Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 11: Ngành giun dẹp - Sán lá gan chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 4 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 4 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 có đáp án: Ngành giun dẹp - Sán lá gan:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 7
BÀI 11: NGÀNH GIUN DẸP – SÁN LÁ GAN
Câu 1: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:
A. Lông bơi phát triển
B. Mắt phát triển
C. Giác bám phát triển
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Lời giải:
Giác bám phát triển là đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở sán lá gan. Mắt, lông bơi tiêu giảm → thích nghi với đời sống kí sinh không di chuyển.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Sán lá gan di chuyển nhờ
A. Lông bơi
B. Chân bên
C. Chun giãn cơ thể
D. Giác bám
Lời giải:
Sán lá gan di chuyển nhờ cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển → có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan?
A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông.
D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.
Lời giải:
Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng là đặc điểm có ở vòng đời của sán lá gan.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau Sán lá gan đẻ nhiều trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng …(1)… và sau đó ấu trùng kí sinh trong …(2)…, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng …(3)…, loại ấu trùng này rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh và biến đổi trở thành …(4)…. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
A. (1) : có đuôi ; (2) : cá ; (3) : có lông bơi ; (4) : trứng sán
B. (1) : có đuôi ; (2) : ốc ; (3) : có lông bơi ; (4) : kén sán
C. (1) : có lông bơi ; (2) : ốc ; (3) : có đuôi ; (4) : kén sán
D. (1) : có lông bơi ; (2) : cá ; (3) : có đuôi ; (4) : trứng sán
Lời giải:
Sán lá gan đẻ nhiều trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi và sau đó ấu trùng kí sinh trong ốc, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi, loại ấu trùng này rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh và biến đổi trở thành kén sán. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì?
A. Cá.
B. Ốc
C. Trai.
D. Hến.
Lời giải:
Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là ốc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Sán lá gan thích nghi với lối sống:
A. Kí sinh.
B. Ở biển.
C. Ngoài môi trường.
D. Kết quả khác
Lời giải:
Sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Hình dạng của sán lá là
A. hình trụ tròn.
B. hình sợi dài.
C. hình lá.
D. hình dù.
Lời giải:
Hình dạng của sán lá là hình lá, dẹp, dài 2 – 5cm, đối xứng 2 bên màu đỏ máu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì:
A. chúng có lối sống kí sinh.
B. chúng đều là sán.
C. cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.
D. chúng có lối sống tự do
Lời giải:
Sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Sán lá gan có bao nhiêu giác bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Sán lá gan có 2 giác bám để bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan?
A. Miệng nằm ở mặt bụng.
B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển.
D. Các giác bám kém phát triển.
Lời giải:
Sán lá gan có đặc điểm mắt và lông bơi tiêu giảm; các giác bám, cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển thich nghi với đời sống ký sinh.
Đáp án cần chọn là: B