Tài liệu tóm tắt Mây và sóng môn Ngữ văn lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chi tiết gồm có 9 bài tóm tắt tác phẩm Mây và sóng hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 1
Với thể thơ 5 chữ, nhiều hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng và nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa… Bài thơ “Mây và sóng” ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 2
Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 3
Bài thơ phác họa những trò chơi thú vị mà em bé tưởng tượng vui đùa với các bạn trên mây và các bạn trong sóng. Thế những người duy nhất em bé muốn chơi đó là mẹ của mình. Qua đây, ta thấy được tình cảm mẹ con sâu sắc, da diết.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 4
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, hàm chứa một ý nghĩa nhân văn cao cả: chỉ cần có mẹ, có con, chúng ta sẽ sáng tạo ra cả một thế giới, cả một vũ trụ, thế giới ấy vừa hiện hữu vừa huyền bí mà chỉ có mẹ và con biết được.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 5
“Mây và sóng” in trong tập “Trẻ thơ”, xuất bản năm 1909 bằng tiếng Ben-gan. Sau này, tác giả tự dịch sang tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915. Nội dung ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 6
Bài thơ “Mây và Sóng” ghi đậm dấu ấn trong lòng người đọc vì tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào trong đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ bay bổng đồng thời cũng là bài học thấm thía cho tất cả mọi lứa tuổi: hạnh phúc đích thực chính là những tình cảm yêu thương chân thành, tha thiết nhất quanh ta.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 7
Nhà thơ đã mượn những hình ảnh tuyệt đẹp và vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với tình cảm mẹ con ruột thịt, khẳng định tình mẫu tử là không gì thay thế được. Nêu lên quy luật của tình mẫu tử: với con, mẹ là tất cả và đối với người mẹ thì con là tất cả. Tình mẹ con hiện diện khắp nơi trên trái đất này và đó là cội nguồn của sự sống bất diệt.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 8
Mây và Sóng là bài thơ nổi tiếng của Ta-go rút trong tập thơ Trăng non xuất bản năm 1915. Qua bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi, ta cảm nhận về một thế giới tâm hồn tuổi thơ kỳ diệu của em bé thông minh, hiếu thảo đang sống hạnh phúc bên mẹ hiền. Bài thơ là câu chuyện tâm tình của em bé ngây thơ với mẹ về những giây phút giao cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với mây và sóng. Mây và sóng đang thủ thỉ trò chuyện với em. Một bài thơ trong sáng và đẹp như mây, như sóng, nói về miền sâu kín nhất, đằm thắm nhất của tâm hồn tuổi thơ. Yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng phong phú, thích phiêu lưu mạo hiểm là đời sống tinh thần tuổi thơ ấu.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 9
Ta-go (1861 - 1941) là đại thi hào của đất nước Ấn Độ. Ông là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ... Năm 1913, với tập thơ Thơ Dâng(Gitanjali), ông được giải thưởng Nô-ben - Giải thưởng văn chương. Nhân dân Ấn Độ vô cùng tự hào về Ta-go. Tên tuổi thi hào đã rạng rỡ quê hương xứ sở. Thơ của Ta-go là "bài ca về tình nhân ái", là "ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Ông để lại hàng nghìn bài thơ tựa như "hoa thơm, trái ngọt đôi bờ sông Hằng" đã làm phong phú tâm hồn nhân dân Ấn Độ. Ông đem tấm lòng thương yêu mênh mông đến với trẻ em.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 10
Bài thơ Mây và sóng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Hình thức đối thoại lồng trong lời kể kết hợp với hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 11
Bài thơ kể lại cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ và cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ. Qua đó thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 12
Bài thơ Mây và sóng kể về cuộc đối thoại với những đám mây và những đợt sóng, sinh ra từ trí tưởng tượng của một đứa trẻ. Đứa trẻ gặp gỡ người đầu tiên trên đám mây. Người đó trên đám mây tự hào rằng họ đã có cơ hội thưởng thức một ngày trọn vẹn, từ bình minh đến hoàng hôn. Đám mây mời gọi đứa trẻ cùng họ khám phá vàng rực, trăng bạc. Sau đó, đứa trẻ gặp gỡ người bạn thứ hai là đợt sóng. Người đó trong đợt sóng kể rằng họ đã được hát vang từ buổi sáng cho đến lúc hoàng hôn buông xuống. Đợt sóng cũng mời gọi đứa trẻ đi dạo chơi khắp nơi. Trước hai lời mời hấp dẫn ấy, đứa trẻ khôn ngoan từ chối để trở về bên mẹ. Đứa trẻ biết mẹ luôn sẵn lòng chờ đợi tại nhà.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 13
Bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng qua lời kể ngây thơ của người con. Tuy rất ham chơi, nhưng khi được người trong sóng và người trên mây rủ chơi chơi, cậu bé đã từ chối vì không muốn rời xa mẹ. Cậu tự nghĩ ra những trò chơi đơn giản nhưng hấp dẫn để chơi với mẹ của mình. Chỉ cần có mẹ ở bên là cậu đã vui vẻ và hạnh phúc vô cùng.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 14
Trong bài thơ 'Mây và sóng', em bé kể về cuộc nói chuyện với những người bạn trên mây và dưới sóng. Trên mây, họ mời em bé đi chơi cùng bình minh và ánh trăng, nhưng em bé từ chối. Dưới sóng, họ rủ em bé tham gia trong cuộc hát của sóng, nhưng em lại chọn về nhà cùng mẹ chơi.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 15
Bài thơ mượn lời kể trong sáng và ngây thơ của một cậu bé với mẹ của mình, để khắc họa tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Vì yêu quý mẹ của mình, không muốn rời xa mẹ, nên cậu bé đã từ chối lời mời gọi đi chơi hấp dẫn của người trên mây và người trong sóng. Cậu tự nghĩ ra những trò chơi để chơi với mẹ của mình. Tuy trò chơi thật giản đơn, nhưng cậu vẫn vui sướng vì được ở bên mẹ của mình.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 16
Bài thơ ghi nhận sự quan tâm trong sáng, cao thượng cùng sự quan tâm nhiều mặt của nhà thơ nổi tiếng Tago đối với thế giới thiếu nhi. Đó là một bài thơ hay, yếu tố kì ảo cao.
Bài thơ gồm hai phần: phần mây và phần sóng, nhưng mục đích của tác phẩm không phải là tả cảnh mây và cảnh sóng mà là kể lại những câu chuyện do em bé tự tưởng tượng ra. Em bé là nhân vật chính trong bài thơ, bên cạnh em là người mẹ. Mỗi phần của bài thơ do em bé sáng tạo nói về những điều em biết và nghe được. Đứa bé nói với những gì bạn bè của em rủ rê là mây và sóng. Từ đó, bài thơ bắt đầu bằng lời gọi mẹ tha thiết, nói cho mẹ biết cảm xúc của em bé.
Trí tưởng tượng thật hồn nhiên và tuyệt vời, chân thực như một giấc mơ. Mọi đứa trẻ đều thích chơi và mơ mộng. Còn gì thú vị hơn là được chơi “từ tinh mơ cho đến hết ngày”, vui chơi trong ánh nắng vàng buổi sáng và ánh trăng bàng bạc ban đêm. Ánh vàng cùng ánh bạc lấp lánh trải khắp không gian và thời gian, tạo nên một chốn vui chơi không bao giờ nhàm chán.
Tình mẹ con – tình mẫu tử đi từ giấc mơ đến với cuộc đời, rồi từ ẩn ức đến những suy tư, trăn trở và trò chơi, để người mẹ vất vả quanh năm thêm niềm vui và nụ cười. Tình mẹ từ quá khứ có thể thấy trong hiện tại, tình mẹ từ hiện tại lan tỏa đến tương lai. Nó được lồng ghép trong hình ảnh đám mây và sóng ở trong tác phẩm.
Mây và sóng là những hiện tượng tự nhiên đặc biệt tạo nên một khung không gian có chiều thời gian. Mây và sóng được nhân hóa như những người bạn trò chuyện, dỗ dành em bé chia sẻ những suy nghĩ về mẹ, về tình mẹ con. Mây và sóng cũng quyện vào nhau, mãi mãi như tình mẹ con bất diệt.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 17
Trong bài thơ, em bé tưởng tượng cuộc trò chuyện với những người bạn trên mây và trong sóng. Họ mời em bé đi chơi, nhưng em chọn ở lại với mẹ để cùng chơi trò vui tại nhà.
Tóm tắt bài Mây và sóng - Mẫu 18
Tình mẹ là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất. Có lẽ vì thế mà trong lòng mỗi người đều có những cảm xúc riêng khi viết về mẹ. Tình mẹ bao la, dạt dào và cao cả. Chính vì vậy, người mẹ luôn có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người con, không gì có thể thay thế được. Ta-go đã viết những bài thơ với tình cảm như thế, tình mẹ đặc biệt là tình yêu là khởi nguồn của mọi sự lựa chọn. Bài thơ “Mây và sóng” là kiệt tác đã để lại những giá trị nhân văn cao đẹp.
“Mây và sóng” là tên một bài thơ của đại thi hào Ấn Độ R. Tago (1861 – 1941), in trên tạp chí “Trăng non” bằng tiếng Anh vào năm 1915. Nếu bạn tìm bản gốc tiếng Ấn Độ, Sisu có nghĩa là trẻ em và nó được xuất bản vào năm 1909. Tác phẩm ghi nhận những tình cảm trong sáng, cao thượng và sự quan tâm nhiều mặt đối với thế giới của trẻ em. Đó là một bài thơ hay, có yếu tố kì ảo cao. Bài thơ gồm hai phần: phần mây và phần sóng, nhưng mục đích của bài thơ không phải tả cảnh mây và sóng mà kể những câu chuyện do em bé tưởng tượng. Em bé là nhân vật chính trong bài thơ, bên cạnh em là người mẹ. Mỗi phần của bài thơ do em bé tạo ra nói về những gì em biết và nghe được.
Qua trí tưởng tượng phong phú, hồn nhiên và tuyệt vời của một em bé, thế giới cổ tích này hiện ra với những con người sống trên mây và sóng. Mọi người đều là bạn của trẻ em, tâm hồn non nớt, hồn nhiên và trong sáng của các em là hiện thân của mọi vật xung quanh. Thấu hiểu trẻ thơ và phẩm chất tâm lý này, nhà thơ Rabin-dra-nat Tago không nhân cách hóa mây trời và sóng biển mà để tâm hồn và trí tưởng tượng của lũ trẻ làm điều đó. Em bé thấy “trên có người gọi con” và kể cho em nghe về cuộc sống thú vị trên đó: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Thế giới cổ tích này thật đẹp với những sắc màu lấp lánh quen thuộc mà đứa trẻ nào cũng thích thú và nhớ nhung. Họ là những người bạn dịu dàng: “bình minh vàng” và “trăng bạc”, những người bạn mà em bé trông đợi và hy vọng mỗi ngày. Trong trí tưởng tượng của trẻ thơ, không có gì là không thể và thế giới này không xa mà rất gần, có con đường đi tới, có bạn sẽ đến đón mình đi. Em bé, với tâm lý của trẻ thơ, còn ham chơi và thích chơi đùa, đã hỏi: “Nhưng làm thế nào để đến được đó?” và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những người sống trên mây: “Hãy đi đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Đây là những điều mà chỉ những đứa trẻ với trí tưởng tượng bay bổng với niềm tin sâu sắc vào sự ngây thơ của chúng mới có thể nghĩ tới. Một thế giới kỳ diệu với những người bạn thiên nhiên và là cách để bé “hòa chung cuộc vui”. Đó còn là một thế giới biển cả rộng lớn với tiếng gọi của những con người sống giữa sóng biển: “Trong sóng có người gọi con”, kể cho bé nghe về cuộc sống tuyệt vời và những cuộc hành trình thú vị: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không từng biết đến nơi nao”. Có thể nói bầu trời biển cả luôn là niềm yêu thích của các bé và thật thú vị biết bao khi được du ngoạn, khám phá mọi nơi trong thế giới rộng lớn này. Vui ca múa hát từ sáng đến tối, phiêu du đến những vùng đất mới lạ.
Cũng như chơi với mây, chơi với sóng là thế giới kỳ thú diệu kỳ của trẻ thơ mà chỉ có ở đó mới tồn tại niềm tin mãnh liệt vào những câu chuyện cổ tích, những điều mới lạ trên thế giới. Bay trong tiềm thức, trong tưởng tượng, một con đường mới có vẻ chân thực, gần với vẻ đẹp vô biên. Thế giới cổ tích của đứa bé với trái tim non nớt của nó cũng chính là thế giới mà người mẹ đóng vai và hiện thân. Cả hai lời mời đều khiến em bé ngạc nhiên trước bản tính ham chơi của mình, nhưng cả hai lần em đều từ chối và nghĩ ra nhiều trò thú vị hơn. Rồi: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng/Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. Thế giới rộng lớn trên mây qua trí tưởng tượng của bé chỉ có thể là trong ngôi nhà, nơi có mái che mưa gió, nơi có mẹ yêu thương, chăm sóc. Con là mây trắng trời xanh, mẹ là vầng trăng dịu hiền. Trong trò chơi thú vị này, đứa trẻ mãi mãi quấn quýt bên mẹ. “Hai tay ôm mẹ” không chỉ là hình ảnh mây trời, trăng sao mà còn thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết. Đời người có thể đi đến bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tình mẹ thiêng liêng ấy luôn là chỗ dựa tinh thần mạnh mẽ nhất. Điều tuyệt vời trong trí tưởng tượng của trẻ thơ này lại được thể hiện một cách hết sức mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng cảm động. Con là con sóng đi khắp thế gian, còn mẹ là “bãi biển” đợi con mọi lúc mọi nơi. Sau cái ôm và vuốt ve từ bàn tay ấm áp của mẹ, đứa trẻ nào cũng cảm thấy bình yên và vui vẻ với tiếng cười.
Bằng hình thức đối thoại lồng vào câu chuyện của bé, thông qua những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, mây và sóng là những hình ảnh thiên nhiên nhẹ nhàng mà mọi người đều trân trọng, hòa mình và chung sống. Những lời mời không chỉ mời một đứa trẻ đi chơi mà còn tượng trưng cho những cám dỗ trong cuộc sống mà ai cũng phải đối mặt. Vượt qua tất cả những cám dỗ đó là sự trở về với những giá trị trường tồn, tình mẫu tử thiêng liêng và tình gia đình ấm áp. Vì vậy, bài thơ “Mây và sóng” của Rabin-dra-nat Tago không chỉ là bài thơ viết cho thiếu nhi mà còn là bài học ý nghĩa về tình yêu bất diệt của con người.
Sử dụng kết cấu kết hợp giữa lời đối thoại giữa em bé với mẹ và lời đối thoại của đứa trẻ với mây, sóng, dưới lăng kính hồn nhiên nhưng trong sáng, rực rỡ sắc màu, thế giới cổ tích dường như sống động, hài hòa, tinh tế. Có em, có mẹ, có mây, có sóng, có mái nhà mà em yêu thương. Một đứa trẻ có trí tưởng tượng phong phú, tư duy thông minh và trái tim chan chứa tình yêu thương đã diễn tả bằng lời sự cao cả, bất diệt của tình mẹ, đồng thời thể hiện ước mơ khám phá thiên nhiên, chinh phục thế giới rộng lớn.
Bằng ngòi bút mềm mại và trái tim chan chứa yêu thương, Ta-go đã viết nên bài thơ chan chứa tình người. Không cần đi tìm hạnh phúc niềm vui ở những nơi xa xôi sáng sủa, chỉ cần chân lý, được ở bên người mẹ thân yêu, được sống vô tư với mây gió, biển cả, đó mới là định nghĩa của hạnh phúc. Lời của em bé, cũng như của tác giả, rằng bản thân con người chỉ thực sự bình yên khi được sống trong tình yêu của mẹ, một tình yêu nồng nàn và vĩnh cửu của mẹ.
Mây và sóng là những hiện tượng tự nhiên đặc biệt tạo nên một khung không gian có chiều thời gian. Mây và sóng được nhân hóa như những người bạn trò chuyện, dỗ dành em bé chia sẻ những suy nghĩ về mẹ, về tình mẹ con. Mây và sóng cũng quyện vào nhau, mãi mãi như tình mẹ con bất diệt.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)
- Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc, tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội
+ Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”
+ Vào năm 1913, ông trở thanh người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”
+ Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút ký, luận văn…
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
- Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.
3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
4. Tóm tắt:
Câu chuyện về người bạn nhỏ nhận được rất nhiều lời mời gọi đi chơi của tự nhiên, lời mời gọi ở trên mây và lời mời gọi của sóng biển. Nhưng bạn nhỏ vẫn kiên định ở nhà bên cạnh mẹ và chơi những trò chơi thú vị với mẹ của mình. Câu chuyện ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và tình yêu thương vô bờ bến mà bạn nhỏ dành cho mẹ của mình.
5. Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”: Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và trò chơi của em bé
Đoạn 2: Còn lại: Câu chuyện tưởng tượng của em bé với người sống trong sóng, và trò chơi của em bé
6. Giá trị nội dung:
- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc
- Bài thơ chứa đựng những triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời
7. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng
- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé
- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….