Bộ 20 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025

Mua tài liệu 16 8.3 K 25

Tài liệu Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2024 (5 đề) sách Cánh diều tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 6 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi giữa học kì 2 Văn lớp 6. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2024 (5 đề) - Cánh diều - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: (5.0 điểm)

        Cho câu thơ sau:          

Chú bé loắt choắt

(Trích Lượm SGK Ngữ văn 6/ T2– Cánh diều)

Câu 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào mà em đã học? Tác giả là ai?

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm được khắc họa trong hai khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và nêu tác dụng của câu trần thuật đơn đó).

Phần II: (5.0 điểm)

Trình bày ý kiến của em về hiện tượng nghiện game trong giới trẻ hiện nay.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần I: (5.0 điểm)

Câu 1. 

- Chép thơ:

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

- Bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu.

Câu 2. 

- Biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên: so sánh

- Chỉ rõ: tác giả so sánh Lượm giống như con chim chích nhảy trên đường vàng.

- Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

+ Nhấn mạnh hình ảnh cậu bé Lượm, làm cho chân dung của cậu bé hiện lên sinh động và đáng yêu hơn.

Câu 3. 

- Về kĩ năng:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong đoạn trích trên.

+ Đoạn văn ngắn 7 – 9 câu đáp ứng hình thức, sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và nêu tác dụng.

- Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Cảm nhận về ngoại hình:

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.

Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.

Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.

+ Cảm nhận về tính cách, phẩm chất:

Vui vẻ, yêu đời: lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.

Dũng cảm, không sợ nguy hiểm.

→ Lượm là cậu thiếu niên nhỏ bé, nhanh nhẹn, yêu đời và rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu là một anh hùng nhỏ, một cậu bé đáng yêu, đáng mến, là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

Phần II: (5.0 điểm)

Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng nghiện game trong giới trẻ hiện nay.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,…Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2024 (5 đề) - Cánh diều - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

(Đêm nay bác không ngủ– SGK Ngữ văn 6/ T2– Cánh diều)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào?

b. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em?

c. Nêu nội dung chính của khổ thơ.

d. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.

Câu 2: Hãy viết bài văn tả một người thân yêu của em.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

a.

- Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

b.

- Hình ảnh ấn tượng: Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho các con nằm.

c.

- Nội dung chính: đoạn thơ làm nổi bật tình cảm kính yêu của anh đội viên dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc.

d.

- Câu thơ: Người Cha mái tóc bạc

II. LÀM VĂN

Câu 1.

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn bày tỏ tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu.

+ Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu về Bác Hồ.

+ Những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.

+ Phẩm chất cao quý của Bác và tấm lòng bao la Bác dành cho mọi người.

+ Bác là tấm gương sáng của em trong tất cả mọi mặt: học tập, đạo đức…

+ Em vô cùng yêu quý và kính trọng Bác.

Câu 2.

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ… người mà em yêu quý nhất

Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội

Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất.

Thân bài:

a) Ngoại hình:

- Ông bước vào tuổi bảy mươi.

- Dáng người cao tầm thước.

- Khuôn mặt hiền từ.

- Đi lại nhanh nhẹn.

- Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.

- Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.

- Đôi mắt không còn tinh anh.

- Răng đã rụng đi mấy chiếc.

- Miệng hay mỉm cười hiền hậu.

- Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.

b) Tính tình:

- Giọng nói ấm áp, chậm rãi

- Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.

- Luôn quan tâm đến con cháu

- Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.

- Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.

- Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.

Kết bài:

- Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà

- Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em

- Em kính yêu ông vô hạn.

- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2024 (5 đề) - Cánh diều - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

… “Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

(Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Chỉ ra hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau: “Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ”. Nêu tác dụng của phép tu từ nhân hóa đó.

Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng

Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng để bảo vệ môi trường hiện nay.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao

Kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân trong gia đình

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

- Văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

- Tác giả: Thủ lĩnh Xi-át-tơn

Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu

- Nội dung đoạn: ý nghĩa, tầm quan trọng của đất với người da đỏ.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

- Từ ngữ nhân hóa: bà mẹ

- Tác dụng: Nhân hóa đất là bà mẹ qua đó tác giả muốn khẳng định giữa con người và đất có mối quan hệ khăng khít, đất là cuội nguồn nuôi dưỡng con người khôn lớn, phát triển.

Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng

- Bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay, bởi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

- Ý nghĩa việc bảo vệ môi trường:

+ Tạo môi trường sống tốt nhất cho con người phát triển

+ Tạo môi trường cho các loài khác cùng tồn tại và phát triển

=> Bảo vệ trái đất

- Chúng ta cần:

+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Xử lí nghiêm những trường hợp tàn phá, phá hủy môi trường

II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao

Bài làm tham khảo

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.

Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.

 

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2024 (5 đề) - Cánh diều - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Đọc hiểu văn bản (4.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm) Thông hiểu

“Tôi đem xác Dế Choắt đến chon một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

(Bài học đường đời đầu tiên – SGK Ngữ văn 6/ T2– Cánh diều )

Theo em, Dế Mèn đã nghĩ gì về bài học đường đời đầu tiên của mình?

Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết

Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán diêm)

Câu 3: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

(Trích Đêm nay Bác không ngủ SGK Ngữ văn 6/ T2– Cánh diều)

Phần II. Làm văn (6 điểm) Vận dụng cao   

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần I. Đọc hiểu văn bản (4.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm) Thông hiểu

Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình → Dế Mèn ân hận, nhận ra lỗi lầm của mình

Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết

- Ở câu a), chủ ngữ là cụm danh từ: những cái vuốt ở chân, ở khoeo.

- Ở câu b), chủ ngữ là cụm danh từ: những gã xốc nổi

- Ở câu c), chủ ngữ là các cụm danh từ: hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng.

Câu 3: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Đoạn văn tham khảo

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết: Đêm nay Bác ngồi đóĐêm nay Bác không ngủVì một lẽ thường tình; Bác là Hồ Chí Minh. Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

Phần II. Làm văn (6 điểm) Vận dụng cao   

Bài làm tham khảo

Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị cùng với mọi người trong gia đình. Hai mươi tám Tết, cả nhà em đã cùng nhau đi chợ hoa xuân. Đây là lần đầu tiên, em được đi chợ hoa.

Theo lời mẹ kể, từ hai mươi lăm đến ba mươi tết, khi ra đường là đã thấy các hàng bán hoa. Những người người đến xem đông như trẩy hội. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém các khu chợ ẩm thực Tết. Hai anh em háo hức theo chân bố mẹ đi ngắm hoa.

Những dãy đào, dãy quất được xếp thẳng tắp. Gương mặt người bán, kẻ mua đều tươi rói, hớn hở vì một mùa xuân mới lại sắp về. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-lét, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa.

Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Đông đúc nhất phải là những khu bán đào, mai và quất. Bởi đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân.

Bố mẹ đang ngắm một chậu đào. Còn em và chị gái thì mải chụp những bức ảnh đẹp nhất. Rất lâu sau, bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp. Khi bố mẹ mang chậu hoa về, em cảm thấy rất thích nó.

Đã bao lâu nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết. Tôi đã có một trải nghiệm thật hấp dẫn vào Tết năm nay.

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2024 (5 đề) - Cánh diều - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

        Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

(Trích Đêm nay Bác không ngủ SGK Ngữ văn 6/ T2– Cánh diều)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào?

b. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em?

c. Nêu nội dung chính của khổ thơ.

d. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.

Câu 2: Trình bày ý kiến của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.


ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

a.

- Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

b.

- Hình ảnh ấn tượng: Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho các con nằm.

c.

- Nội dung chính: đoạn thơ làm nổi bật tình cảm kính yêu của anh đội viên dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc.

d.

- Câu thơ: Người Cha mái tóc bạc

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn bày tỏ tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu.

+ Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu về Bác Hồ.

+ Những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.

+ Phẩm chất cao quý của Bác và tấm lòng bao la Bác dành cho mọi người.

+ Bác là tấm gương sáng của em trong tất cả mọi mặt: học tập, đạo đức…

+ Em vô cùng yêu quý và kính trọng Bác.

Câu 2: Trình bày ý kiến của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Bài làm tham khảo

Trong mỗi giờ lên lớp, cô giáo vẫn nhắc nhở với chúng em rằng môi trường đang bị ô nhiễm và cần sự chung ta giúp đỡ của mọi người. Chúng em đang làm học sinh, chúng em sẽ làm những việc vừa sức mình để đóng góp sức nhỏ bảo vệ môi trường.

Mỗi ngày, chúng ta đi ra ngoài, nhìn thấy phố xá đông đúc, bụi mù mịt phủ lên những tán lá cây. Con người đang phải chịu đựng tiếng ồn, khói bẩn và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Tình trạng mọi người xả rác bừa bãi ra ngoài đường đã làm mất cảnh quan đô thị cũng như khiến cho cuộc sống của người dân phức tạp hơn.

Môi trường xung quanh chúng ta đang ôi nhiễm quá trầm trọng, những con sông đang ngập ngụa nước, tình cảnh thiếu nước sạch, rác thải tràn lan khiến cho con người không thể phát triển được.

Mỗi bạn học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy chung tay của mình bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ nhặt đến hành động lớn lao hơn. Chỉ là một hành động vứt rác vào thùng rác theo quy định. Không phải bạn học sinh nào cũng có ý thực bảo vệ môi trường như thế này. Nhiều bạn vẫn vứt rác bừa bãi ra đường, khiến cho mặt đường bẩn, mất cảnh quan. Ý thức cũng không được nâng cao.

Mỗi khi về nhà, rác rất nhiều, cần nên gom rác lại giúp mẹ, cho vào một túi lớn và chờ xe rác đến để xử lý.

Năm nay em đã sang lớp 11 rồi, ý thức bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm. Em giữ gìn vệ sinh trong lớp học, làm trực nhật thường xuyên, để rác đúng nơi quy định. Lúc về nhà em có thể tự đi xe đạp để bảo vệ môi trường, tránh bụi bẩn.

Mỗi năm có dịp Tết trồng cây thì em sẽ tham gia với mọi người gieo mầm những cây xanh để lan tỏa bóng mát. Đây là việc làm giúp cho môi trường thêm xanh sạch đẹp hơn mà nhiều người cần phải ý thức có được.

Môi trường của chúng ta được bảo vệ, luôn xanh sạch đẹp thì sức sống của mỗi người cũng được nâng cao lên rất nhiều. Bởi vậy bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm của mỗi người.

 

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống