344 lít khí NO (đktc), (sản phẩm khử duy nhất) thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là bao nhiêu ?

A. 26.                           B. 28.                           C. 24.                           D. 22.

Câu 9: ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Cho 10,84 gam hỗn hợp X (Fe, Cu, Ag) hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HNO3 thấy giải phóng 1,344 lít khí NO (đktc), (sản phẩm khử duy nhất) thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là bao nhiêu ?

A. 26.                           B. 28.                           C. 24.                           D. 22.

Câu 10: ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các muối nào?

A. Fe(NO3)3 và AgNO3.                                   B. Fe(NO3)3.

C. Fe(NO3)2 và AgNO3.                                     D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

Câu 11: ( Chuyên Hà Giang   2018 ) Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FexOy Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m –6,04) gam chất rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có ti khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a gần nhất với

A. 23,0.                        B. 24,0.                        C. 21,0.                        D. 22,0.


Câu 12: ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây khối lượng kim loại bám vào catot là:

A. 3,12 gam.                B. 6,24 gam.                C. 7,24 gam.                D. 6,5 gam.

Câu 13 (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là:

A. Fe.                            B. Cu.                           C. Ag.                           D. Al.

Câu 14 (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là:

A. Mg.                          B. Fe.                            C. Al.                           D. Zn.

Câu 15 (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Cho Fe tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là:

A. N2.                           B. NO2.                        C. NO.                          D. N2O.

Câu 16: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (1); Zn–Fe (II); Fe–C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là

A. II, III và IV.            B. I, III và IV.             C. I, II và IV.               D. I, II và III.

Câu 17: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng dư) thu được kết tủa gồm:

A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.                                 B. Fe(OH)2 va Cu(OH)2.

C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.               D. Fe(OH)3.

Câu 18: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit đó là:

A. CuO.                        B. Al2O3.                      C. MgO.                       D. Fe2O3.

Câu 19: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Khi cho các chất Al, FeS, dung dịch HCl, dung dịch NaOH và dung dịch (NH4)2CO3 phản ứng với nhau từng đôi một thì số chất khí có thể thu được là:

A. 5.                              B. 4.                              C. 2.                             D. 3.

Câu 20: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl ; 0,05 mol NaNO3 và 0,10 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Ti khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị gần nhất của m là:

A. 50.                           B. 58.                           C. 64.                           D. 61.

Câu 22: (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Hòa tan hoàn toàn 42,90 gam Zn trong lượng vừa đủ V mol dung dịch HNO3 10% (d = 1,26 g/ml), sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 129,54 gam hai muối tan và 4,032 lít (ở đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N2O. Giá trị của V là:

A. 840.                         B. 857.                         C. 540.                         D. 1336.

Câu 23 (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch HCl thu được hai muối?

A. Fe3O4                              B. Fe                             C. Fe2O3                              D. FeO

Câu 24: (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,0 M và NaCl a M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 14475 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 14,75 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là

A. 1,50.                        B. 1,00.                        C. 0,75.                        D. 0,50.


Câu 25: (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) Cho 0,15 mol bột Cu và 0,3 mol

Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 10,08.                      B. 4,48.                        C. 6,72.                        D. 8,96.

Câu 26: (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) Đốt cháy hỗn hợp gồm 2,6 gam Zn và 2,24 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 28,345 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là

A. 56,36%.                  B. 51,72%.                  C. 53,85%.                  D. 76,70%.

Câu 27 ( Chuyên Hưng Yên 2018 ) Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. CrO3.                       B. K2Cr2O7.                 C. CrSO4.                     D. Cr2O3.

Câu 28: ( Chuyên Hưng Yên 2018 ) Công thức của sắt (III) hiđroxit là

A. Fe(OH)3.                 B. Fe(OH)2.                 C. Fe2O3.                     D. FeO.

Câu 29: ( Chuyên Hưng Yên 2018 ) Hòa tan hỗn hợp Fe, Fe3O4 (ti lệ mol 1:1) trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Na2CO3, NaNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là

A. 4                               B. 6                               C. 3                              D. 5

Câu 30: ( Chuyên Hưng Yên 2018 ) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S vào dung dịch axit HNO3 đặc nóng (vừa đủ), thu được dung dịch X chi chứa 6,8 gam hai muối sunfat và sinh ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với

A. 2,4.                          B. 3,4.                          C. 2,0.                          D. 3,8.

Xem thêm
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 8)
Trang 8
Lý Thuyết Chương 7 Sắt Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống