Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hướng đến sinh trưởng của vi sinh vật chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 30 trang gồm 77 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27 có đáp án: Các yếu tố ảnh hướng đến sinh trưởng của vi sinh vật:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 10
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH
VẬT
Câu 1: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
D. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số chúng không tự tổng hợp được
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng một số chúng không tự tổng hợp được.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được
B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật nhưng chúng vẫn tự tổng hợp
C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
D. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật và chúng không tự tổng hợp được
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần
thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ.
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần
thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.
B. Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố ấy.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật:
A. Khuyết hợp
B. Nguyên dưỡng
C. Vô dưỡng
D. Khuyết dưỡng
Lời giải:
Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng được gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, còn vi sinh vật tổng tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được
A. Tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.
B. Tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.
C. Tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
D. Một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.
Lời giải:
Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng :
A. Protein, lipit, cacbohydrat
B. Nước muối, nước đường.
C. Các vitamin, axit amin, bazơ nitơ
D. Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh
Lời giải:
Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh là các chất ức chế sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Chất hóa học làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng?
A. Iot, rượu iot
B. Etanol, izôprôpanol (70-80%)
C. Các andehit (phoocmandehit 2%)
D. Các chất kháng sinh
Lời giải:
Etanol, izôprôpanol (70-80%) … là các chất cồn gây ức chế sinh trưởng vi sinh vật bằng cơ chế làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là
A. Ôxi hoá các thành phần tế bào.
B. BBất hoạt protein.
C. Diệt khuẩn có tính chọn lọc.
D. Biến tính các protein.
Lời giải:
Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là biến tính prôtêin, màng tế bào
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Chất nào không phải chất diệt khuẩn?
A. Xà phòng
B. Cồn y tế
C. Các chất kháng sinh
D. Muối Iot
Lời giải:
Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn
Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Vì sao xà phòng không phải là chất diệt khuẩn?
A. Xà phòng gồm các chất kháng sinh
B. Xà phòng không có các chất kháng sinh
C. Xà phòng chỉ rửa trôi vi khuẩn
D. Xà phòng không có cồn y tế.
Lời giải:
Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn
Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Khi nói về tác động ức chế sinh trưởng của xà phòng đối với vi sinh vật, số lượng nhận định đúng là Cho các nhận định sau:
I. Gây biến tính prôtêin.
II. Phá vỡ axit nuclêic.
III. Làm giảm sức căng bề mặt.
IV. Tác động có tính chọn lọc.
V. Do vi sinh vật tạo ra.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Nhận định đúng là III
Xà phòng không có khả năng diệt khuẩn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò
A. Là nhân tố sinh trưởng.
B. Kiến tạo nên thành phần tế bào.
C. Cân bằng hoá thẩm thấu.
D. Hoạt hoá enzim.
Lời giải:
Các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò cấu tạo nên các thành phần tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C,H,O
A. Là những nguyên tố vi lượng
B. Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít
C. Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
D. Cả a, b, c đều đúng
Lời giải:
Các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò cấu tạo nên các thành phần tế bào, trong đó C, H, O có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Dựa vào nhu cầu oxi cần cho sinh trưởng, người ta xếp nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật?
A. Hiếu khí bắt buộc
B. Kị khí bắt buộc
C. Kị khí không bắt buộc
D. Vi hiếu khí
Lời giải:
Nấm men rượu là loại sinh vật có thể sử dụng oxi để hô hấp hiếu khí, nhưng khi không có không khí chúng vẫn có thể tiến hành lên men.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Dựa vào nhu cầu oxi, vi sinh vật được chia thành những dạng nào?
A. Hiếu khí bắt buộc
B. Kị khí bắt buộc
C. Kị khí tuỳ tiện và vi hiếu khí
D. Cả a, b, c đều đúng
Lời giải:
Dựa vào nhu cầu oxy, người ta chia VSV thành:
- Hiếu khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi trường có oxy (nấm, động vật nguyên sinh)
- Vi hiếu khí: có thể sống trong môi trường có nồng độ oxy thấp hơn trong khí quyển (VK giang mai)
- Kị khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi trường không có oxi (VK uốn ván)
- Kị khí không bắt buộc: sống trong môi trường ccó thể có oxi hoặc không (nấm men rượu)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
C. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.
D. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.
Lời giải:
Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.
B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
C. Phenol, lipit, protein.
D. Iot, cacbonic, oxi.
Lời giải:
Các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các phenol và rượu (alcohol); các kim loại nặng (kẽm, thủy ngân...); các anđêhit; các chất kháng sinh; iot, rượu iot….
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ?
A. Prôtêin
B. Pôlisaccarit
C. Mônôsaccarit
D. Phênol
Lời giải:
Phênol có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng
B. Nhân tố sinh trưởng.
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất hoạt hóa enzim
Lời giải:
Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein, đối với vi sinh vật là chất ức chế sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi ?
A. Etanol
B. Izôprôpanol
C. Iot
D. Cloramin
Lời giải:
- Etanol, Izôprôpanol là chất thanh trùng trong phòng y tế, thí nghiệm
- Iôt là chất dùng để tẩy trùng trong bệnh viện
- Cloramin là chất dùng để thanh trùng máy móc, nước bể bơi…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực
A. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại
B. Tẩy trùng trong bệnh viện
C. Khử trùng phòng thí nghiệm
D. Thanh trùng nước máy
Lời giải:
Cloramin sinh oxi nguyên tử có tác động oxi hóa mạnh => là chất dùng để thanh trùng máy móc, nước bể bơi…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích
A. Sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp.
B. Sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp
C. Kích thích sinh trưởng của vi sinh vật.
D. Kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật
Lời giải:
Người ta sử dụng các chất hóa học ức chế nhằm kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Có bao nhiêu các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B. 4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
D. 4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
Lời giải:
Có 5 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B. Ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C. Gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
Lời giải:
Có 5 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhiệt độ càng cao, vi sinh vật càng phát triển mạnh
B. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi sinh vật
C. Vi sinh vật không thể sống ở nhiệt độ ≤ 5°C
D. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hình dạng bên ngoài của vi sinh vật
Lời giải:
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào, do đó làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm. Nhiệt độ cao sẽ làm biến đổi các loại protein, axit nucleic.. Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở vùng Nam cực và Bắc cực, các đại dương thường có nhiệt độ ≤ 5°C
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Nhiệt độ ảnh hưởng đến
A. Tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
B. Hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn.
C. Sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
D. Tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Lời giải:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Độ pH ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật siêu ưa lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Lời giải:
Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây ?
A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt
B. Nhóm ưa lạnh , nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt, nhóm ưa siêu nhiệt
C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng
D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm, nhóm ưa siêu nhiệt
Lời giải:
Căn cứ vào nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm
A. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
B. Vi sinh vật ưa lạnh.
C. Vi sinh vật ưa nhiệt.
D. Vi sinh vật ưa ấm.
Lời giải:
Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm vi sinh vật ưa ấm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa ấm.
B. Nhóm ưa siêu nhiệt
C. Nhóm ưa lạnh.
D. Nhóm ưa nhiệt.
Lời giải:
Phần lớn VSV sống trong nước thuộc nhóm ưa ấm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32: Vi khuẩn ưa ấm thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ?
A. 20 - 40°C
B. 35 - 45°C
C. 50 - 65°C
D. 0 - 30°C
Lời giải:
Vi khuẩn ưa ấm thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20 -40°C. chúng thuộc các nhóm vi sinh vật đất, vi sinh vật nước, vi sinh vật sống ở cơ thể người và gia súc…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh nhưng vẫn không bị hỏng?
A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp trong thời gian dài.
B. Vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật bị kìm hãm quá trình sinh trưởng.
C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp.
D. Cả A, B và C
Lời giải:
Khi để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà vẫn không bị hỏng là vì ở nhiệt độ thấp các phản ứng hóa sinh trong tế bào sẽ xảy ra với tốc độ chậm dẫn đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật bị kìm hãm và có thể gây chết.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì
A. Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
Lời giải:
Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì vì ở nhiệt độ thấp các phản ứng hóa sinh trong tế bào sẽ xảy ra với tốc độ chậm dẫn đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật bị kìm hãm và có thể gây chết.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35: Cá sông và cá biển khi để trong tủ lạnh thì loại cá nào dễ bị hỏng hơn? Tại sao?
A. Cá biển dễ hỏng hơn vì vi khuẩn bám trên cá biển là những vi khuẩn thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá.
B. Cá sông dễ hỏng hơn vì cá biển sống trong môi trường nước biển có nhiều muối nên ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
C. Cá biển dễ hỏng hơn vì nước biển có nhiều nhóm vi sinh vật gây hại hơn nước sông.
D. Cá sông dễ hỏng hơn vì nước sông có nhiều vi sinh vật gây hại hơn trong nước biển.
Lời giải:
Cá biển dễ hỏng hơn vì vi khuẩn bám trên cá biển là những vi khuẩn thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 36: Nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi đưa vào tủ lạnh vì:
A. Nhiệt độ cao kìm hãm, làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.
B. Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính prôtêin, biến tính ADN của vi sinh vật, gây chết vi sinh vật.
C. Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp sẽ làm chết vi sinh vật.
D. Nhiệt cao kìm hãm vi sinh vật, nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giết chết vi sinh vật.
Lời giải:
Nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi đưa vào tủ lạnh vì:Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính prôtêin, biến tính ADN của vi sinh vật, gây chết vi sinh vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để
A. Kích thích làm tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật.
B. Tiêu diệt các vi sinh vật.
C. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để
A. Kích thích làm tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật.
B. Tiêu diệt các vi sinh vật.
C. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 38: Có thể bảo quản thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp có tác dụng:
A. Làm cho thức ăn ngon hơn
B. Tiêu diệt được vi sinh vật
C. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
D. Thanh trùng vi sinh vật
Lời giải:
Có thể bảo quản thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
Đáp án cần chọn là: C
Câu 39: Điều nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp
B. Mỗi loại vi sinh vật đều sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định
C. Hàm lượng nước trong cơ thể vi sinh quyết định độ ẩm của môi trường sống vi sinh vật
D. Nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật
Lời giải:
Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm của môi trường sống của các vi sinh vật.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 40: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp
B. Các loại vi sinh vật đều sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm như nhau.
C. Hàm lượng nước trong cơ thể vi sinh quyết định độ ẩm của môi trường sống vi sinh vật
D. Cả 3 ý trên
Lời giải:
Ý B sai vì: Mỗi vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm khác nhau
Ý C sai vì: Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm của môi trường sống của các vi sinh vật. => Phát biểu đúng là A.
Đáp án cần chọn là: A