Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 5: Hình có trục đối xứng chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 6 Bài 5: Hình có trục đối xứng
Trả lời câu hỏi giữa bài
Giải Toán 6 trang 108 Tập 1 Cánh diều
Hoạt động 1 trang 108 Toán lớp 6 Tập 1:
Lời giải:
a) Lấy hai chiếc ê ke giống nhau để xếp thành hình như Hình 42.
b) Lấy bốn miếng bìa giống nhau để xếp thành hình như Hình 43.
Ở Hình 42 (hay Hình 43), đường thẳng d (màu đỏ) chia hình thành hai nửa, nếu ta gấp theo đường thẳng d thì hai nửa này sẽ trùng khít vào nhau. Những hình như vậy gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình.
Giải Toán 6 trang 109 Tập 1 Cánh diều
Lời giải:
Trong thực tế, có nhiều hình có trục đối xứng, mỗi học sinh có thể tự chọn một hình và chỉ ra trục đối xứng của hình đó.
Chẳng hạn
+ Hình tam giác đều có trục đối xứng.
Hình tam giác ABC đều có các trục đối xứng là d1; d2; d3 như hình vẽ trên.
+ Hình mặt cười có trục đối xứng (là đường thẳng nét đứt trong hình).
Bài tập
Lời giải:
+) Hình 48: Hình chữ H (in hoa) là hình có trục đối xứng và có hai trục đối xứng nhau sau:
+) Hình 49: Hình ngôi sao có trục đối xứng và có 5 trục đối xứng a, b, c, d, e như sau:
+) Hình 50: Hình hoa văn này có trục đối xứng và nó có 4 trục đối xứng a, b, c, d như sau:
Lời giải:
Các Hình 51 a), c) đều có trục đối xứng và Hình 51 b) không có trục đối xứng.
+) Hình 51 a) có 1 trục đối xứng:
+) Hình 51 c) có 2 trục đối xứng:
Bài 3 trang 109 Toán lớp 6 Tập 1: Hãy tìm một số hình có trục đối xứng trong thực tiễn.
Lời giải:
Một số hình có trục đối xứng trong thực tiễn:
+) Hình con bướm:
+) Hình chiếc lá:
+) Hình con chuồn chuồn:
Trên thực tế, có nhiều hình khác có trục đối xứng, các em có thể tự tìm thêm.
Lý thuyết Hình có trục đối xứng
I. Hình có trục đối xứng
Quan sát các hình sau:
Các hình trên có đặc điểm chung là khi chia mỗi hình thành hai nửa và gấp theo mép đường thẳng ở giữa hình thì hai nửa này sẽ trùng khít vào nhau.
Cụ thể, trong hình dưới đây:
Đường thẳng d chia hình thành hai nửa, nếu ta gấp theo đường thẳng d thì hai nửa này sẽ trùng khít vào nhau.
Những hình như vậy gọi là Hình có trục đối xứng và đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình.
Chú ý:Hình có trục đối xứng | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều còn được gọi là hình đối xứng trục.
II. Trục đối xứng của một số hình
1. Đoạn thẳng AB là Hình có trục đối xứng và trục đối xứng là đường thẳng d đi qua trung điểm O của đoạn thẳng AB và vuông góc với AB.
2. Đường tròn là hình có nhiều trục đối xứng và mỗi trục đối xứng là một đường thẳng đi qua tâm của nó.
3. Hình thang cân có một trục đối xứng là đường thẳng a đi qua điểm chính giữa của hai đáy.
4. Hình lục giác đều có 6 trục đối xứng là các đường thẳng m, n, p, q, r, s (như hình dưới
Chú ý:Không phải hình nào cũng đều có trục đối xứng.
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Toán 6 Bài 4: Hình thang cân
Giải SGK Toán 6 Bài 6: Hình có tâm đối xứng
Giải SGK Toán 6 Bài 7: Đối xứng trong thực tiễn
Giải SGK Toán 6 Bài tập cuối chương 3