Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 - 2025 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức

Tải xuống 14 9.3 K 22

Tài liệu Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) sách Kết nối tri thức tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 6 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng đón xem:

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024-2025

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh.  Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận 

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN


        Mức độ

 

Lĩnh vực

nội dung

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

 

Vận dụng

 

Vận dụng cao

 

Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt  Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa

- Đặc điểm văn bản - đoạn trích  (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

- Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu)

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật)

 

 Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của  cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).

 

 

- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

1

3.0

30 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %

 

3

5.0

50%

 

II. Làm văn

 

 

 

 

Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, Thuyết minh lại một sự kiện, Viết bài văn trình bày về một hiện tượng.

 

 

- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

 

 

 

1

5.0

50%

1

5.0

50%

Tổng số câu

 Số điểm

Tỉ lệ

 

1

3.0

30%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

5.0

50%

 

4

10.0

100%

 

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

 

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cao. Nước cờ của anh chàng không mấy ai trong thiên hạ địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Trung Quốc. Buổi ấy, ở Trung Quốc có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí. Hai người đọ tài nhau mấy ván liền không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:

- Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng đừng có hòng gỡ nổi.

Bấy giờ Đế Thích là thần cờ đang ngồi trên thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kỵ Như mấy nước. Phút chốc bên Kỵ Như chuyển bại thành thắng. Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí. Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xoá, mặt mũi không có vẻ là người trần, chàng chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi". Đế Thích cười bảo: “Ta nghe nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết". Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh chàng khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành. Vậy ta cho một nắm hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống”. Nói đoạn, cưỡi mây bay về trời.

(Nguyễn Đổng Chi, Hồn Trương Ba da hàng thịt, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 369)

Câu 1: Những yếu tố nào giúp em biết đoạn trên đây được trích từ bản kể truyện cổ tích?

Câu 2: Để đánh dấu lời của các nhân vật trong truyện, đoạn trích đã dùng hình thức trình bày nào?

Câu 3: Ở phần sau của truyện, Đế Thích và Trương Ba sẽ còn gặp nhau. Câu nào trong đoạn trích đã hé lộ điều đó?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ Gióng.

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghỉ lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết. Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại, mặc dù tính chất hư cấu thường có nhiều chất kì ảo của nó. Và người nghe cũng luôn tin vào những điều giải thích như thế, kể cả những điều giải thích đượm chất hoang đường.

(Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB Giáo dục, 2002, tr. 60)

Câu 1: Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?

Câu 2: Ý nào của đoạn trích từng được nhắc đến trong bài học Chuyện kể về những người anh hùng?

Câu 3: Nêu tên một văn bản đã học có thể dùng để minh hoạ cho nhận định sau đây: Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghi lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích bằng lời kể của một nhân vật trong truyện.

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Đọc lại văn bản Cây khế trong SGK (tr. 32 - 34) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1: Trong việc chia gia tài, người anh đã tỏ ra như thế nào?

A. Thương em

B. Công bằng

C. Tham lam và ích kỉ

D. Độc ác

Câu 2: Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện:

A. Là một người dại dột

B. Là một người có khao khát giàu sang

C. Là một người ham được đi đây đi đó

D. Là một người trung thực

Câu 3: Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:

A. Sự tham lam

B. Thời tiết không thuận lợi

C. Sự trả thù của chim

D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân thiết.

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc lại văn bản Vua chích choè trong SGK (tr. 36 - 41) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1: Trong bữa tiệc vua mở ra để chọn phò mã, công chúa không những từ chối hết người này đến người khác, mà còn chế giễu, nhạo báng họ. Điều đó chứng tỏ công chúa là một người:

A. Quá xinh đẹp

B. Rất thông minh

C. Tự cho mình tài giỏi

D. Kiêu ngạo và ngông cuồng

Câu 2: Vua quyết định gả công chúa cho người hát rong là để:

A. Trừng phạt thói kiêu ngạo và ngông cuồng của công chúa

B. Cho công chúa được trải nghiệm một cuộc sống mới

C. Thử thách công chúa

D. Giáo dục công chúa

Câu 3: Người hát rong (cũng chính là Vua chích choè) muốn công chúa trải qua những thiếu thốn, khổ cực nhằm mục đích:

A. Trả thù công chúa, vì nàng đã giễu cợt mình trước mặt mọi người

B. Để công chúa thấu hiểu cuộc sống của người bình thường

C. Uốn nắn tính cách của công chúa, để nàng trở thành người vợ hiền thục

D. Để công chúa dần dần chấp nhận cuộc sống nghèo hèn

Câu 4: Toàn bộ những thử thách mà Vua chích choè dành cho công chúa xuất phát từ:

A. Tấm lòng nhân hậu

B. Tình yêu đối với công chúa

C. Quyền uy của một ông vua

D. Sự nghiêm khắc của một người chồng

Câu 5: Cuối cùng, công chúa được Vua chích choè chấp nhận là vì:

A. Nàng rất xinh đẹp.

B. Nàng rất thông minh.

C. Nàng vốn là con vua.

D. Nàng biết hối hận trước những điều sai trái mình đã làm.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em ở trường tiểu học.

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tự nhiên ở trên không, có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:

- Con làm sao còn khóc nữa?

- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.

- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.

Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất, lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai, lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thay bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.

(Nguyễn Đồng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 1170)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc phần mở đầu, phần giữa hay phần kết của truyện Tấm Cám? Do đâu mà em biết điều đó?

Câu 2: Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong đoạn trích.

Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích trên đây của truyện Tấm Cám và người kể chuyện trong truyện Thạch Sanh có phải cùng một kiểu không?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Thuật lại kỉ niệm đáng nhớ của em với những người thân trong gia đình.

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khơi quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại,... ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,... Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

Câu 1: Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

Câu 2: Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện đó diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào trong năm?

Câu 3: Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng bạo lực học đường ở học sinh hiện nay.

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7) 

I. Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột. Ít lâu sau từ những hột ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh, Mai reo lên:

- Ôi đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương tây lại từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi

(Nguyễn Đồng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 81)

Câu 1: Dựa vào sự tìm đọc và hiểu biết của em, hãy cho biết nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là gì?

Câu 2: Hãy chỉ ra những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật?

Câu 3: Đoạn trích cho biết điều gì về đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò? Những miêu tả của người kể có phù hợp với điều em đã biết về thứ quả này hay không?
II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn thuật lại một sự kiện ở trường mà em nhớ mãi

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

       Năm 1948, trường Đại học Oxford tổ chức một buổi diễn thuyết có chủ để "Bí quyết thành công, người được mời nói chuyện là thủ tướng Churchul danh tiếng của nước Anh.

        Hôm đó, trong hội trưởng đông nghịt người, phóng viên các tòa bảo lớn, trên khắp thế giới đều có mặt. Rất lâu sau, ngài Church mới giơ tay ra hiệu mọi người im lặng. Ông nói:

- Bí quyết thành công của tôi có ba điều: “Thứ nhất, không bỏ cuộc; thứ hai, quyết không bỏ cuộc; thứ ba, không bao giờ bỏ cuộc! Bài diễn thuyết đến đây xin kết thúc."

       Nói xong, ông rời khỏi bục. Cả hội trong im lặng hồi lâu, rồi một tràng pháo tay vang lên, vang mãi không dứt.

(Trich Quyết không bỏ cuộc - Hạt giống tâm hồn 13)

a. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên.

b. Chỉ ra một danh từ riêng và một chỉ từ có trong đoạn trích. Đặt một câu với chỉ từ vừa tìm được.

c. Hãy nêu lên suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ đoạn trích trên.

Câu 2: (3 điểm)

       Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay. Trong đó có sử dụng một chỉ tử và một từ mượn (gạch dưới và chú thích).

Câu 3: (4,0 điểm)

Viết bài văn thuật lại sự kiện mít – tinh mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở trưởng em 

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm)

Tìm cụm danh từ trong câu sau:

Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)

Câu 2: (0.5 điểm)

Có mấy loại động từ chính? Hãy kể ra?

Câu 3: (1 điểm)

Câu sau đây từ nào dung không đúng? Hãy chữa lại cho đúng?

Ngày mai, chúng ta sẽ đi thăm quan nhà công tử Bạc Liêu.

II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm)

Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học.

Câu 2: (1.5 điểm)

Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Kể lại chuyện cổ tích bằng lời của một nhân vật.

Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 năm 2024 có ma trận (10 đề) - Kết nối tri thức - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

     “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

(Trích Thạch Sanh – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Giải thích nghĩa của từ : “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

- Ăn cho ấm bụng

- Bạn ấy rất tốt bụng

- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.

b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Câu 3: (5,0 điểm)

Hãy thuật lại một trận thi đấu bóng đá mà em có dịp được xem.

 

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống