Bài toán dân số – Ngữ văn lớp 8 - Nội dung, tác giả, tác phẩm

Tải xuống 2 3.3 K 5

Tài liệu nội dung chính bài Bài toán dân số Ngữ văn lớp 8 gồm 2 trang đầy đủ bố cục, tóm tắt, phương thức biểu đạt, thể loại, ngôi kể, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp học sinh nắm được những nét chính của văn bản.

Bài toán dân số

Bài giảng: Bài toán dân số


 Bài toán dân số – Ngữ văn lớp 8 (ảnh 2)

Tìm hiểu chung về văn bản:

1. Văn bản Bài toán dân số

Có người cho rằng : Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được ! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"...

Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê, cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm rể nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau : đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất ; ô thứ hai đặt 2 hạt thóc ; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán thì sẽ là chồng cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng có gì mà không đủ. Nhưng rồi kết cục... không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào !

Bây giờ nếu ta tạm thời công nhận theo Kinh Thánh, khi khai thiên lập địa, trái đất này mới chỉ có hai người : một chàng A-đam và một nàng E-va ; thì đến năm 1995 dân số toàn thế giới là 5,63 tỉ người. Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, công bội là 2, đã vượt ô thứ 33. Đó là với điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, và đã trừ đi tỉ lệ tử vong (kể cả dịch bệnh hoặc chiến tranh không quá 5%).

Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con. Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5 – 9 – 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5 ; Nê-pan : 6,3 ; Ru-an-đa :8,1 ; Tan-da-ni-a : 6,7 ; Ma-đa-gát-xca : 6,6... Tính chung toàn châu Phi là 5,8. Phụ nữ Việt Nam là 3,7. Như vậy phấn đấu để mỗi gia đình có một đến hai con là một chỉ tiêu rất khó khăn. Với tỉ lệ hàng năm tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1,57% năm 1990 thì dân số hành tinh của chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. Theo bài toán cổ trên, số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ.

Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.

2. Đôi nét về tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995.

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến …sáng mắt ra): Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

- Phần 2 (Tiếp theo đến …sang ô thứ 34 của bàn cờ): Tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

- Phần 3 (Còn lại): Tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.

4. Tóm tắt: Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại với câu chuyện cổ về việc kén rể của nhà vua thông thái. Bài toán nhà vua đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Theo tính toán và thống kê thực tế, hiện tại dân số đã mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả cảnh tỉnh con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

5. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

6. Thể loại: Văn bản nhật dụng

7. Giá trị nội dung: Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Phương pháp thuyết minh, sử dụng và kết hợp các phương pháp so sánh, nêu số liệu, phân tích.

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Sơ đồ tư duy Phân tích văn bản Bài toán dân số

Phân tích văn bản Bài toán dân số hay nhất (5 mẫu) (ảnh 3)

Dàn ý chi tiết Phân tích văn bản Bài toán dân số

I. Mở bài

- Khẳng định vấn đề dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu

- Khái quát về văn bản Bài toán dân số: là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm hoạ của nó

II. Thân bài

  1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây

- Trình bày quan điểm người viết:

+ Lúc đầu: không tin

+ Sau đó: “sáng mắt ra”

⇒ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại

⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn ⇒ Khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc

  1. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số

- Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp sô nhân, nhiều vô kể ⇒ Không khó nhưng không thực hiện được

⇒ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người

⇒ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng

- Đưa ra câu chuyện về dân số: Ban đầu thế giới có hai người, đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.

⇒ Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh ⇒ Dân số tăng rất nhanh

- Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:

+ Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn

+ Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á

⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.

⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.

  1. Lời đề nghị của tác giả

- Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc

- Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số

⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.

III. Kết bài

- Khái quát thành công về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung: Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu phân tích, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục

- Liên hệ thực tế và nâng cao nhận thức bản thân

Bài văn mẫu: Phân tích văn bản Bài toán dân số - mẫu 1

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của "Bài toán dân số" đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc "nhiều đến mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Điều làm tác giả "sáng mắt ra" ấy là: không ngờ một vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra gần đây (vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình) thế mà dường như nó đã được đặt ra từ thời cổ đại.

Nhập đề dưới hình thức một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái, phần kể của nhà văn đã vừa gây được sự tò mò, hấp dẫn của người đọc, vừa mang lại một kết luận rất bất ngờ ở phía cuối của câu chuyện kể. Lấy câu chuyện ấy làm tiền đề, tác giả đã so sánh ngay với sự bùng nổ và gia tăng dân số (cả hai đều tăng theo cấp số nhân). Cách so sánh ấy, quả thực đã làm cho người đọc hình dung một cách nhanh chóng đến tốc độ gia tăng kinh khủng của dân số. Và đây cũng chính là trọng tâm vấn đề mà bài viết muôn nêu lên.

Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là rất có ý nghĩa. Trước hết, nó thông tin cho người ta thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (ít như Việt Nam thì trung bình cũng là 3,7; nhiều như Ru-an-đa thì tới 8,1). Từ đó có thể thấy chỉ tiêu mỗi gia đình có hai con là rất khó khăn. Thứ hai, các con số thống kê còn cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.

Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự nghèo nàn lac hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao... Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.

Bài văn mẫu: Phân tích văn bản Bài toán dân số - mẫu 2

 “Bài toán dân số” là một văn bản thuyết minh về vấn đề dân số, đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995. Bằng những minh chứng chân thực và sinh động, tác giả trình bày thực trạng của vấn đề dân số và khả năng gia tăng trong tương lai, đồng thời lên tiếng cảnh báo những hậu quả khủng khiếp đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị và chất lượng cuộc sống của con người nếu không kiểm soát sự gia tăng dân số trên thế giới.

Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Từ câu chuyện về bài toán của nhà thông thái thời cổ đại, liên tưởng đến vấn đề dân số của hiện tại, tác giả bỗng “sáng mắt ra” vì hiểu được dân số thế giới đã và đang tăng theo cấp số nhân, rồi sẽ dạt đến ruột con số khủng khiếp trong tương lai.

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cổ ý nghĩa thuyết minh một cách cụ thể để làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới. Hình ảnh bàn cơ tướng với 64 ô mà từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng, sô” thóc – có thể hiểu mỗi hạt thóc chỉ một ngươi – tăng theo cấp sô” nhân với công bội là 2, cổ ý nghĩa giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể nguy cơ gia tăng dân số loài người.

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích trình bày nguy cơ gia tăng dân số. Tính trong điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, dân số thế giới đã gia tăng đến mức đáng lo ngại. Nhưng “trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rât nhiều con”.

Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho điều này. Nhìn chung, các nước châu Phi (Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca…) có tỉ lệ sinh con ơ phụ nữ cao hơn các nước châu Á (Ân Độ, Nê-pan, Việt Nam…). “‘Như vậy, phấn đấu mỗi gia đình có một đến hai con là chỉ tiêu rất khó khăn”. Nhưng nếu không phân đấu như vậy, dân số” sẽ gia tăng đến con số khủng khiếp.

Ở các châu lục còn nhiều nước chậm phát triển như châu Phi và châu Á, nguy cơ đó càng đáng sợ bởi sự phát triển xà hội không theo kịp tốc dộ gia tăng dân số, đời sống con người càng khó khăn hơn. Nếu không điều chỉnh được tỉ lệ gia tăng dân số, sẽ đến lúc ‘‘mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc”, tức là con người không còn đất đai để sinh sông, và cũng không còn cái để sống.

Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một hài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân sô đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

“Bài toán dân số” đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực và cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế gia tăng dân số. Đây là một thông điệp cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn với toàn nhân loại.

Video Phân tích văn bản Bài toán dân số

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống