Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 38 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và 77 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật môn Sinh học lớp 10 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Sinh học lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
* Chất dinh dưỡng
- Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh dưỡng.
- Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo, … có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.
- Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có khả năng tự tổng hợp.
- vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm.
- Nhiệt độ cao làm biến tính các loại protein, axit nucleic
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 150C), ưa ấm (20 - 400C), ưa nhiệt (55 - 650C), ưa siêu nhiệt (85 - 1100C).
2. Độ ẩm
- Nước cần thiết cho sinh trưởng và chuyển hoá vật chất của VSV.
- Nước là dung môi hòa tan các enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.
- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
3. Độ pH
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP.
- Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 - 6), nhóm ưa trung tính (pH = 6 - 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).
- Trong quá trình sống, vi sinh vật thường tiết các chất ra ngoài môi trường làm thay đổi độ pH của môi trường.
4. Ánh sáng
- Mức năng lượng trong ánh sáng tuỳ thuộc vào độ dài bước sóng của tia sáng.
- Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của VSV.
- Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.
5. Áp suất thẩm thấu
- Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.
Phần 2: 77 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Câu 1: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
D. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số chúng không tự tổng hợp được
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng một số chúng không tự tổng hợp được.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được
B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật nhưng chúng vẫn tự tổng hợp
C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
D. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật và chúng không tự tổng hợp được
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ.
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.
B. Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố ấy.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Lời giải:
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật:
A. Khuyết hợp
B. Nguyên dưỡng
C. Vô dưỡng
D. Khuyết dưỡng
Lời giải:
Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng được gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, còn vi sinh vật tổng tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được
A. Tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.
B. Tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.
C. Tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
D. Một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.
Lời giải:
Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng :
A. Protein, lipit, cacbohydrat
B. Nước muối, nước đường.
C. Các vitamin, axit amin, bazơ nitơ
D. Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh
Lời giải:
Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh là các chất ức chế sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Chất hóa học làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng?
A. Iot, rượu iot
B. Etanol, izôprôpanol (70-80%)
C. Các andehit (phoocmandehit 2%)
D. Các chất kháng sinh
Lời giải:
Etanol, izôprôpanol (70-80%) … là các chất cồn gây ức chế sinh trưởng vi sinh vật bằng cơ chế làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là
A. Ôxi hoá các thành phần tế bào.
B. BBất hoạt protein.
C. Diệt khuẩn có tính chọn lọc.
D. Biến tính các protein.
Lời giải:
Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là biến tính prôtêin, màng tế bào
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Chất nào không phải chất diệt khuẩn?
A. Xà phòng
B. Cồn y tế
C. Các chất kháng sinh
D. Muối Iot
Lời giải:
Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn
Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Vì sao xà phòng không phải là chất diệt khuẩn?
A. Xà phòng gồm các chất kháng sinh
B. Xà phòng không có các chất kháng sinh
C. Xà phòng chỉ rửa trôi vi khuẩn
D. Xà phòng không có cồn y tế.
Lời giải:
Cồn y tế, các chất kháng sinh, muối Iot là các chất diệt khuẩn
Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Khi nói về tác động ức chế sinh trưởng của xà phòng đối với vi sinh vật, số lượng nhận định đúng là Cho các nhận định sau:
I. Gây biến tính prôtêin.
II. Phá vỡ axit nuclêic.
III. Làm giảm sức căng bề mặt.
IV. Tác động có tính chọn lọc.
V. Do vi sinh vật tạo ra.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Nhận định đúng là III
Xà phòng không có khả năng diệt khuẩn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò
A. Là nhân tố sinh trưởng.
B. Kiến tạo nên thành phần tế bào.
C. Cân bằng hoá thẩm thấu.
D. Hoạt hoá enzim.
Lời giải:
Các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò cấu tạo nên các thành phần tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C,H,O
A. Là những nguyên tố vi lượng
B. Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít
C. Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
D. Cả a, b, c đều đúng
Lời giải:
Các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò cấu tạo nên các thành phần tế bào, trong đó C, H, O có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Dựa vào nhu cầu oxi cần cho sinh trưởng, người ta xếp nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật?
A. Hiếu khí bắt buộc
B. Kị khí bắt buộc
C. Kị khí không bắt buộc
D. Vi hiếu khí
Lời giải:
Nấm men rượu là loại sinh vật có thể sử dụng oxi để hô hấp hiếu khí, nhưng khi không có không khí chúng vẫn có thể tiến hành lên men.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Dựa vào nhu cầu oxi, vi sinh vật được chia thành những dạng nào?
A. Hiếu khí bắt buộc
B. Kị khí bắt buộc
C. Kị khí tuỳ tiện và vi hiếu khí
D. Cả a, b, c đều đúng
Lời giải:
Dựa vào nhu cầu oxy, người ta chia VSV thành:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
C. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.
D. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.
Lời giải:
Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.
B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
C. Phenol, lipit, protein.
D. Iot, cacbonic, oxi.
Lời giải:
Các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các phenol và rượu (alcohol); các kim loại nặng (kẽm, thủy ngân...); các anđêhit; các chất kháng sinh; iot, rượu iot….
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ?
A. Prôtêin
B. Pôlisaccarit
C. Mônôsaccarit
D. Phênol
Lời giải:
Phênol có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng
B. Nhân tố sinh trưởng.
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất hoạt hóa enzim
Lời giải:
Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein, đối với vi sinh vật là chất ức chế sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: A