TOP 20 bài Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 3 3.9 K 7
 

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ "Mây và sóng"

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tình mẫu tử trong bài Mây và sóng

2. Thân bài

* Tình yêu của em bé dành cho mẹ:

  • Từ chối lời mời gọi đầy hấp dẫn của Mây và Sóng dù bị thu hút bởi những trò chơi lí thú, diệu kì.
  • Lí do: Không muốn rời xa mẹ

→ Tình yêu mẹ đã chiến thắng sự tò mò, hiếu kì của bản thân

Để thỏa mãn sở thích vui chơi mà mong muốn được ở bên mẹ, em bé sáng tạo ra một trò chơi mới có sóng, có bến bờ, có em và có mẹ.

  • Nơi lòng mẹ, con sẽ được cười vang thoả thích, được hạnh phúc chở che, được mãn nguyện tình thương.
  • Nơi lòng mẹ, niềm vui con sẽ thêm phần ngọt ngào, đủ đầy mà sóng, mây kia không hề có được, cũng không thể nào mang lại được cho em.

* Vẻ đẹp của tình mẫu tử:

  • Em bé có những suy nghĩ hồn nhiên, trong sáng nhưng ẩn chứa trong đó lại là tình yêu mẹ sâu sắc.
  • Sức mạnh của tình mẫu tử có thể giúp con người đưa ra những quyết định đúng đắn, chiến thắng những cám dỗ của cuộc đời.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em

TOP 20 bài Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 1

Ta - go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Tác phẩm "Mây và sóng" được ông viết vào năm 1909, thể hiện thấm thía tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và con thông qua hình ảnh của một em bé và cuộc đối thoại với những người bạn trên mây và trong sóng. Những đứa trẻ thơ luôn khao khát được khám phá thế giới rộng lớn, được đi xa, vậy nên khi "trên mây có người gọi" em bé đi chơi, để "chơi với bình minh vàng", "chơi với vầng trăng bạc", em bé đã vô cùng háo hức, hỏi cách thức để được du hành. Sau khi nhận được câu trả lời "hãy đi đến tận cùng trái đất" để được đi chơi, khám phá thì em bé lại nghĩ về mẹ. Em nghĩ rằng mình không thể xa mẹ nên đã chọn cách từ chối. Em bé chọn ở lại cùng mẹ và cùng mẹ chơi những trò chơi "thú vị hơn": "con là mây và mẹ sẽ là trăng". Vậy là thay vì đi xa, em lại chọn bên mẹ "ôm mẹ" và khám phá điều hay trong chính ngôi nhà của mình. Nơi nào có mẹ thì nơi đó có niềm vui, hạnh phúc. Khi em bé đứng trước biển, lại có người "trong sóng" cất tiếng"gọi" em bé đi chơi, "ngao du nơi này nơi nọ" khiến em bé vô cùng tò mò và hứng thú. Nhưng khi biết phải "đi tới rìa biển cả", xa mẹ của mình thì em lại chọn lựa nghe theo lời mẹ, không muốn mẹ phải buồn "buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà". Và thế là thay vì lựa chọn ra đi, em bé lại trở về trong vòng tay của mẹ, chơi trò chơi "con sóng" và "bến bờ kì lạ" để được "lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Có thể nói rằng, em bé có một tình yêu mẹ vô cùng tha thiết. Em lựa chọn bỏ qua tất cả những thú vui ngoài kia để được sà vào lòng mẹ, được mẹ ôm ấp, cùng mẹ khám phá thế gian nhỏ bé bên cạnh mình. Đó cũng là sức mạnh của tình mẫu tử, giúp ta vượt qua những cám dỗ của cuộc đời. Thông qua những đoạn đối thoại lồng cùng lời kể của em bé với những hình ảnh thiên nhiên đẹp và ý nghĩa, nhà thơ Ta-go đã ngợi ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt của con người. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của một con người và nó đã được thể hiện rất thấm thía qua tác phẩm Mây và sóng của nhà thơ Ấn Độ Ta-go.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 2

Tình cảm mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của mỗi con người. Bằng việc dựng lên cuộc đối thoại tưởng tượng của một em bé với những người sống trên mây và sóng, nhà thơ Ta-go của Ấn Độ đã cho ta thấy được tình mẹ con thấm thía, thiêng liêng và tha thiết vô cùng. Câu chuyện mở ra bằng tiếng gọi mẹ lồng trong đó là lời kể của em bé khi được người "trong mây" vẫy gọi đi chơi. Là một đứa trẻ, em bé vô cùng háo hức được khám phá những "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" mà "người trong mây" kể. Nhưng khi nghe tới phải "đến nơi tận cùng của trái đất", rời xa mẹ của mình thì ngay lập tức, em bé đã từ chối không do dự "mẹ mình đang đợi ở nhà". Và thế là thay bằng việc một mình đi chơi xa, khám phá thế giới, em bé chọn ở nhà cùng mẹ, cùng mẹ chơi trò "con là mây và mẹ sẽ là trăng" để được "ôm lấy mẹ" và khám phá những điều mới mẻ ngay trong căn nhà của mình. Và khi em bé đứng trước biển cả, được "người trong sóng" vẫy gọi đi "ngao du nơi này nơi nọ", em bé vô cùng sung sướng, háo hức, muốn được đi để tìm hiểu thế giới. Nhưng khi nghe tới phải đi tới tận "rìa biển cả" và phải xa mẹ của mình, em bé lại lần nữa từ chối bởi em không muốn mẹ buồn "buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà". Trở về nhà, em lại cùng mẹ tìm ra trò chơi mới "con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ", em lại được "lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan trong lòng mẹ". Dù trong hoàn cảnh nào, em bé cũng luôn ghi nhớ lời mẹ dặn và mong muốn được trở về trong vòng tay của mẹ. Với em, chỉ cần có mẹ, được ở bên mẹ, đó đã là niềm vui vô bờ. Đó là mình chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng của hai mẹ con. Bằng những đoạn đối thoại thủ thỉ chân tình của em bé cùng những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nhà thơ Ta-go đã cho ta thấy được tình cảm mẹ con tha thiết, thiêng liêng vô bờ của một em bé dành cho mẹ của mình. Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất trong cuộc sống của chúng ta.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 3

Bằng việc dựng lên một đoạn đối thoại tưởng tượng của một em bé với người trên mây và sóng trong tác phẩm "Mây và sóng", nhà thơ Ta-go đã cho ta thấy tình cảm mẹ con thiêng liêng vô bờ của em bé và mẹ của mình. Mở đầu đoạn đối thoại là tiếng của người "trên mây" vẫy gọi em bé đi ngao du cùng mình để ngắm "bình minh vàng", "vầng trăng bạc". Em bé vô cùng háo hức, muốn được đi cùng ngay để khám phá thế giới. Nhưng khi nghe thấy phải đi tới nơi "tận cùng của trái đất" và đồng thời phải rời xa mẹ của mẹ, em bé đã ngay lập tức từ chối "người trên mây" bởi vì "mẹ mình đang đợi ở nhà". Em không muốn phải rời xa mẹ, dù đó có là việc khiến em vô cùng thích thú đi chăng nữa. Em trở về nhà với mẹ, cùng mẹ chơi trò chơi "con là mây, và mẹ sẽ là trăng". Em "ôm mẹ" và cùng mẹ khám phá những điều mới lạ dưới mái nhà của mình. Lần thứ hai, em nhận được lời mời từ những "người trong sóng". Họ gọi em đi ngao du "nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao". Em cũng vô cùng thích thú thế nhưng muốn làm được điều đó, em phải tới "rìa biển cả" và buộc phải xa rời mẹ của mình. Chính vì thế, em bé đã từ chối bởi vi em không muốn mẹ buồn lòng vì em: "buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà". Em bé trở về nhà, tuy không được ngao du cùng "người trong sóng" nhưng em và mẹ đã cùng chơi một trò chơi thú vị "con là sóng, và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ", "con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Với em bé, nơi nào có mẹ thì chắc chắn nơi đó có những niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì vậy, em luôn lựa chọn được trở về cùng mẹ, từ chối mọi lời mời hấp dẫn ngao du khắp chốn, em chỉ muốn được "ôm mẹ", được "vỡ tan vào lòng mẹ" mà thôi. Đó là tình cảm tha thiết, mãnh liệt mà em bé dành cho mẹ của mình. Thông qua những lời đối thoại thủ thỉ trong tưởng tượng của em bé với những người trong "mây và sóng", nhà thơ Ta-go đã cho ta thấy một tình cảm mẫu tử thiêng liêng và tha thiết tới nhường nào! Tình cảm mẹ con là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của mỗi con người chúng ta.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 4

Tình Mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời: “hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”, cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

Cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng (4 mẫu)

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 5

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Mỗi nhà thơ có những khám phá riêng khi viết về đề tài tình mẹ. Với Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ.

Nhà thơ lựa chọn điểm nhìn từ cậu bé là một cách kể rất thú vị và đậm chất hồn nhiên của trẻ thơ. Trong câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa, cậu khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời: “hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc.

Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế.

Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử. Tình yêu thương chân thành trong tâm hồn ngây thơ, bé dại của em luôn gắn liền hình bóng của mẹ dù ngoài kia là những cám dỗ, đam mê hấp dẫn đến nhường nào. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 6

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

TOP 20 bài Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 7

Ta-go là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, ông được coi là một đại thi hào, hay một thiên tài của Ấn Độ, những sáng tác của ông đã có đóng góp rất lớn trong nền văn học của thế giới. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Mây và sóng, tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng dưới lăng kính của một cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ.

Trong thế giới của Ta-go ông luôn khẳng định rằng tình mẫu tử là cao quý nhất, là thiêng liêng nhất và là thứ tình cảm không có gì có thể thay thế được. Qua bài thơ ta có thể thấy được sự ngây thơ hồn nhiên, tinh nghịch của cậu bé khi được mây trời rủ đi chơi xa, lướt dạo trên mây cao. Đối với một đứa trẻ thì việc được đi chơi, được vui đùa cả ngày có lẽ là điều tuyệt vời nhất và đối với cậu bé này cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy khi nhận được lời mời gọi từ mây cậu đã không ngại ngần hỏi đường để lên mây “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”, sự đơn giản của việc hòa nhập vào với mây trời đó chỉ là tới tận cùng trái đất và đưa tay lên trời.

Đang cảm thấy háo hức vì sắp được dạo chơi thì trong cậu hình bóng người mẹ hiện lên, đứa trẻ nhớ về người mẹ đang ở nhà chờ mình thì làm sao bản thân có thể đi chơi xa được, và tình cảm mà mẹ dành cho bé đã lưu giữ bước chân cậu lại. Khi từ chối khéo léo thì chính cậu đã nghĩ ra trò chơi mới cho bản thân mình, vẫn muốn chơi đùa nhưng là chơi đùa trong vòng tay mẹ: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

Sau mây thì những con sóng lại tiếp tục cất tiếng gọi vui chơi nơi đại dương, sóng kể về những chuyến đi của mình với cậu bé nghe, nói với cậu về niềm vui ca hát cả ngày, chính điều đó đã lại một lần lay động lòng ham chơi của đứa trẻ, chỉ cần nghe đến việc được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn thôi đã làm cho cậu thấy thích thú rồi, hơn thế nữa còn được đến những nơi mà không biết rằng đó là nơi nào càng kích thích tính tò mò của cậu bé.

Đứa trẻ nào chẳng ham chơi ham vui, lại còn thấy những hình ảnh sống động từ sóng thì làm sao có thể cưỡng lại được mong muốn đó, rồi cậu bé cũng được sóng chỉ cho cách để có thể hòa mình vào những con sóng để nô đùa nhưng lại một lần nữa cậu nhớ đến mẹ, tự nhủ với bản thân làm sao có thể đi chơi khi mẹ còn đang ở nhà và trò chơi mới tiếp theo lại ra đời: “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

Qua những hình ảnh kì diệu của tự nhiên là mây và sóng tác giả đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử, chính tình cảm mẹ dành cho con đã tạo nên một người con luôn nhớ đến mẹ của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quá trình nuôi dưỡng khó khăn nhọc nhằn để con không lớn chính là tình cảm bất diệt trong lòng con cái, đối với con cái ba mẹ chính là điểm tựa, là động lực thúc đẩy cho con cái có niềm tin bước vào cuộc sống, là nguồn động viên khi con gặp thất bại và là niềm tự hào khi thấy con mình thành công. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng. Bằng tình cảm tận sâu trong tim của bản thân cùng với sự yêu mến, tin tưởng vào tương lai trẻ thơ tác giả đã thể hiện rất thành công trong cách xây dựng nhân vật và truyền tải thông điệp tới người đọc.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 8

Rabindranath Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu sâu biết rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca đồ sộ bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, khi viết về trẻ thơ, Tagore luôn hướng trẻ thơ đến tình mẫu tử, hướng trẻ thơ đến thế giới của mẹ hiền với sự bao dung độ lượng đến khôn cùng.

Trong thế giới ấy, Tagore khẳng định chỉ có tình mẫu tử là bất tử, chỉ có tình mẹ mới là sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Đọc các bài thơ như Trăng non, Cánh diều, Mùa hái quả và đặc biệt là bài thơ Mây và Sóng in trong tập thơ Trẻ thơ, người đọc sẽ cảm nhận được được sự thiêng liêng bất tử của tình mẹ.

Lời lẽ hồn nhiên, tinh nghịch, thủ thỉ là giọng điệu cơ bản trong bài thơ này. Đó là cách sử dụng từ ngữ của Tagore trong sự phù hợp với tính cách hồn nhiên của trẻ thơ. Chính vì vậy, ngay mở đầu bài thơ, Tagore đã “dụ dỗ “ trẻ thơ đến với một trò chơi hết sức thú vị đó là trò chơi lướt mây trên cao:

“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc…”

Lời mời gọi hấp dẫn đến chừng nào, được vọng từ trên mây cao với trò chơi hết sức thú vị. Trò chơi ấy có sức lôi cuốn tâm hồn ham vui ham chơi của con trẻ. Chính vì vậy, xuất hiện trong câu trả lời của em bé là sự thắc mắc làm sao có thể lên trên đó và hòa nhập với trò chơi thú vị ấy được:

“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”.

Sự đơn giản để hòa nhập với trò chơi ấy là chỉ cần đi đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời là em bé sẽ được nhấc bổng lên mây. Đang vui và háo hức khi chuẩn bị được hòa nhập với trò chơi mới thì bỗng nhiên chú bé nhớ đến một điều gì đó đang chờ mình ở nhà. Điều đó không gì khác đó chính là người mẹ.

“Mẹ đang đợi mình ở nhà và làm sao mình có thể rời mẹ được”.

Như một sự hồn nhiên nhưng đã được cố hữu trong lòng mẹ. Đứa trẻ nhớ về người mẹ đang chờ đợi mình và đương nhiên chú bé phát hiện ra một trò chơi còn thú vị hơn mà dường như trò chơi ấy được tạo ra và tổ chức bằng chính tình yêu thương của người mẹ:

“Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.

Trong câu thơ này, Tagore đã hết sức khéo léo lựa chọn hai hình ảnh ẩn dụ sóng đôi đó là mây và vầng trăng. Hai hình ảnh luôn luôn đi cùng nhau trong sự vận động của vũ trụ. Từ sự vận động sóng đôi ấy, khúc xạ và rọi chiếu vào trò chơi giữa mẹ và con đã đem đến trong trí tưởng tượng của đứa trẻ một hành động kỳ diệu trong sự gần gũi của tình mẹ con. Bàn tay con ôm lấy mẹ cũng giống như đám mây kia ôm lấy vầng trăng. Và mái nhà của mình sẽ là bầu trời xanh thẳm. Mái nhà ấy được ôm ấp và bao bọc bởi sự ấm áp của tình mẹ con. Như một trò chơi trong trí tưởng tượng của đứa trẻ song đó là sự hiện hữu của tình mẹ con, nó vượt lên trên tất cả những trò chơi thú vị khác.

Tâm hồn nhạy cảm của đứa trẻ còn phát hiện ra trò chơi khác cũng thú vị không kém. Nếu trò chơi trước ở trên mây cao thì đối lập với nó, trò chơi lần này lại rì rào dưới biển xanh mà lời mời gọi lại cất lên từ sự lắc lư chất chứa lời dụ dỗ của những con sóng.

“Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Cũng thú vị trong khoảng thời gian khá dài từ sáng sớm cho đến hoàng hôn với sự ngao du không bao giờ biết chán. Điều đó đã có sức lay động đến lòng ham chơi của đứa trẻ. Đứa trẻ nào mà chẳng ham chơi, ham vui, muốn khám phá thế giới này. Sóng ngoài đại dương bao la đang đến với đứa trẻ với lời nói ngọt ngào thủ thỉ mời gọi về một cuộc viễn du đại dương hết sức thú vị. Em bé muốn đến để hòa nhập vào cuộc ngao du đầy thú vị ấy. Nhưng làm sao để đến được đó ? Đơn giản hơn lần trước, chỉ cần nhắm mắt lại khi đứng ngoài rìa biển cả là sẽ được con sóng nâng đi. Đang say sưa với sự thú vị của trò chơi mới, ước mơ đi xa nhưng lại có vẻ lưỡng lự ngập ngừng bởi bỗng nhiên như sự thức dậy của tiềm thức, đứa trẻ nhớ đến người mẹ, nhớ đến rằng mình không thể nào rời mẹ được vào mỗi buổi chiều về. Từ sự nhớ nhung bất chợt trong niềm ham chơi khó lòng mà cưỡng lại được, đứa trẻ một lần nữa lại nhận ra hay nói cách khác là tưởng tượng ra một trò chơi mới còn thú vị hơn nhiều lần trò chơi này.

Và trò chơi ấy :

“Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

Cũng như một sự diệu kỳ trong việc tạo ra hình ảnh ẩn dụ sóng đôi giữa bờ biển với con sóng, sự so sánh độc đáo: con sẽ là sóng, còn mẹ là bến bờ kì lạ. Sự kì lạ ấy đã có sức lôi cuốn sự khám phá của đứa trẻ. Mà sự lôi cuốn ấy còn hấp dẫn hơn bất kỳ trò chơi nào. Khi lăn vỗ vào bến bờ kì lạ của tình mẹ ấy, đứa trẻ sẽ cười vang trong sự đón nhận tình cảm yêu thương của mẹ. Tình mẹ như vỗ về an ủi, nâng niu đứa trẻ.

Mượn hai hình tượng mây và sóng để Tagore vĩnh viễn hoá sức mạnh kỳ diệu của tình mẫu tử. Sự bất tử của tình mẹ sẽ là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho mỗi tâm hồn trẻ thơ. Và đó chính là triết lý sâu sắc trong bài thơ mang đậm tính cách trẻ thơ này. Hầu như nhà thơ lớn nào cũng vậy, trong tác phẩm nghệ thuật của mình không quên dành cho trẻ em những bài thơ hay để khuyên bảo và ca ngợi các em, mong mỏi các em phát huy và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp để các em nuôi chí lớn phục vụ tổ quốc và xã hội. Tagore làm thơ cho trẻ em cũng xuất phát từ tình cảm chân thành của người ông, người cha, người thầy, yêu mến các em, tin tưởng vào tương lai của các em. Trong bài thơ Mây và sóng, thể hiện tình cảm đó của ông. Hướng tâm hồn trẻ thơ sống trong sự bất tử của tình mẹ. Giọng điệu của bài thơ thật ngộ nghĩnh, thủ thỉ rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 9

Ta-go, một nhà văn, nhà thơ lớn của văn học thế giới nói chung và văn học Ấn Độ nói riêng. Ông để lại cho nước nhà một thành tựu văn học rực rỡ với hơn 1000 bài thơ và hàng trăm truyện ngắn, bên cạnh đó còn có số lượng lớn các tác phẩm kịch, ký,...

Thơ ca Ta-go viết về những đề tài bình dị nhưng mang nội dung sâu sắc, nhân văn. Một trong những đề tài luôn được ông cả ngợi và đề cao là đề tài tình mẫu tử. Với Ta-go, tình mẫu tử luôn luôn bất diệt, sự yêu thương của lòng mẹ chính là sức mạnh cứu rỗi và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người con. Khi đọc bài thơ "Mây và sóng" của tác giả, ta không khỏi xúc động trước tình mẫu tử đầy thiêng liêng, sâu nặng.

Mượn lời kể đầy hồn nhiên và chân thành, pha chút hóm hỉnh nơi tâm hồn trẻ thơ, qua cuộc đối thoại giữa người con với những nhân vật khác, ta thấy được tình cảm của em bé dành cho người mẹ của mình.

Am hiểu tính cách trẻ thơ thích những điều mới lạ, mở đầu nhà thơ đã đặt ra thử thách đầy sức hấp dẫn cho em bé bằng lời mời gọi thú vị của những người bạn trong tự nhiên:

"Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc..."

Từ trên mây, có tiếng người gọi con thủ thỉ lời rủ rê vào cuộc chơi. Nơi đó con chưa từng đến bao giờ, con từng thấy nhưng chưa từng được nghe tiếng mây nói. Con cũng chưa từng được tham gia những trò chơi từ sáng đến đêm, với bình minh vàng, vầng trăng bạc, và chắc hẳn con cũng thấy thật thú vị và háo hức muốn được tới vùng trời ấy tham quan. Vì vậy, sau lời mời ấy, em đã không ngại mà buông lời thắc mắc là làm sao con có thể lên đó để hoà nhập:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

Họ trả lời: "Hãy đến bên bờ trái đất,và đưa tay lên trời, em sẽ được nhấc bổng lên mây."

Mây kia nghe câu hỏi từ em, cũng nhanh chóng nói với em điều thắc mắc. Nếu em bé muốn đi, lúc ấy hãy đến bên bờ của trái đất, bàn tay mây sẽ nhấc bổng em lên. Điều đó thật đơn giản với em biết bao, nhưng có gì đó khiến cản bước chân em, đó phải chăng là hình bóng mẹ ở nhà đang đợi em về:

"Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?"

Thế là họ cười rồi bay đi mất.

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm."

Lòng em luôn bên mẹ, luôn muốn mẹ cùng em. Nhưng nếu bây giờ em theo chơi với áng mây kia, mẹ sẽ ở nhà cùng ai? mẹ đang đợi em về mà. Ngày lúc ấy, em đã từ chối sống một cách đầy thẳng thắn: " Làm sao tôi có thể bỏ mẹ mà đi được?". Mây dường như cũng hiểu lòng em, cảm nhận được tình yêu em dành cho mẹ lớn lao nêu cũng chỉ biết mỉm cười rồi từ biệt em mà thôi. Khi mây đi, em cũng chẳng hề tiếc nuối mà trái lại em háo hức sáng tạo ra một trò chơi mới đầy thú vị cùng mẹ:

"Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm".

Mây và trăng là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ của vũ trụ. Áng mây ưa bay nhảy chính là con, vầng trăng dịu hiền, bao dung chính là lòng mẹ. Mây và trăng song hành cùng nhau cũng như con vẫn luôn quấn quýt, ôm ấp lấy mẹ. Ngôi nhà nơi hai mẹ con ta sống cũng tựa bầu trời xanh kìa, cũng mang màu của sự bình an và hạnh phúc. Dù là trò chơi chốn trần gian nhưng nó cũng đầy thú vị và hấp dẫn biết bao, trò chơi ấy có mẹ và có con, trò chơi ấy có tình thương bền chặt, bao la.

Có lẽ vì chút ghen tị trước tình mẹ con gắn bó, trò chơi thú vị của mẹ cùng em ấy mà sóng cũng muốn tới rủ em chơi cùng:

"Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".

Nếu cuộc vui với mây có trăng vàng, mây bạc thì cuộc vui với sóng cũng đầy gợi cảm, mê hoặc và lung linh huyền diệu. Chơi với sóng được ngao du đây đó suốt ngày, được tới những miền đất mới em chưa từng đặt chân đến. Đây chắc chắn là một cuộc du hành đầy thú vị, nghe đến đây, chắc hẳn ai cũng thấy thật muốn bước đi và em cũng thế:

"Nhưng làm thế nào mình đến đó được"

Sóng bảo rằng em chỉ cần nhắm mặt lại, nơi rìa biển sóng sẽ đến mang em đi. Chân em muốn rời đi nhưng lòng còn níu kéo bởi mẹ em đang đợi em về. Chiều dần xuống, nơi nhà mẹ trông ngóng em, sao em lại để mẹ một mình mà đi vì niềm vui riêng của mình được. Bởi thế mà, một lần nữa em lại chọn cách từ chối sóng, từ chối để giữ mẹ bên mình, để được về bên mẹ và cùng mẹ chơi một trò chơi vui vẻ hơn:

"Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".

Sóng và bờ đều là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ. Bến bờ kì lạ nơi mẹ luôn thu hút con, lôi cuốn con, con muốn được khám phá mỗi ngày. Nơi lòng mẹ, con sẽ được cười vang thoả thích, được hạnh phúc chở che, được mãn nguyện tình thương. Nơi lòng mẹ, niềm vui con sẽ thêm phần ngọt ngào, đủ đầy mà sóng, mây kia không hề có được, cũng không thể nào mang lại được cho em.

Sóng, mây là những hình tượng đẹp, bất tử, mượn hai hình tượng ấy để nâng tầm hình tượng của lòng mẹ. Vượt lên cả sóng, mây, tình mẹ dành cho con luôn cao khiết, bất diệt và trái tim con vẫn mãi luôn hướng về mẹ, với con, mẹ là điều tự hào, tuyệt vời và xứng đáng được trân trọng nhất thế gian.

Với tấm lòng yêu thương và sự tin yêu dành cho mỗi người mẹ trong cuộc đời, Ta-go đã viết nên một thì phẩm đầy giá trị như thế. Đọc bài thơ, em càng thêm thương mẹ, thêm thấu hiểu lòng mẹ và sẽ cố gắng thật nhiều mỗi ngày để xứng đáng với những gì mà mẹ đã hy sinh vì gia đình, vì tương lai của em.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 10

Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nobel về văn học (1913). Ông để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút ký, luận văn, diễn văn, thư tín… và trên 1500 bức họa và một số lượng ca khúc rất lớn. Ông đã có những đóng góp xuất sắc cho nền thơ ca Ấn Độ và thế giới. Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, tính nhân văn cao cả và chất trữ tình, chất triết lý nồng đượm.

Bài thơ “Mây và Sóng” viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập “Si-su” (Trẻ thơ) ra đời năm 1909, được tác giả dịch sang tiếng Anh, in trong tập thơ “Trăng non” năm 1915. Vốn rất am hiểu về tâm lý, những tình cảm và ước mơ của trẻ em, vì vậy trong tập thơ, ông đã lựa chọn và sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ và những câu chuyện gần gũi với các em nhất để ca ngợi những nét hồn nhiên, tình cảm đẹp và dễ thương trong tâm hồn trẻ. Trong “Mây và Sóng”, bằng cách hóa thân vào lời trò chuyện ngây thơ của em bé với mẹ, Ta -go đã làm hiện lên tình thương yêu mẹ, tình yêu thiên nhiên tha thiết và trí tưởng tượng tuyệt vời trong tâm hồn trẻ em. Từ đó, gieo vào trong lòng độc giả những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt trên đời.

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?"

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo- “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.

Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng.

Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao"

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết có trò chơi khác hay hơn

Con là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ

Con lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

(Nguyễn Khắc Phi dịch)

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là em bé. Mẹ là đối tượng để em bé đối thoại và biểu cảm. Xem như có hai lượt thoại của em bé với mẹ mình. Mỗi phần thuật lại lời rủ rê của thiên nhiên, thuật lại lời từ chối, lí do từ chối của em bé và bày tỏ trò chơi do em bé sáng tạo ra. Hình ảnh mẹ, tình yêu mẹ chỉ được hiện lên qua lời của con, kết thúc mỗi phần, hình ảnh thơ được tỏa sáng và gợi nhiều suy ngẫm về tình mẫu tử và những vấn đề mang tính triết lý.

Thử nghe cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về những người trên mây:

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".

Em bé tâm sự với mẹ về lời rủ rê của những người trên mây. Lời rủ rê ấy thủ thỉ, tâm tình, gần gũi, gợi lên trong em bé một thế giới phóng khoáng, tự do, sinh động, thú vị! Nếu lên với mây, em sẽ được bay bổng trên bầu trời cao rộng, trong ánh sáng và những sắc màu tươi đẹp, lung linh của “bình minh vàng” và “vầng trăng bạc”. Rất thú vị là em được vui chơi thỏa thích, vô tư không cần biết đến thời gian. Trẻ em nào chẳng thích được mải miết vui chơi, mà ở đó lại là một thế giới thơ mộng, mời gọi, hấp dẫn! Em bé rất thích được đi cùng những người trên mây nên mới hỏi: “Nhưng làm thế nào mà mình lên đó được?” Phần nào em bé đã bị lôi cuốn bởi những người bạn trên mây. Theo lời họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”, rất dễ dàng và nhẹ nhàng, em sẽ được bay bổng trên mây cao như đi vào cõi mơ vậy.

Nhưng không! Dẫu sao thì việc xa rời mẹ mình là điều rất khó đối với em: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”,“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”. Thường thì trẻ em rất ham vui, thích được làm bạn với thiên nhiên. Chúng có thể vui chơi với bất cứ thứ gì chúng có thể tìm được giữa vạn vật xung quanh mình, có khi chỉ với một cành cây khô gãy cũng trở thành một thứ đồ chơi đầy thú vị của chúng.“ Em bé ơi, em sung sướng biết bao/ Khi em ngồi suốt cả buổi mai trong đất bụi/ Chơi với một cành cây gãy. Với bất cứ một thứ gì em đã tìm ra/ Em đều tạo được những trò chơi thú vị (Đồ chơi- tập Trăng non). Ở đây, em bé rất thích đi chơi nhưng lại yêu mẹ hơn. Làm sao em có thể rời mẹ hiền để đi chơi xa như thế! Khước từ lời mời gọi để mẹ ở nhà khỏi phải chờ đợi, để luôn được gần mẹ, em bé quả là đứa con ngoan, hiếu thảo, luôn thương yêu mẹ, không thể rời mẹ mình để đi chơi được.

Rồi với trí tưởng tượng tuyệt diệu, em bé đã sáng tạo ra trò chơi rất thú vị: “Con là mây và mẹ là mặt trăng/ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm”. Em đã sáng tạo ra một trò chơi tuyệt vời, chính em bé làm mây và mẹ làm mặt trăng ngay trong mái nhà êm ấm của mình là bầu trời xanh thẳm. Như thế, em bé không chỉ được hòa hợp cùng thiên nhiên thơ mộng mà còn được gần gũi trong vòng tay yêu thương của mẹ hiền, của gia đình em. Tình yêu thiên nhiên và đặc biệt là tình yêu mẹ đã thắp sáng và nâng cánh cho trí tưởng tượng tâm hồn trẻ thơ bay bổng, đắm mình trong giấc mơ hạnh phúc cùng người mẹ yêu quý của mình. Phải chăng tình yêu là khởi nguồn cho sự sáng tạo và tình yêu mẹ là khởi nguồn cho những sáng tạo kỳ diệu của con người?

Sự sáng tạo ấy còn được nhân lên ở phần sau - cuộc chuyện trò của em bé với mẹ về những người trong sóng:

“Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”.

Sóng như vị sứ giả của đại dương đến rủ em, vẽ ra trước mắt em một chân trời kì thú. Trong không gian ngập tràn tiếng hát, những người trong sóng mải miết ngao du, từ nơi này đến nơi khác, từ sáng đến hoàng hôn mà không cần biết mình đã đến những đâu. Những con sóng không ngớt vỗ bờ, muôn đời với bản hòa ca bất tận, thế giới biển khơi thần bí gợi lên bao khao khát. Em bé ước gì được thỏa thích rong chơi với những người trong sóng ! Và theo lời của sóng: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Nhẹ nhàng và linh nghiệm, em sẽ được làn sóng nâng đón, đưa đi hết nơi này đến nơi khác. Cũng như trả lời với những người trên mây, em bé lại khước từ lời mời của những người trong sóng:“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.

Sóng như hiểu rõ sự lựa chọn rất người lớn của em nên vui vẻ lướt qua: “Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua”. Em bé cũng ước muốn được đến khám phá cái xứ sở phóng khoáng, mênh mông kia cùng sóng lắm, nhưng như vậy là phải rời xa mẹ, mà rời xa mẹ là điều em không thể, không nỡ nào, bởi em luôn rất cần tình thương của mẹ. Như trong một bài thơ khác, tác giả đã viết:

“Bé có hàng đống vàng, đống ngọc,

Thế nhưng bé đã đến mặt đất này

Như một kẻ ăn xin.

Không phải tự nhiên mà bé đã đến, cải trang như vậy.

Cậu bé ăn xin, trần truồng, yêu mến này

Muốn làm ra thảm hại vô cùng

Để có thể xin cả kho báu tình thương của mẹ”

(Cung cách của bé)

Đối với em bé mẹ là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ! Từ đó, em đã tưởng tượng trò chơi độc đáo hơn cả trò chơi với những người trên mây:“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn/ Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ/ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ/ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Con là “sóng”- mẹ là “bến bờ kì lạ”, bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn lòng tiếp đón con. Trăm con sóng ở đại dương, sóng nhỏ, sóng to, sóng chìm, sóng nổi, có con sóng nào không về với bến bờ? Có hình ảnh nào đẹp hơn những con sóng lăn ,lăn mãi vào bến bờ vô hạn? Vui mắt biết bao khi được ngắm lúc những con sóng chạm bờ rào rạt? “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”, con vô tư, hồn nhiên, tha hồ đùa nghịch, vui thích trong vòng tay che chở bao dung của mẹ! “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời và chia cách được.

Trong vũ trụ bao la, trong ngôi nhà rộng lớn của thiên nhiên mà con tưởng tưởng ra ấy, ở đâu cũng có tình mẫu tử! Tình mẫu tử luôn có ở khắp nơi trên thế gian này, thiêng liêng và bất diệt! Từ xưa đến nay, hình ảnh sóng và bến bờ không lạ trong thơ văn, nhưng ở đây lại trở thành hình ảnh thơ độc đáo bởi nó đã ngợi ca, nâng tình mẹ con lên tầm kích vũ trụ, đem đến cho độc giả thông điệp đậm chất nhân văn về tình mẹ cao cả trên đời!

Không những thế, từ những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm về một số vấn đề khác trong cuộc sống. Những trò chơi trên mây và trong sóng tượng trưng cho bao thú vui hấp dẫn trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Khi con người đứng trước những quyến rũ và cám dỗ, muốn khước từ chúng thì cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. Trong bài thơ, cả hai lần em bé đều sáng tạo ra hai trò chơi để vừa được đến với thiên nhiên nên thơ, hấp dẫn, vừa được hạnh phúc bên người mẹ yêu quý, nhân hậu, chính tình yêu đã thôi thúc em bé tưởng tượng ra một thế giới độc đáo, lạ thường, chính tình yêu đã thăng hoa cho sự sáng tạo của con người? Và đối với chúng ta, hạnh phúc không phải điều gì bí ẩn, không ở đâu ở xa xôi mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.

Thi hào Ta-go từng nói: Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng. Nhờ đó, sự hóa thân thành em bé trong bài “Mây và sóng” như người trẻ nhất mà cũng già nhất để gửi gắm những thông điệp quý giá về tình yêu dành cho thế giới tâm hồn trẻ thơ, thế giới thiên nhiên và cuộc sống muôn vẻ xung quanh ta, đặc biệt là tình yêu dành cho người mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng bất tử trên đời này.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 11

Bài thơ "Mây và Sóng" của Tago quả thực đã mang đến cho bạn đọc bài học sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng cao đẹp trong cuộc sống con người. Mẹ - một tiếng đơn sơ ấy thôi nhưng ý nghĩa vô cùng. Mẹ đã sinh con ra, cho con sự sống, và hơn hết, mẹ còn nuôi dạy con lớn khôn lên người bằng tình cảm yêu thương sâu đậm nhất. Thử hỏi, trên thế gian này, có sự hi sinh nào cao quý bằng sự hi si nh mẹ dành cho con? 9 tháng mang nặng đẻ đau, ấm ủ từng ngày chờ con trào đời và mở mắt ngắm nhìn thế giới, mẹ thực sự đã mang cả trái tim mình hòa quyện và cảm nhận nhịp thở của con.Thế rồi, khi đã sinh con ra, trách nhiệm của người mẹ không những không vơi đi mà nó càng nặng nề hơn khi mẹ phải gánh thêm trên lưng mình một mối lo cơm áo gạo tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ nhất. Năm tháng trôi đi, nỗi vất vả của mẹ cứ lớn dần, cùng với đó là một tình yêu thương ngày càng lớn lao và không bao giờ vơi cạn. Mẹ là người luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho đứa con của mình. Với mẹ con chưa bao giờ là lớn cả. Trong mắt mẹ, con luôn là đứa trẻ bé bỏng cần được vỗ về và yêu thương. Chính vì thế, cả cuộc đời của mẹ luôn hi sinh cho con mà không hề một lời oán tránh. Một đời người, mẹ đã hi sinh hết tất cả cho con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất. Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống, là động lực cho cuộc đời đầy vất vả, chông gai của mẹ. Bởi vậy, làm được gì cho con, mẹ sẵn sàng làm hết, miễn sao con luôn vui vẻ và hạnh phúc là mẹ đã yên lòng rồi.Cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mẹ, mỗi chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm hiếu thảo với cha mẹ. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để trở thành những người con ngoan biết vâng lời . Không những vậy, ta cần phải phấn đấu hơn nữa để sau này trở thành những người thành công, có đủ khả năng để chăm sóc và phụng dưỡng thật tốt cho mẹ già. Đó cũng chính là đạo làm con mà mỗi người phải luôn ghi nhớ.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 12

Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những trò chơi trong tưởng tượng trong bài "Mây và Sóng" đã cho chúng ta thấy một tình cảm mẫu tử cảm động.  Tình mẫu tử là gì? Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình. Tình mẫu tử còn giúp ta có đời sống tinh thần đầy đủ, phong phú và ý nghĩa, giúp ta tránh khỏi những thứ xấu trong xã hội và là điểm tựu vững chắc của mỗi người. Chính vì thế chúng ta cần biết giữ gìn, biết tôn trọng biết sống sao sao cho xứng đáng tình mẹ và đặc biệt ta cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ của mình để tạo điều kiện cho sự thấu hiểu của hai mẹ con. Tuy vậy hiện nay vẫn lại có rất nhiều người không hiểu được tình cảm của mẹ dành cho mình, có nhiều trường hợp còn có những hành vi ngược đãi, bõ rơi mẹ mình. Tóm lại tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, một tình cảm vô bờ bến và ta cần pải biết trân trọng khi còn có thể.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 13

Tác phẩm "Mây và sóng" của Ta-go đã thể hiện rất thành công tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Mượn lời trò chuyện với những người "trên mây", "trong sóng", tác giả đã đưa ra thử thách cho em bé. Em bé đã được mời gọi về những cuộc vui không hồi kết: "chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc chiều tà", hay "ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn", "ngao du nơi này nơi nọ",... Đây quả là điều vô cùng hấp dẫn, thú vị đặc biệt là đối với một đứa trẻ đang tò mò muốn khám phá thế giới. Tuy nhiên, gạt bỏ mọi cám dỗ, em bé vẫn ghi nhớ "Mẹ mình đang đợi ở nhà", "làm sao có thể rời mẹ mà đi được". Qua đây, ta cảm nhận được hình ảnh mẹ luôn hiện hữu trong tâm trí người con, trở thành kim chỉ nam dẫn dắt mọi quyết định, hành động của đứa trẻ. Dù rất hứng thú với việc khám phá những vùng đất mới, em bé vẫn lựa chọn từ chối lời mời hấp dẫn kia. Với không một chút nuối tiếc, em đã tự nghĩ ra trò chơi "hay hơn", "thú vị hơn" để vui chơi cùng mẹ. Đó là trò chơi của "mây" và "trăng" dưới "bầu trời xanh thẳm", của những con "sóng" lăn mãi rồi "vỡ tan" vào "bến bờ kì lạ". Khi này, ta thấy được sự gắn bó vô cùng sâu sắc giữa hai mẹ con. Chính tình cảm thiêng liêng ấy đã đem đến cho em bé sự vững vàng, kiên định để từ chối cuộc vui ngoài kia. Đối với em, niềm vui chỉ trọn vẹn khi có mẹ cùng đồng hành. Mượn hình ảnh của "mây" và "sóng", Ta-go đã đem đến cho độc giả câu chuyện thật đẹp và cảm động về tình mẫu tử. Qua đó, người đọc cũng càng thấm thía hơn tấm lòng bao la của đấng sinh thành, thêm yêu và trân trọng gia đình của mình hơn.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 14

Ta-go, một danh nhân văn hóa của Ấn Độ, là nhà thơ hiện đại lớn nhất với tác phẩm 'Mây và sóng' viết vào năm 1909. Tác phẩm này nhấn mạnh tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và con qua cuộc đối thoại tưởng tượng của một em bé với những người bạn trên mây và sóng. Em bé luôn mong muốn khám phá thế giới và khi nghe 'người trên mây' mời đi chơi, em háo hức, muốn khám phá 'bình minh vàng', 'vầng trăng bạc'. Tuy nhiên, khi biết phải 'đến tận cùng của trái đất' và xa mẹ, em bé từ chối vì 'mẹ mình đang đợi ở nhà'. Thay vì đi xa, em bé chọn ở lại với mẹ, cùng chơi trò 'con là mây, mẹ là trăng', và thưởng thức niềm vui trong ngôi nhà. Khi lại được 'người trong sóng' mời đi 'ngao du nơi này nơi nọ', em bé sung sướng nhưng khi biết phải 'đến rìa biển cả' và xa mẹ, em lại từ chối vì không muốn làm mẹ buồn 'buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà'. Em chọn trở về trong vòng tay mẹ, chơi trò 'con là sóng, mẹ là bến bờ', và được 'lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ'. Em bé thấu hiểu rằng nơi có mẹ là nơi có niềm vui và hạnh phúc. Tình mẫu tử là sức mạnh giúp em bé vượt qua mọi cám dỗ. Nhà thơ Ta-go đã tài tình thể hiện tình cảm mẫu tử qua đối thoại và hình ảnh thiên nhiên.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 15

Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm cao quý nhất trong cuộc sống. Nhà thơ Ta-go đã tạo nên cuộc đối thoại tưởng tượng của em bé với những người sống trên mây và sóng, thể hiện tình mẫu tử sâu sắc. Em bé lúc nào cũng muốn khám phá thế giới và khi nghe 'người trên mây' gọi, em bé hứng thú, muốn chơi với 'bình minh vàng', 'vầng trăng bạc'. Nhưng khi biết phải 'đến tận cùng của trái đất' và xa mẹ, em bé từ chối để ở lại với mẹ. Thay vì ngao du xa, em bé chọn ở bên mẹ, chơi trò 'con là mây, mẹ là trăng', và cảm nhận niềm vui tận trong ngôi nhà. Khi 'người trong sóng' mời đi 'ngao du nơi này nơi nọ', em bé sung sướng nhưng khi biết phải 'đến rìa biển cả' và xa mẹ, em lại từ chối vì không muốn làm mẹ buồn 'buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà'. Em chọn trở về với mẹ, chơi trò 'con là sóng, mẹ là bến bờ', và được 'lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan trong lòng mẹ'. Em hiểu rằng tình mẫu tử là nguồn sức mạnh, giúp em vượt qua mọi thách thức. Tác phẩm của Ta-go là biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng và vững chắc.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng - Mẫu 16

Bằng cách xây dựng cuộc đối thoại ảo giữa em bé và những người trên mây và sóng trong 'Mây và sóng', nhà thơ Ta-go đã làm hiện lên tình mẫu tử thiêng liêng giữa em và mẹ. Khi nghe 'người trên mây' mời đi chơi, em bé thích thú, muốn khám phá 'bình minh vàng', 'vầng trăng bạc'. Nhưng khi biết phải 'đến tận cùng của trái đất' và xa mẹ, em bé từ chối vì 'mẹ mình đang đợi ở nhà'. Thay vì ra khỏi, em bé chọn ở lại với mẹ, chơi trò 'con là mây, mẹ là trăng', và tận hưởng niềm vui dưới mái nhà. Lần thứ hai, được 'người trong sóng' mời đi 'ngao du nơi này nơi nọ', em bé thích thú nhưng để điều đó, em phải xa rời mẹ. Em từ chối vì không muốn mẹ buồn 'buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà'. Trở về, em và mẹ chơi trò 'con là sóng, mẹ là bến bờ', 'lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan trong lòng mẹ'. Với em, nơi nào có mẹ là nơi hạnh phúc. Tình mẫu tử giúp em vượt qua mọi cám dỗ. Nhà thơ Ta-go qua đối thoại và hình ảnh thiên nhiên diễn đạt tình cảm mẫu tử vững chắc.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)

- Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc, tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

   + Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”

   + Vào năm 1913, ông trở thanh người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”

   + Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút ký, luận văn…

   + Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

- Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm 

4. Tóm tắt: 

Câu chuyện về người bạn nhỏ nhận được rất nhiều lời mời gọi đi chơi của tự nhiên, lời mời gọi ở trên mây và lời mời gọi của sóng biển. Nhưng bạn nhỏ vẫn kiên định ở nhà bên cạnh mẹ và chơi những trò chơi thú vị với mẹ của mình. Câu chuyện ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và tình yêu thương vô bờ bến mà bạn nhỏ dành cho mẹ của mình.

5. Bố cục: 

Đoạn 1: Từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”: Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và trò chơi của em bé

Đoạn 2: Còn lại: Câu chuyện tưởng tượng của em bé với người sống trong sóng, và trò chơi của em bé

6. Giá trị nội dung: 

- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc

- Bài thơ chứa đựng những triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng

- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé

- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống