Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 15 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Vật liệu cơ khí

Tải xuống 5 4.8 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 15: Vật liệu cơ khí môn Công nghệ lớp 11 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí:

Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí

I - MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU

Muốn chọn đúng vật liệu cần phải biết tính chất đặc trưng của nó. Vật liệu có các tính chất cơ học, lí học và hoá học khác nhau. Ở đây chỉ giới thiệu ba tính chất đặc trưng về cơ học là độ bền, độ dẻo và độ cứng

1. Độ bền

Độ bền hiển thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu, dưới tác dụng ngoại lực. Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn bền σb đặc trưng cho độ bền vật liệu. Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao. Giới hạn bền được chia làm 2 lọai:

- σbk (N/mm2) đặc trưng cho độ bền kéo vật liệu.

- σbn (N/mm2) đặc trưng cho độ bền nén vật liệu.

2. Độ dẻo

Độ dẻo hiển thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

Độ dãn dài tương đối KH δ(%) đặc trưng cho độ dẻo vật liệu. Vật liệu có độ dãn dài tương đối δ(%) càng lớn thì độ dẻo càng cao.

3. Độ cứng

Là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngọai lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được gọi là không biến dạng.

Trong thực tế thường sử dụng các đơn vị đo độ cứng sau:

- Độ cứng Brinen ( ký hiệu HB) đo các vật liệu có độ cứng thấp. Vật liệu càng cứng có chỉ số đo HB càng lớn.

Ví dụ : Gang sám (180 – 240 HB).

- Độ cứng Roc ven ( ký hiệu HRC) đo các vật liệu có độ cứng trung bình hoặc độ cứng cao như thép đã luyện nhiệt. Vật liệu càng cứng có chỉ số Rocven càng cao.

Ví dụ : thép 45 (40 – 50 HRC).

- Độ cứng Vic ker ( ký hiệu HV) đo các loại vật liệu có độ cao. Vật liệu càng cứng thì có chỉ số đo HV càng lớn

Ví dụ: Hợp kim (13500 – 16500 HV)

Ngoài các vật liệu kim loại đã học ở lớp 8 như gang, thép,… bài này giới thiệu thêm một số loại vật liệu thông dụng khác.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí hay, ngắn gọn

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí

Câu 1: Đâu là giới hạn bền?

A. Giới hạn bền kéo

B. Giới hạn bền nén

C. Giới hạn bền dẻo

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 2: Có mấy loại đơn vị đo độ cứng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 3: Đơn vị đo độ cứng là:

A. HB

B. HRC

C. HV

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. HB dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng thấp

B. HRC dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng trung bình

C. HB dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng cao

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 5: Tên vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí là?

A. Vật liệu vô cơ

B. Vật liệu hữu cơ

C. Vật liệu compozit

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Tính chất vật liệu gồm:

A. Tính chất cơ học

B. Tính chất lí học

C. Tính chất hóa học

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Tính chất đặc trưng về cơ học là:

A. Độ bền

B. Độ dẻo

C. Độ cứng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 8: Có mấy loại giới hạn bền?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là giới hạn bền kéo và giới hạn bền nén.

Câu 9: Đặc trưng cho độ bền của vật liệu là:

A. Giới hạn bền

B. Giới hạn dẻo

C. Giới hạn cứng

D. Giới hạn kéo

Đáp án: A

Câu 10: Độ bền là gì?

A. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu

B. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của bề mặt vật liệu

C. Biểu thị khả năng phá hủy của vật liệu

D. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực

Đáp án: D

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống