Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi
Đề bài: Từ văn bản "Cửu Long Giang ta ơi", hãy viết một đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ
Dàn ý chi tiết:
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: tình yêu quê hương.
2. Thân đoạn:
* Giải thích:
- Tình yêu quê hương là tình cảm gắn bó khăng khít, yêu mến của con người đối với nơi sinh ra và lớn lên.
* Biểu hiện của tình yêu quê hương:
- Yêu và tự hào về cảnh sắc thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa của quê hương.
- Chung tay xây dựng quê hương giàu mạnh.
=> Tình yêu quê hương luôn song hành cùng tình yêu đất nước.
* Vai trò của tình yêu quê hương:
- Giúp thế hệ trẻ khắc ghi công lao to lớn của cha ông.
- Khiến mỗi cá nhân biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
- Gắn kết con người với con người, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Phải chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức.
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 1
Cửu Long Giang ta ơi là một bài thơ tiêu biểu của Nguyên Hồng mang đậm hồn thơ yêu nước. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng đánh giá: “Chỉ với một Cửu Long Giang ta ơi, Nguyên Hồng cũng đủ xứng đáng là một nhà văn có tên trong nền thơ Việt Nam hiện đại với một hồn thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước, yêu cách mạng bằng một sắc thái riêng biệt”. Bài thơ đã lâng lâng trong hình ảnh một cậu bé mười tuổi, cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Thần thái của cả bài thơ chính từ bút nghiên, từ thước bảng, từ đồ nghề của các ông thầy mà nhập mà thăng. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Trong bài giảng thần tiên về một con sông Tổ Quốc, ta không chỉ đươc thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Đẻ ra một Nam Bộ trong hình dung của một hồn thơ yêu nước. Dòng sông Mê Kông, nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật ở đây chính là thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ từ góc nhìn, tầm nhìn mà tuổi thơ đem lại và tầm nhìn đó đã chuyển sang một sắc thái rộng lớn hơn khi trưởng thành, hòa nhập vào hào khí của núi sông và tiếng lòng yêu nước vẫn còn mãi với đất trời.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 2
Đọc lại toàn bộ bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, ta thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 3
“Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng là một bài thơ chứa đựng tinh thần yêu nước. Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh của một lớp học, từ đó mở rộng ra là cả một dòng sông rộng lớn. Khi đọc lại toàn bộ bài thơ, chúng ta thấy được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối không phải vì bị bỏ quên, mà chỉ vì thầy giáo đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tấm bản đồ đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Tất cả những chi tiết đã được sắp xếp thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Bài thơ khiến người đọc say mê trong niềm yêu mến, tự hào về con sông quê hương.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 4
“Cửu Long giang ta ơi” của Nguyên Hồng thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh một cậu bé mười tuổi đã thoát xác để nhập vào hào khí núi sông. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Hình ảnh người thầy giáo hiện lên đầy vĩ đại, ở cuối bài thơ thầy không còn xuất hiện nữa vì đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Khi đọc tác phẩm, chúng ta không chỉ được thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Dòng sông Mê Kông chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Ấn tượng sâu đậm đó đã trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật. Tóm lại, bài thơ đã giúp người đọc thấy được tình yêu của tác giả dành cho con sông quê hương.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 5
Bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi" của tác giả Nguyên Hồng đã để lại cho em bao suy ngẫm sâu sắc về tình yêu quê hương. Trước hết, tình yêu quê hương là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp dành cho nơi mình sinh ra và lớn lên. Trong đời sống hàng ngày, tình cảm ấy được thể hiện rõ nét qua các hành động ý nghĩa, thiết thực. Chúng ta yêu mọi thứ gắn liền với quê hương, từ những điều bình dị, nhỏ bé: cánh đồng lúa chín, lũy tre làng, con đường tới trường,... Hay còn là việc tất cả mọi người cùng nhau đồng lòng, đồng sức xây dựng quê hương. Từ đây, tình yêu quê hương gắn chặt với tình yêu đất nước cao đẹp. Hai thứ tình cảm này chính là động lực to lớn, thúc đẩy mỗi cá nhân không ngừng bồi dưỡng và rèn luyện để có đóng góp tích cực. Tình yêu quê hương cũng góp phần gắn kết mọi người lại gần nhau, tạo dựng một cộng đồng đoàn kết và văn minh. Bởi vậy, để quê hương, đất nước thêm giàu mạnh, chúng ta hãy hăng say học hỏi đồng thời tích cực trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 6
Sau khi đọc xong bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi" của Nguyên Hồng, em lại rạo rực trong mình tình yêu quê hương tha thiết. Quê hương là nơi che chở chúng ta từ khi chào đời tới lúc lớn khôn. Vì thế, con người thường mang nặng tình cảm gắn bó, yêu mến với mảnh đất "chôn rau cắt rốn". Tình cảm ấy luôn rạo rực, in sâu trong trái tim mỗi người. Từ xa xưa, ông cha bao đời đã vất vả, nhọc nhằn xây dựng và bảo vệ quê hương. Ngày nay, thế hệ con cháu luôn trân trọng, gìn giữ những thành quả tốt đẹp ấy. Họ biết kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp. Họ cố gắng thay đổi "bộ mặt" quê nhà qua các việc làm thiết thực: trồng thêm hoa cỏ, cây xanh, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp,... Tất cả hành động đó đã cho thấy tình yêu nồng nàn, tha thiết của người dân với mảnh đất quê hương. Có thể nói, tình yêu quê hương đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp mỗi người biết sống cống hiến, sống có ích hơn nữa. Đồng thời, tình yêu quê hương giống như sợi dây bền chặt, gắn kết con người với con người. Từ đó, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta phải chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện đạo đức để góp một phần nhỏ bé vào việc dựng xây quê nhà.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 7
Bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi" của tác giả Nguyên Hồng đã khiến em suy ngẫm về tình yêu quê hương. Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết "Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi". Đúng như vậy, quê hương là nơi ta cất tiếng khóc lúc chào đời, là nơi ta chập chững tập đi rồi lớn lên mạnh khỏe. Vì thế, quê hương luôn khắc sâu trong trái tim và trí óc mỗi người. Từ đây, tình yêu quê hương trở thành tình cảm cao đẹp của con người với nơi sinh ra và lớn lên. Tình cảm ấy luôn hiện hữu ở mọi mặt trong cuộc sống. Đó là hình ảnh tất cả cùng nhau đoàn kết, chung tay thay đổi, dựng xây quê nhà. Ai ai cũng sẵn sàng góp sức, góp của để quê hương ngày càng giàu đẹp, văn mình. Hay còn là việc mọi người ra sức kế thừa, bảo tồn và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại. Có thể thấy, yêu quê hương là yêu mọi thứ gắn liền với mảnh đất ấy: con người, cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa,... Để rồi, nhờ tình cảm thiêng liêng này, chúng ta biết giữ gìn, ghi nhớ công lao to lớn của thế hệ trước, có nhận thức và hành động đúng đắn, sống trách nhiệm hơn. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta - thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ tích lũy tri thức, tự ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với gia đình, quê hương.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 8
Nguyên Hồng là một nhà văn nổi tiếng trong nền thơ Việt Nam. Các bài thơ của ông thấm dẫm tinh thần yêu nước, yêu cách mạng bằng một sắc thái riêng. "Cửu Long Giang ta ơi" là một bài thơ tiêu biểu mang đậm hồn thơ yêu nước của Nguyên Hồng. Bài thơ là hình ảnh của cậu bé mười tuổi cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài địa lí có một chiều sâu không ngờ trong niềm hứng thú của cậu học trò. Bài thơ cho ta nghe thác cười, nghe Mê Kông hát và còn được đau cùng Mê Kông. Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc khi đưa dòng sông kí ức biến chuyển theo từ giai đoạn từ kí ức trong tâm hồn trẻ thơ rồi tới khi trưởng thành. Hình ảnh đó giống như thể hiện hình ảnh của đất nước đang ngày càng phát triển. Nhà thơ Nguyên Hồng đã thể hiện tình yêu đất nước của mình thông qua tình yêu với dòng sông với bài đại lí của đất nước mình.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 9
"Cửu Long Giang ta ơi" là một bài thơ trữ tình sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội. Khi đọc bài thơ, ta cảm nhận được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy trong từng câu thơ. Tác giả tổ chức các ý thơ chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, nhưng vì thầ đã khuất nên ở những dòng cuối bài thơ hình ảnh người thầy đã không còn xuất hiện nữa. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Tất cả các chi tiết trong bài thơ là dụng ý của tác giả để nhằm thể hiện tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của mình.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 10
Bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi" của Nguyên Hồng được bắt đầu từ một lớp học và mở rộng ra thành cả một dòng sông rộng lớn. Tác giả đã tổ chức các tứ thơ chặt chẽ nhưng lại thổi vào trong bài thơ một hơi thở phóng khoáng như sóng dậy. Người thầy chỉ xuất hiện ở những dòng đầu, tới những dòng cuối chỉa còn lại hình ảnh của thước thành cán và bảng hóa cờ sao, bản đồ nhập vào cương vực của quốc gia. Người thầy không còn xuất hiện ở những dòng cuối nữa bởi thầy đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tất cả những chi tiết trong bài thơ thể hiện tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của tác giả. Tình yêu dòng sông Mê Kông và quê hương đất nước chảy như mạch trong bài thơ. Bài thơ khiến người đọc say mê trong niềm yêu mến và tự hào về con sông quê hương.
Đoạn văn về tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi - Mẫu 11
Bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi" đã thể hiện tình yêu sâu đậm của nhà văn Nguyên Hồng đối với quê hương và đất nước. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của cậu bé mười tuổi đã thoát xác để nhập vào hào khí núi sông. Người thầy xuất hiện đầy vĩ đại ở những dòng thơ đầu, nhưng ở những dòng cuối chỉ còn xuất hiện hình ảnh của thước, của bảng. Bởi thầy đã hy sinh còn bản đồ đã nhập vào cương vực quốc gia. Khi đọc tác phẩm, chúng ta được thấy thác cười, được nghe Mê Kông hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Đẻ ra một Nam Bộ trong hình dung của một hồn thơ yêu nước. Dòng sông Mê Kông chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Ấn tượng sâu đậm đó đã trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tình yêu quê hương sâu sắc của Nguyên Hồng.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Nguyên Hồng (1918 - 1982)
- Quê quán: Nam Định, nhưng sống chủ yếu ở thành phố Hải Phòng.
- Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, ….
- Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.
- Tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí), …
1. Thể loại: Thơ tự do
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Trời xanh” (1960)
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Tóm tắt:
Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ. Qua đó thấy được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả.
5. Bố cục:
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “cây số mênh mông”: Cảm nhận về quê hương qua bản đồ.
+ Phần 2: Còn lại: Cảm nhận về quê hương qua những bước chân cuộc đời.
6. Giá trị nội dung:
+ Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ.
7. Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,...