TOP 20 Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi

Tải xuống 2 4.2 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi

Đề bài: Từ văn bản Cửu Long Giang ta ơi, viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 1

Đi khắp dải đất cong cong hình chữ S, có biết bao dòng sông hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Những dòng sông đã chắp cánh cho các thi nhân bay lên cùng với cảm hứng yêu nước, thương nòi. Dòng sông Cửu Long trong “Cửu Long Giang ta ơi” là một dòng sông như thế. Sông Mê Kông đến với cậu học trò mười tuổi từ trong lớp học lớn lao, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Và dòng sông ấy mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ, một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”, chính là dòng Cửu Long giang của chúng ta. Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước. Cửu Long giang – đó không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sacho nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu.

TOP 20 Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi (ảnh 1)

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 2

Cửu Long Giang ta ơi là một bài thơ tiêu biểu của Nguyên Hồng mang đậm hồn thơ yêu nước. Trong đó, Cửu Long giang xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Và dòng sông ấy mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ, một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”, chính là dòng Cửu Long giang của chúng ta. Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước. Cửu Long giang – đó không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sacho nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu.

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 3

Bài thơ “Cửu Long giang ta ơi” của Nguyên Hồng đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về dòng sông Cửu Long. Dòng sông đến với cậu học trò mười tuổi qua lời giảng của người thầy. Từ nơi bản đồ kỳ diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mênh mông khiến trái tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ của “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Không chỉ vậy dòng sông còn thật êm đềm trong tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên. Và dòng sông đó đã gắn bó với cuộc sống của người dân, mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Những câu thơ bộc lộ một tình yêu tha thiết, một niềm tự hào dành cho dòng sông của quê hương.

Cửu Long Giang ta ơi lớp 6

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 4

Đến với “Cửu Long giang ta ơi”, người đọc sẽ vô cùng ấn tượng với hình ảnh dòng sông Cửu Long. Trong lời giảng của thầy giáo, con sông hiện lên mang vẻ đẹp dữ dội của “cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa” khi chảy qua dãy Trường Sơn, thác Khôn. Nhưng dòng sông cũng rất êm đềm khi có “bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh, rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng”. Sông Cửu Long xuất hiện trong tiếng hát ngợi ca thiên nhiên, xứ sở. Dòng sông mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Nó đã giúp ích cho cuộc sống của người dân Nam Bộ không chỉ trong lao động, sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Có thể thấy được tình yêu thương, niềm tự hào của tác giả về dòng sông của quê hương, đất nước.

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 5

Hình ảnh dòng sông Cửu Long qua văn bản “Cửu Long Giang tạ ơi” để lại trong em nhiều ấn tượng. Dòng sông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ với cây lao lá đổ, dứa mật... đầy trữ tình. Hơn thế, tác giả đã nhân hóa dòng sông với tiếng hát, tựa như âm vang ca ngợi non sông. Dòng sông ấy mang trái tim của người mẹ, chảy nguồn tới chín nhánh sông vàng. Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước, nhà văn đem đến cho chúng ta hình ảnh dòng sông Cửu Long hiền hòa, êm dịu mà đầy ý nghĩa.

TOP 20 Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi (ảnh 2)

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 6

Trên dải đất chữ S có rất nhiều những dòng sông lớn nhỏ, hội tụ. Mỗi con sông là những tuổi thơ êm đềm của biết bao con người. Những dòng sông ấy là câu hát yêu thương, là dòng chảy cội nguồn, và còn là nguồn cảm hứng cho các thi sĩ thăng hoa với những tác phẩm cùng tình yêu nước, thương nòi. Dòng sông Cửu Long trong “Cửu Long Giang ta ơi” là một dòng sông như thế. Trong "Cửu Long Giang Ta ơi", dòng sông Cửu Long được miêu tả là một dòng sông đầy sức sống. Dòng sông được miêu tả với vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của thiên nhiên, với "cây lao lá đổ", "tan hoang dứa mật". Dòng sông trở nên sống động hơn với tiếng hát và âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương và niềm tự hào của thiên nhiên và đất nước. Và dòng sông đó mang trong mình hơi thở và tinh thần của một người mẹ, một người mẹ đã đau đớn sinh ra "chín nhánh sông vàng", đó là dòng sông Cửu Long của chúng ta. Cửu Long Giang không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sa nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu. Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước.

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 7

Bạn sẽ bị dòng sông trong "Cửu Long Giang ta ơi" cuốn hút. Dòng sông Cửu Long trong lời giảng của thầy giáo hiện lên với vẻ đẹp dữ dội của "cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa”. Nhưng dòng sông cũng rất êm đềm khi có “bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh, rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng”. Sông Cửu Long xuất hiện trong tiếng hát ngợi ca thiên nhiên, xứ sở. Dòng sông này đã giúp đỡ cho cuộc sống của người dân Nam Bộ không chỉ trong lao động và sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đã truyền tải tình yêu thương và lòng tự hào về dòng sông quê hương, đất nước.

TOP 20 Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi (ảnh 3)

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 8

Khi đọc văn bản "Cửu Long Giang ta ơi" em đã vô cùng ấn tượng với vẻ đẹp của dòng sông Cửu Long. Trong văn bản, dòng sông hiện lê với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ vừa trữ tình với cây lao đá đổ, cùng "bướm với tròi xanh, chim khuyên rỉa cành". Hơn thế, tác giả đã nhân hóa dòng sông với tiếng hát, tựa như âm vang ca ngợi non sông. Dòng sông ấy mang trái tim của người mẹ, chảy nguồn tới chín nhánh sông vàng. Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước, nhà văn đem đến cho chúng ta hình ảnh dòng sông Cửu Long hiền hòa, êm dịu mà đầy ý nghĩa.

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 9

Dòng sông Cửu Long qua lời thơ của Nguyên Hồng trong "Cửu Long Giang ta ơi" chắc hẳn đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc. Cậu học trò mười tuổi biết tới dòng sông qua lời giảng của thầy. Từ bản đồ kỳ diệu, cậu bé đã bắt gặp dòng sông mênh mông, khiến trái tim anh ta đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông được miêu tả với vẻ đẹp kỳ vĩ của "cây lao đá đổ" và "tan hoang dứa mật". Không chỉ vậy, dòng sông còn rất êm đềm trong tiếng hát ngợi ca thiên nhiên, với tình yêu thương và niềm tự hào của tác giả. Dòng sông giống như một người mẹ đã sinh ra "chín nhánh sông vàng", giúp đỡ người dân Nam Bộ không chỉ trong lao động sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Những câu thơ trong bài thơ này bộc lộ một tình yêu tha thiết và niềm tự hào dành cho dòng sông của quê hương.

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 10

Bài thơ "Cửu Long giang ta ơi" của Nguyên Hồng ngập tràn tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh cậu bé mười tuổi thoát xác, hòa mình vào hào khí của núi sông. Trong niềm hứng khởi của cậu học trò khi nhìn lên cõi mộng, bài học địa lý bỗng chốc trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hình ảnh người thầy giáo hiện lên đầy vĩ đại, nhưng ở cuối bài thơ, thầy không còn xuất hiện nữa vì đã hy sinh cao cả cho nền độc lập của dân tộc. Khi đọc tác phẩm, ta không chỉ được thấy thác cười rộn rã mà còn được nghe dòng sông Mê Kông ngân vang tiếng hát, cảm nhận nỗi đau quặn thắt khi sông mẹ chào đời. Dòng sông Mê Kông mang theo bao kỷ niệm tuổi thơ của cậu bé với những tấm bản đồ rực rỡ, hình ảnh người thầy kính yêu, những cây gậy thần tiên và nhịp tim đập mạnh trong lồng ngực. Những ấn tượng sâu đậm đó đã trở thành ký ức không thể phai mờ về dòng sông quê hương. Bài thơ là một bản hòa ca của tình yêu và niềm tự hào về con sông quê hương, về đất nước Việt Nam. Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc, đã khắc sâu vào lòng người đọc những cảm nhận chân thành và nồng nàn. Qua từng câu thơ, ta thấy được tình yêu mãnh liệt của tác giả dành cho dòng sông Cửu Long, dòng sông chảy trong huyết quản của mỗi người con đất Việt, luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho bao thế hệ. Bài thơ "Cửu Long giang ta ơi" thực sự là một tác phẩm đầy xúc cảm, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu của tác giả dành cho con sông quê hương và đất nước.

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 11

Bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi" của Nguyên Hồng là một tác phẩm chứa đựng tinh thần yêu nước mãnh liệt và sâu sắc. Mở đầu bằng hình ảnh giản dị của một lớp học nhỏ, từ đó, không gian bài thơ mở rộng ra bao trùm cả một dòng sông rộng lớn và hùng vĩ. Khi đọc lại toàn bộ bài thơ, chúng ta cảm nhận được hơi thở phóng khoáng như những con sóng dậy, nhưng tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ, liên kết từ quá khứ đến hiện tại, từ tiềm thức trở về với những suy ngẫm. Hình ảnh người thầy xuất hiện từ những dòng đầu tiên và được tôn vinh một cách đặc biệt. Tuy không thấy hình bóng thầy ở những dòng cuối, nhưng điều này không phải do bị lãng quên, mà bởi thầy đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tấm bản đồ học trò cầm trong tay đã trở thành biểu tượng của cương vực quốc gia. Những dụng cụ học tập như thước và bảng cũng mang ý nghĩa đặc biệt, khi thước trở thành cán cờ, còn bảng hóa thành lá cờ sao sáng ngời. Mỗi chi tiết trong bài thơ đều được sắp xếp một cách tinh tế, thể hiện tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của tác giả. Tình yêu đối với dòng sông Mê Kông, tình yêu quê hương đất nước của Nguyên Hồng như một mạch ngầm chảy xuyên suốt, thấm đẫm từng câu chữ. Bài thơ không chỉ mang lại những cảm xúc say mê, mà còn khơi dậy trong lòng người đọc niềm tự hào về dòng sông quê hương. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng lại chứa đựng sức gợi hình mạnh mẽ, tạo nên một bản hoà ca cảm xúc, khiến người đọc không khỏi xúc động và yêu mến. "Cửu Long Giang ta ơi" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là lời nhắc nhở về tình yêu quê hương, về lòng biết ơn những người đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ đã khắc sâu vào lòng người đọc hình ảnh đẹp đẽ về quê hương và dòng sông Mê Kông, làm nên một ký ức khó phai trong tâm hồn mỗi người.

Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long trong bài Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 12

Bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi" của Nguyên Hồng thấm đượm tinh thần yêu nước, là một tác phẩm đong đầy cảm xúc và ý nghĩa. Bài thơ mở đầu với hình ảnh thân thuộc của một lớp học, từ đó mở rộng ra một dòng sông mênh mông và hùng vĩ. Khi ta đọc hết bài thơ, cảm nhận được sự phóng khoáng trong từng hơi thở như sóng nước trào dâng, trong khi ý thơ lại được tổ chức rất chặt chẽ, dẫn dắt từ quá khứ đến hiện tại, từ những ký ức sâu kín trở về với những suy ngẫm hiện tại. Nhân vật người thầy, được tôn vinh ngay từ những dòng đầu tiên, dù không xuất hiện ở phần cuối bài thơ, không phải vì bị lãng quên, mà bởi thầy đã hi sinh cho nền độc lập của dân tộc. Hình ảnh tấm bản đồ được gắn vào cương vực quốc gia, thước kẻ biến thành cán cờ và bảng đen hóa thành lá cờ sao đỏ rực rỡ, tất cả những chi tiết này đã được sắp xếp tài tình để thể hiện tấm lòng yêu nước tha thiết của tác giả. Tình yêu dòng sông Mê Kông, tình yêu quê hương đất nước của tác giả hiện lên như một mạch ngầm mạnh mẽ, luôn chảy xiết trong từng dòng thơ. Bài thơ mang lại cho người đọc một niềm say mê và tự hào vô tận về con sông quê hương, về đất nước Việt Nam. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi cảm, bài thơ đã khắc sâu vào lòng người đọc những cảm xúc chân thành và nồng nàn, làm rung động từng tâm hồn yêu quê hương.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyên Hồng (1918 - 1982)

- Quê quán: Nam Định, nhưng sống chủ yếu ở thành phố Hải Phòng.

- Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, …. 

- Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.

- Tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí), … 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Trời xanh” (1960) 

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Tóm tắt: 

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ. Qua đó thấy được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả.

5. Bố cục: 

Gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “cây số mênh mông”: Cảm nhận về quê hương qua bản đồ.

+ Phần 2: Còn lại: Cảm nhận về quê hương qua những bước chân cuộc đời.

6. Giá trị nội dung: 

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ.

7. Giá trị nghệ thuật: 

Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,...

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống