TOP 20 Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa

Tải xuống 4 7.2 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa

Đề bài: Từ truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, em hãy viết đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống.

Dàn ý chi tiết:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề.

2. Thân đoạn:

- Giải thích: Tình yêu thương là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Người có lòng yêu thương là người biết rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh khó khăn của người khác.

- Biểu hiện của tình yêu thương:

+ Hành động: Giúp đỡ mọi người: Dắt tay cụ già sang đường, ủng hộ quần áo cho trẻ em vùng cao,...

+ Lời nói: Những câu nói thể hiện tình yêu thương, sự thông cảm, sẻ chia với mọi người.

- Vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống:

+ Nhờ có tình yêu thương, con người sống đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

+ Tình yêu thương giúp ta xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.

- Phản đề: Một số người có lối sống thờ ơ, vô cảm, không sẻ chia, yêu thương mọi người.

- Bài học nhận thức và hành động: Chúng ta hãy rèn luyện cho bản thân mình cách sống yêu thương, nhân ái với mọi người.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề.

TOP 20 Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa (ảnh 1)

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 1

Xã hội bộn bề với bao nhiêu thứ khiến con người phải lo toan, quên mất đi những tình cảm tốt đẹp đáng trân trọng. Một trong những tình cảm tốt đẹp ấy là tình yêu thương giữa con người với con người. Vậy tình yêu thương là gì? Đó là sự đùm bọc san sẻ trong mọi khó khăn và lòng trắc ẩn của con người. Người có tình yêu thương là người luôn giúp đỡ người khác. Thật không khó để bắt gặp những người luôn sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy qua chương trình “Cặp lá yêu thương” của đài truyền hình Việt Nam hay là tấm gương - ca sĩ Thủy Tiên, chị đã quyên góp một số tiền lớn để giúp bà con Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua hạn mặn. Cậu bé Sơn trong “Gió lạnh đầu mua” vì thương bạn trẻ nghèo mà mang chiếc áo ấm của em gái mình cho bạn vượt qua những đợt gió lạnh tái tê. Thật vậy, lòng yêu thương là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng yêu thương không chỉ đem đến hạnh phúc cho người khác mà còn giúp tâm hồn bạn nhẹ nhàng hơn, thư thái hơn. Chưa dừng lại ở đó, tình yêu, sự san sẻ, gắn bó với nhau khi gặp khó khăn còn chính là động lực to lớn giúp những “lá rách”, mảnh đời bất hạnh vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải thật sự tỉnh táo khi dành tình cảm, sự sẻ chia cho người khác vì bây giờ có rất nhiều kẻ chuyên đi lợi dụng tấm lòng tốt của người khác để chuộc lợi cho bản thân. Chính vì vậy, mỗi người hãy bồi dưỡng cho mình một tình yêu thương giữa con người với con người, và khi đã nhận sự giúp đỡ của người khác, hãy biết phấn đấu và nỗ lực để không phụ lại lòng tốt của họ.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 2

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam  là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Mở đầu tác phẩm, Thạch Lam đã khắc họa cho người đọc thấy được một khung cảnh buổi sáng mùa đông bằng những chi tiết rất tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc. Sơn thức dậy thì đã thấy mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ một vài hình ảnh nhỏ nhưng cũng cho thấy được sự chuyển biến của thời tiết thật rõ rệt. Tiếp đến, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Cuộc sống sung túc của gia đình Sơn được nhà văn khắc họa. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Ngược lại, sự nghèo khổ, khó khăn được thể hiện qua hình ảnh những đứa trẻ trong xóm chợ. Đó là những nhân vật như thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương. Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý. Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Qua tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được những bài học về lòng trắc ẩn.

TOP 20 Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa (ảnh 2)

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 3

 Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Cậu bé Sơn trong “Gió lạnh đầu mùa” vì thương bạn trẻ nghèo mà mang chiếc áo ấm của em gái mình cho bạn vượt qua những đợt gió tái tê. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 4

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức.  Trong “Gió lạnh đầu mùa”, Lan được khắc họa trong truyện là một cô bé đảm đang, tháo vát. Lan dậy từ sớm cùng mẹ ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng áo ra cho em mặc…Không chỉ vậy, cô bé còn là một người giàu tình yêu thương. Đối với em trai, cô bé hết mực yêu thương: là người gọi em dậy mỗi buổi sớm, an ủi động viên em... Còn với trẻ con trong xóm, Lan luôn hòa đồng và thân thiết. Khi nhìn thấy Hiên đứng ở xa mà không đến chơi cùng, Lan đã gọi Hiên lại, hỏi thăm rất chân thành. Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan cũng đồng ý và còn hăm hở chạy về nhà lấy. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

TOP 20 Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa (ảnh 4)

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 5

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Nếu mấy đứa em họ của Sơn trong “Gió lạnh đầu mùa” đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 6

Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương. Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Nếu mấy đứa em họ của Sơn trong “Gió lạnh đầu mùa” đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp. Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 7

Truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" của nhà văn Thạch Lam đã để lại cho chúng ta bài học ý nghĩa về tình yêu thương trong cuộc sống. Ca dao Việt Nam có câu:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Tình yêu thương là một truyền thống tốt đẹp được dân tộc ta nuôi dưỡng và vun đắp từ bao đời nay. Cuộc sống phải có sự bao dung, nhân ái, sẻ chia thì con người mới hạnh phúc, xã hội mới phát triển. Cho nên, tình yêu thương có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với chúng ta. Lòng yêu thương được bộc lộ rõ qua những hành động, lời nói hằng ngày của chúng ta. Đó có thể là khi chúng ta nấu một bữa cơm ngon chờ đợi những người thân trở về. Hoặc đó là khi ta dắt một cụ già qua đường. Hay những ngày miền Trung gặp bão lũ, thiên tai, nhiều người dân đã ủng hộ, từ thiện giúp bà con dựng lại nhà cửa, ổn định cuộc sống. Từng lời nói, hành động yêu thương của chúng ta sẽ luôn được mọi người ghi nhớ. Sự nhân ái, bao dung sẽ khiến ta biết sẻ chia, sống vì người khác. Bên cạnh những người sống yêu thương, vẫn có một vài người sống thờ ơ, vô cảm. Họ mặc kệ khó khăn, vất vả của mọi người xung quanh, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Ta cần phê phán những người có lối sống như vậy. Chúng ta hãy "Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương". Là một học sinh mang trong mình trái tim hồng của tuổi trẻ, ta cần sống đoàn kết, yêu thương để dựng xây cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 8

Đọc tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa" của nhà văn Thạch Lam, chúng ta không khỏi thấm thía thông điệp của tác giả về tình yêu thương trong cuộc sống. Vậy tình yêu thương là gì? Tình yêu thương là truyền thống tốt đẹp được dân tộc ta xây dựng và vun đắp. Tình cảm đó được bộc lộ qua hành động, lời nói của con người. Đó có thể là lời hỏi thăm người thân, hành động âu yếm, yêu thương những đứa trẻ trong gia đình. Hay đó là việc quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ trẻ em vùng cao. Lối sống yêu thương còn thể hiện ở hành động giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Cuộc sống của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa nếu thiếu đi tình yêu thương. Sống sẻ chia có thể gắn kết con người lại với nhau. Nhận được tình yêu thương, con người sẽ có thêm động lực để đứng dậy sau những vấp ngã. Chỉ khi trao đi yêu thương con người mới thấu hiểu, gắn bó với nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số người chưa có lối sống yêu thương. Họ thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, vất vả của người khác. Họ sống ích kỉ, nhỏ nhen và chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân. Chúng ta cần phê phán những con người như vậy. Lòng yêu thương đem đến hạnh phúc cho mọi người. Vì vậy, chúng ta cần sống nhân ái và sẻ chia. Trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 vẫn luôn là nỗi lo lắng của nhiều quốc gia như hiện nay, ta hãy đoàn kết, chung tay ngăn chặn bệnh dịch lây lan gây nguy hại cho sức khỏe con người. Mỗi chúng ta cần nuôi dưỡng cho mình một trái tim giàu yêu thương để cuộc sống trở nên tươi đẹp.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 9

Tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam đã khiến người đọc rung động bởi tình yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong đời sống của dân tộc Việt từ xưa đến nay. Vậy tình yêu thương là gì? Tình yêu thương là tình cảm chân thành xuất phát từ tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Ta có thể dễ dàng nhận thấy biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống. Đó có thể là hành động nhỏ bé thể hiện tình cảm với những thành viên trong gia đình: lời chào hỏi khi trở về nhà, cách chúng ta dọn dẹp nhà cửa, đồ dùng giúp bố mẹ. Hay đó là việc ta quyên góp quần áo ủng hộ các em học sinh ở miền núi phía Bắc,... Như trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, với sự đoàn kết, sẻ chia, nước ta đã thành công ngăn chặn dịch bệnh lây lan một cách có hiệu quả. Bên cạnh những người sống yêu thương, vẫn còn đó một vài người sống vô cảm. Họ tỏ thái độ lạnh lùng, thờ ơ trước sự khó khăn, vất vả của người khác. Họ sợ rằng giúp đỡ người khác sẽ làm mất thời gian, thậm chí làm liên lụy tới bản thân. Những hành vi như vậy thật đáng trách và cần lên án. Là một học sinh, chúng ta hãy sống trao gửi yêu thương để xây dựng xã hội ngày càng phát triển tươi đẹp, văn minh. Khi ta không ngần ngại trao đi yêu thương, thì người khác cũng sẽ đem lại cho ta những điều tốt đẹp.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 10

Khi đọc tác phẩm 'Gió lạnh đầu mùa' của nhà văn Thạch Lam, ta chẳng khỏi bị cuốn hút bởi thông điệp về tình yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta lưu giữ, mà còn là ánh sáng làm tươi đẹp hồn người. Nó được thể hiện qua những hành động nhỏ, lời nói ý nghĩa, làm cho cuộc sống trở nên ấm áp và ý nghĩa. Yêu thương không chỉ dừng lại ở việc quan tâm gia đình, mà còn là sự chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh, từ những đứa trẻ đáng yêu đến những cụ già yếu đuối. Tình yêu thương giúp chúng ta đứng vững trước gian khổ, là động lực khiến con người trở nên nhân văn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những người sống thờ ơ, lạnh lùng trước nỗi khó của người khác. Họ quên mất rằng, trong sự nhân ái, sẻ chia mới là nền tảng cho một cuộc sống ý nghĩa. Chúng ta cần nhìn nhận và phê phán những tình cảm lạnh lùng đó, để từ đó tự nhắc nhở bản thân sống trọn vẹn yêu thương, làm cho thế giới này trở nên ấm áp hơn.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 11

Trong tác phẩm ngắn 'Gió lạnh đầu mùa' của nhà văn Thạch Lam, chúng ta nhận được một bài học quý báu về tình yêu thương trong cuộc sống. Như ca dao Việt Nam đã nói, 'Bầu ơi thương lấy bí cùng' - điều đó thể hiện tầm quan trọng của sự chia sẻ và đồng cảm trong xã hội. Tình yêu thương không chỉ là một truyền thống, mà còn là hạt giống nhân ái mà chúng ta cần gieo trồng. Hành động nhỏ như lời chào hỏi, hỗ trợ, hay đơn giản là một nụ cười, đều là những cách thể hiện tình cảm này. Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn khi mỗi người chúng ta đều là nguồn động viên, hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, đối diện với những người vô tâm, lạnh lùng, ta cần đề cao giá trị của lòng yêu thương, gọi lên họ nhận ra rằng sẻ chia và yêu thương là nguồn năng lượng tích cực giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

'Ơi bầu yêu thương, hãy kết nối như bí và cành
Mặc khác biệt, cùng một hòn non tấm'

Tình yêu thương, một truyền thống tốt đẹp, đã được dân tộc ta chăm sóc và phát triển qua hàng ngàn năm. Cuộc sống trở nên hạnh phúc và xã hội phát triển khi có lòng nhân ái, bao dung và sẻ chia. Tình yêu thương đọng lại trong từng hành động và lời nói hàng ngày của chúng ta. Nấu một bữa cơm thơm ngon đón đợi người thân, dắt bước một cụ già qua đường, hay ủng hộ những người gặp khó khăn trong bão lụt ở miền Trung. Mỗi lời nói và hành động yêu thương của chúng ta là một dấu ấn mà mọi người sẽ nhớ mãi. Nhân ái và sự bao dung là nguồn động viên để chúng ta biết chia sẻ, sống vì người khác. Ngoài những người yêu thương, vẫn có những người thờ ơ, vô cảm. Họ lạc quan với khó khăn và vất vả của người khác, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Chúng ta cần lên án những lối sống như vậy. Hãy 'Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương', đặc biệt là trong tuổi trẻ, để xây dựng cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 12

Tác phẩm 'Gió lạnh đầu mùa' của Thạch Lam đã làm xao xuyến lòng đọc giả bởi tình yêu thương sâu sắc trong cuộc sống. Tình yêu thương đóng vai trò quan trọng trong đời sống của dân tộc Việt từ thời xa xưa. Tình yêu thương không chỉ là sự chân thành nảy nở từ tâm hồn và trái tim mỗi người, mà còn thể hiện rõ qua những hành động nhỏ. Đó có thể là lời chào hỏi khi về nhà, sự chăm sóc và giúp đỡ gia đình, hay thậm chí là việc quyên góp để ủng hộ những em nhỏ ở vùng cao. Trong đợt dịch Covid-19 gần đây, sự đoàn kết và sẻ chia đã giúp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh. Nhưng bên cạnh những người sống yêu thương, vẫn còn những người lạnh lùng, thờ ơ trước khó khăn của người khác. Chúng ta cần chỉ trích họ và khuyến khích sống vì những giá trị nhân ái và tình thương. Mỗi học sinh, với trái tim tràn đầy yêu thương, hãy cùng nhau xây dựng một xã hội ngày càng phồn thịnh và tươi đẹp.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 13

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Mở đầu tác phẩm, Thạch Lam đã khắc họa cho người đọc thấy được một khung cảnh buổi sáng mùa đông bằng những chi tiết rất tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc. Sơn thức dậy thì đã thấy mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ một vài hình ảnh nhỏ nhưng cũng cho thấy được sự chuyển biến của thời tiết thật rõ rệt. Tiếp đến, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Cuộc sống sung túc của gia đình Sơn được nhà văn khắc họa. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Ngược lại, sự nghèo khổ, khó khăn được thể hiện qua hình ảnh những đứa trẻ trong xóm chợ. Đó là những nhân vật như thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương. Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý. Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Qua tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được những bài học về lòng trắc ẩn.

Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống từ truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 14

Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam là trang văn thể hiện thấm đẫm dư vị của tình yêu thương. Tác phẩm không cần quá nhiều cuộc đối thoại mà chỉ thông qua con chữ, độc giả đã dễ dàng thấy được vẻ đẹp ẩn sâu bên trong mỗi nhân vật. Có lẽ, mỗi nhân vật đều mang một kích thước tâm hồn giống tác giả nên ở họ luôn có sự đa cảm và tinh thần lạc quan, dù những con người ấy sống trong nghịch cảnh nhưng vẫn biết tạo ra hạnh phúc cho riêng mình. Mẹ của Sơn là một người mẹ yêu thương con và có tấm lòng đôn hậu, thể hiện qua những chi tiết bà chăm sóc con mình và cho các con có tuổi thơ đầy đủ “Mẹ đưa cho Sơn một chiếc áo khoác mới, dày và ấm hơn, sau đó hai chị em cùng nhau ra chợ tìm những đứa trẻ khác trong làng để chơi.”. Về những đứa trẻ nghèo trong xóm, dù đã mấy năm trôi qua, mùa đông cứ đến rồi đi nhưng chúng nó vẫn phải mang lại mấy bộ đồ cũ, chỉ có những mảnh vá thì ngày càng nhiều thêm mà thôi. Trong số đó có Hiên, đứa trẻ duy nhất chỉ mang trên mình manh áo rách tả tơi lộ hết cả phần lưng và cánh tay, vì mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, chẳng khấm khá được bao nhiêu nên cũng không có tiền mà mua lại đồ cũ hay dù chỉ vài đồng để may áo cho con. Thế rồi sự thương cảm trong chị em Sơn đã trỗi dậy, hai đứa trẻ quyết định về nhà lấy cho Hiên chiếc áo bông cũ. Hành động của Sơn chính là tình nhân ái nảy sinh từ sự tự nguyện, một tấm lòng luôn biết đồng cảm với những kiếp người nghèo khổ. Dẫu lo bị mẹ mắng nhưng em vẫn quyết định tặng chiếc áo bông cũ cho Hiên, chúng ta có thể xem hành động ấy như tình thương yêu xuất phát từ trái tim thuần khiết. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến mẹ con Hiên, dù được chị em Sơn đưa cho chiếc áo cũ nhưng họ vẫn chạy sang nhà để trả lại, tuy nghèo khổ nhưng hai con người ấy vẫn có lòng tự trọng và luôn biết ơn những ai đã quan tâm đến cuộc sống của họ. Từ đó chúng ta thấy được rằng, giữa dòng đời trôi nổi vô định này, không phải ai cũng lạnh lùng, vô cảm mà còn rất nhiều người mang trên mình tâm hồn trong sáng và nặng trĩu tình thương.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh

- Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 

- Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời:

+ Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam…

+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

+ Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

+ Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.

- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942),  Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội ba sáu phố phường (1943).

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ: Truyện được in trong tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (NXB Đời nay, 1937).

3. Phương thức biểu đạt : Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt: 

Vào một buổi sáng, gió bấc mùa đông chợt đến làm không khí vô cùng lạnh lẽo. Sơn tỉnh dậy đã được mẹ chuẩn bị cho chiếc áo dạ đỏ và cả chiếc áo thâm dài ấm áp. Hai chị em Sơn ra chợ chơi với lũ trẻ con, Sơn thấy trời rét nhưng lũ trẻ ăn mặc chẳng khác khi ngày thường môi chúng nó tím lại và da thịt thì thâm đi. Đặc biệt là cái Hiên nó vẫn mặc chiếc áo rách tả tơi hở cả vai và lưng. Sơn thấy vậy bảo chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ ở nhà, Sơn và Lan rất vui vì việc mình đã làm. Nhưng không vui được bao lâu Sơn lo lắng vì sợ sẽ bị mợ mắng vì cho Hiên chiếc áo bông cũ. Về nhà hai chị em bất ngờ khi thấy hai mẹ con Hiên ở nhà mình để gửi lại chiếc áo bông ban sáng. Mẹ Sơn không những không trách mắng hai con mà còn cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo cho Hiên. 

6. Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió mùa về

Đoạn 2: Tiếp đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

Đoạn 3: Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. 

7. Giá trị nội dung: 

- Cảm thương cho sự bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.

- Phát hiện, ca ngợi tấm lòng nhân ái tình yêu thương, sự chia sẻ giữa người với người

- Tôn vinh vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của những người dân nghèo dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn trong sạch, lương thiện

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.

- Mạch chuyện đơn giản giàu ý nghĩa

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống