Giải SGK Toán 6 Bài 2 (Cánh diều): Hình chữ nhật. Hình thoi

Tải xuống 11 2.3 K 7

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 6 Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 98 Tập 1 Cánh diều

Hoạt động 1 trang 98 Toán lớp 6 Tập 1: Với hình chữ nhật ABCD ở Hình 13, thực hiện hoạt động sau:

a) Đếm số ô vuông để so sánh:

+ Độ dài của cặp cạnh đối AB và DC;

+ Độ dài của cặp cạnh đối AD và BC.

b) Quan sát xem các cạnh đối AB và CD; AD và BC của hình chữ nhật ABCD có song song với nhau không.

c) Sử dụng thước thẳng (có chia đơn vị) để đo độ dài các đường chéo AC và BD của hình chữ nhật ABCD.

d) Nêu đặc điểm các góc của hình chữ nhật ABCD.

Với hình chữ nhật ABCD ở Hình 13, thực hiện hoạt động sau: a) Đếm số ô vuông để so sánh

Lời giải:

a) Độ dài của cặp cạnh đối AB và DC bằng nhau và bằng 6 ô vuông.

    Độ dài của cặp cạnh đối AD và BC bằng nhau và bằng 3 ô vuông. 

b) Các cạnh đối AB và CD; AD và BC của hình chữ nhật ABCD song song với nhau.

c) Sử dụng thước thẳng (có chia đơn vị) để đo ta thấy độ dài các đường chéo AC và BD của hình chữ nhật ABCD bằng nhau.

d) Các góc của hình chữ nhật ABCD là góc ở các đỉnh A, B, C, D và là các góc vuông.

Hoạt động 2 trang 98 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ hình chữ nhật bằng ê ke khi biết độ dài hai cạnh.

Lời giải:

Giải sử ta dùng ê ke vẽ hình chữ nhật ABCD, biết AB = 6cm và AD = 9cm.

Để vẽ hình chữ nhật ABCD, ta làm như sau:

Vẽ hình chữ nhật bằng ê ke khi biết độ dài hai cạnh

Bước 1. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng AB có độ dài bằng 6cm.

Bước 2. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm A và một cạnh ê ke nằm trên AB, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng AD có độ dài bằng 9 cm.

Bước 3. Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh BC có độ dài bằng 9cm.

Bước 4. Vẽ đoạn thẳng CD.

Giải Toán 6 trang 99 Tập 1 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 99 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ bằng ê ke hình chữ nhật EGHI, biết EG = 4 cm và EI = 3cm.

Lời giải:

Để vẽ hình chữ nhật EGHI, ta làm như sau:

Vẽ bằng ê ke hình chữ nhật EGHI, biết EG = 4 cm và EI = 3cm

Vẽ bằng ê ke hình chữ nhật EGHI, biết EG = 4 cm và EI = 3cm

Bước 1. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng EG có độ dài bằng 4 cm.

Bước 2. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm E và một cạnh ê ke nằm trên EG, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng EI có độ dài bằng 3 cm

Bước 3. Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh GH có độ dài bằng 3 cm.

Bước 4. Vẽ đoạn thẳng HI.

Khi đó ta được hình chữ nhật EGHI thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Hoạt động 3 trang 99 Toán lớp 6 Tập 1: Với hình thoi ABCD ở Hình 15, thực hiện hoạt động sau:

Với hình thoi ABCD ở Hình 15, thực hiện hoạt động sau: a) Sử dụng thước thẳng

a) Sử dụng thước thẳng (có chia đơn vị) để đo độ dài các cạnh của hình thoi ABCD.

b) Quan sát xem các cạnh đối AB và CD; AD và BC của hình thoi ABCD có song song với nhau không.

c) Nêu đặc điểm các góc ở đỉnh O.

Lời giải:

a) Sử dụng thước thẳng (có chia đơn vị) để đo ta thấy độ dài các cạnh của hình thoi ABCD bằng nhau. 

b) Các cạnh đối AB và CD, AD và BC của hình thoi ABCD song song với nhau.

c) Các góc ở đỉnh O là góc AOB, góc AOD, góc COD, góc BOC và là các góc vuông.

Giải Toán 6 trang 100 Tập 1 Cánh diều

Hoạt động 4 trang 100 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ hình thoi bằng thước và compa khi biết độ dài một cạnh và độ dài một đường chéo.

Lời giải:

Giả sử ta dùng thước và compa vẽ hình thoi ABCD, biết AB = 5cm và AC = 8cm.

Để vẽ hình thoi ABCD, ta làm như sau:

Vẽ hình thoi bằng thước và compa khi biết độ dài một cạnh và độ dài một đường chéo

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AC = 8 cm.

Bước 2. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính 5 cm.

Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm C bán kính 5 cm; phần đường tròn này cắt phần đường tròn tâm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm B và D.

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.

Luyện tập 2 trang 100 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ bằng thước và compa hình thoi MNPQ, biết MN = 6 cm và MP = 10 cm.

Lời giải:

Để vẽ hình thoi MNPQ, ta làm như sau:

Vẽ bằng thước và compa hình thoi MNPQ, biết MN = 6 cm và MP = 10 cm

Vẽ bằng thước và compa hình thoi MNPQ, biết MN = 6 cm và MP = 10 cm

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng MP = 10 cm.

Bước 2. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm M bán kính 6 cm.

Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm P bán kính 6 cm; phần đường tròn này cắt phần đường tròn tâm M vẽ ở Bước 2 tại các điểm N và Q.

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng MN, NP, PQ, QM.

Khi đó ta được hình thoi MNPQ thỏa mãn yêu cầu.

Hoạt động 5 trang 100 Toán lớp 6 Tập 1: Với hình thoi ABCD có độ dài cạnh là a, độ dài đường chéo AC và BD lần lượt là m và n (Hình 17), thực hiện các bước sau đây:

Bước 1. Cắt hình thoi ABCD thành hai tam giác ABC và ADC.

Bước 2. Cắt tam giác ABC thành hai tam giác ABO và tam giác CBO.

Bước 3. Ghép hai tam giác ABO và BCO vào tam giác ADC, nhận được hình chữ nhật ACEG có độ dài hai cạnh là AC = m và CE = Với hình thoi ABCD có độ dài cạnh là a, độ dài đường chéo AC và BD lần lượt là m và n . n

Bước 4. So sánh diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật tạo thành ở Bước 3.

Với hình thoi ABCD có độ dài cạnh là a, độ dài đường chéo AC và BD lần lượt là m và n

Lời giải:

Hình chữ nhật được tạo thành từ các miếng bìa của hình thoi nên diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật tạo thành ở Bước 3 là bằng nhau.

Giải Toán 6 trang 101 Tập 1 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 101 Toán lớp 6 Tập 1: Bác Hưng uốn một dây thép thành móc treo đồ có dạng hình thoi với độ dài cạnh bằng 30 cm. Bác Hưng cần bao nhiêu xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo đó?

Lời giải:

Độ dài dây thép để làm móc treo chính là chu vi của hình thoi có độ dài cạnh bằng 30 cm. 

Do đó bác Hưng cần số xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo là:

4 . 30 = 120 (cm)

Vậy bác Hưng cần số xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo là 120 cm.

Bài tập

Bài 1 trang 101 Toán lớp 6 Tập 1: Hãy quan sát hình 19 và cho biết hình nào là hình thoi.

Hãy quan sát hình 19 và cho biết hình nào là hình thoi

Lời giải:

Quan sát Hình 19, ta thấy hình b) có 4 cạnh bằng nhau (kí hiệu bằng nhau trên 4 cạnh) nên nó là hình thoi. Còn các hình còn lại không có bốn cạnh bằng nhau nên nó không phải là hình thoi. 

Vậy trong 4 hình trên chỉ có hình 19b là hình thoi. 

Bài 2 trang 101 Toán lớp 6 Tập 1: Quan sát hình 20 và tính diện tích phần tô màu xanh ở hình đó.

Quan sát hình 20 và tính diện tích phần tô màu xanh ở hình đó

Lời giải:

Kí hiệu trên Hình 20, các điểm đỉnh như hình vẽ dưới đây:

Quan sát hình 20 và tính diện tích phần tô màu xanh ở hình đó

Khi đó, theo kí hiệu trên hình vẽ ta thấy:

AB = CD = CF = GH = DE = EF = 5 cm 

AD = BC = CG = HF = 2 cm 

CE = 3 + 3 = 6 cm 

DF = 4 + 4 = 8 cm 

Vì CD = DE = EF = CF nên CDEF là hình thoi với CE và DF là hai đường chéo 

Diện tích hình thoi CDEF là: Quan sát hình 20 và tính diện tích phần tô màu xanh ở hình đó6.8=24(cm2);

Ta thấy ABCD và CGHF là hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau và có độ dài hai cạnh ở mỗi hình lần lượt là 2 cm và 5 cm.

Diện tích hình chữ nhật ABCD (hay CGHF) là: 2 . 5 = 10 (cm2)

Ta thấy diện tích phần tô màu xanh chính bằng tổng diện tích 2 hình chữ nhật ABCD, CGHF và diện tích hình thoi CDEF. 

Do đó, diện tích phần tô màu xanh trên Hình 20 là:

24 + 10 . 2 = 44 (cm2)

Vậy diện tích phần tô màu xanh trên Hình 20 là 44 cm2.

Bài 3 trang 101 Toán lớp 6 Tập 1: Sử dụng các mảnh bìa như Hình 21 để ghép thành một hình chữ nhật.

Sử dụng các mảnh bìa như Hình 21 để ghép thành một hình chữ nhật

Lời giải:

Ta đặt tên các mảnh bìa như sau:

Sử dụng các mảnh bìa như Hình 21 để ghép thành một hình chữ nhật

Ta ghép các mảnh thành hình chữ nhật:

Sử dụng các mảnh bìa như Hình 21 để ghép thành một hình chữ nhật

Lý thuyết Hình chữ nhật. Hình thoi

I. Hình chữ nhật 

1. Nhận biết hình chữ nhật 

Cho hình chữ nhật ABCD:

 Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Khi đó hình chữ nhật ABCD có:

+ Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; AD = BC;

+ Hai cạnh đối AB và CD; AD và BC song song với nhau;

+ Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD;

+ Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.

2. Vẽ hình chữ nhật 

Ta sử dụng ê ke để vẽ hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh của nó:

Chẳng hạn, vẽ hình chữ nhật ABCD biết AB = 6 cm, AD = 9 cm.

Ta thực hiện các bước như sau: 

Bước 1. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng AB = 6 cm.

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 2. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm A và một cạnh ê ke nằm trên AB, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng AD = 9 cm.

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 3. Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh BC = 9 cm.

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 4. Vẽ đoạn thẳng CD.

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Vậy ta có hình chữ nhật ABCD thỏa mãn yêu cầu bài toán.

3. Chu vi và diện tích hình chữ nhật

Hình chữ có độ dài hai cạnh là a và b, ta có:

- Chu vi của hình chữ nhật là: C = 2(a + b);

- Diện tích của hình chữ nhật là: S = a . b. 

II. Hình thoi

1. Nhận biết hình thoi

Cho hình thoi ABCD, có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. 

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Khi đó, hình thoi ABCD có: 

+ Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA;

+ Hai cạnh đối AB và CD, AD và BC song song với nhau;

+ Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

2. Vẽ hình thoi

Ta có thể vẽ được hình thoi khi biết độ dài một cạnh và độ dài một đường chéo bằng thước kẻ và compa.

Chẳng hạn, vẽ hình thoi ABCD biết AB = 5 cm và AC = 8 cm. 

Để vẽ hình thoi ABCD, ta làm như sau:

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AC = 8 cm

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 2. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính 5 cm

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm C bán kính 5 cm; phần đường tròn này cắt phần đường tròn tâm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm B và D

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.

Hình chữ nhật. Hình thoi | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Vậy ta được hình thoi ABCD thỏa mãn yêu cầu. 

3. Chu vi và diện tích hình thoi 

Cho hình thoi có độ dài cạnh là a và độ dài hai đường chéo là m và n, ta có:

- Chu vi của hình thoi là C = 4a;

- Diện tích của hình thoi là S =  12 . m . n. 

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều

Bài 3: Hình bình hành

Bài 4: Hình thang cân

Bài 5: Hình có trục đối xứng

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống