Với giải thực hành 6 trang 83 - 84 Toán lớp 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Toán 6 Bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán lớp 6 Bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân
Thực hành 6 trang 83 - 84 Toán lớp 6 Tập 1:
Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3 cm, BC = 5 cm và đường chéo AC = 7 cm theo hướng dẫn sau:
- Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.
- Từ A kẻ hai đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.
ABCD là hình bình hành cần vẽ.
- Dùng compa để kiểm tra xem các cạnh đối diện có bằng nhau hay không.
Lời giải:
Thực hiện theo hướng dẫn trên, ta vẽ được hình bình hành ABCD.
- Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.
- Từ A kẻ hai đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.
ABCD là hình bình hành cần vẽ.
Sử dụng compa để kiểm tra các cặp cạnh đối diện của hình vẽ như sau:
- Ta đặt một đầu của compa vào điểm A, mở compa để đầu còn lại trùng với B.
- Tiếp theo, giữ nguyên đoạn compa đó, đặt một đầu vào điểm C đầu còn lại ta thấy đi qua điểm D. Như vậy độ dài đoạn AB = CD.
- Thực hiện tương tự với cặp cạnh AD và BC ta thu được AD = BC.
Hình bình hành có các cặp cạnh AD = BC, AB = DC.
Lý thuyết Hình bình hành
Hình bình hành có:
+ Bốn đỉnh.
+ Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
+ Hai cặp cạnh đối diện song song.
+ Hai cặp góc đối diện bằng nhau.
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Ví dụ:
Hình bình hành ABCD có:
- Bốn đỉnh A, B, C, D.
- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: AB = CD; BC = AD.
- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD.
- Hai cặp góc đối diện bằng nhau: góc đỉnh A bằng góc đỉnh C; góc đỉnh B bằng góc đỉnh D.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường: OA = OC; OB = OD.
Cách vẽ hình bình hành
Hình bình hành ABCD có hai cạnh là a và b.
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = a (cm).
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = b (cm).
Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Hoạt động khởi động trang 80 Toán lớp 6 Tập 1: Quan sát hình dạng của bức tranh, cái diều, tấm bìa, mái nhà rông, em có biết...
Thực hành 3 trang 82 Toán lớp 6 Tập 1: Cho hình thoi IJKL, hai đường chéo cắt nhau tại O (Hình 6)...
Bài 1 trang 85 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các hình sau đây hình nào là hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang cân...
Bài 2 trang 85 Toán lớp 6 Tập 1: Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật sau...
Bài 3 trang 85 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ hình chữ nhật ABCD, biết AB = 5 cm, AD = 8 cm...
Bài 5 trang 86 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ hình bình hành MNPQ, biết: MN = 3 cm, NP = 4 cm...
Bài 7 trang 86 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ hình thoi MNPQ biết góc MNP bằng 60° và MN = 6 cm...