TOP 13 mẫu Tóm tắt Bài toán dân số 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 2 4.5 K 5

Tài liệu tóm tắt Bài toán dân số môn Ngữ văn lớp 8 ngắn gọn, chi tiết gồm có 13 bài tóm tắt tác phẩm Bài toán dân số hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Bài toán dân số

Bài giảng: Bài toán dân số

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 1

Bài toán dân số là văn bản đề cập đến vấn đề nhức nhối đã đặt ra từ lâu đó là tốc độ gia tăng dân số. Để cho dễ hiểu và thuyết phục tác giả đã minh chứng bằng câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ dựa trên một bàn cờ gồm 64 ô. Dựa theo bài toán cổ trong bài thì từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số thế giới đã đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con. Nhưng trên thực tế mỗi người phụ nữ có thể sinh nhiều hơn hai con trong suốt cuộc đời. Tính theo bài toán cổ mà tác giả đưa ra thì dân số thế giới đã bắt đầu sang ô thứ 31 của bàn cờ. Từ đó tác giả nêu lên vấn đề mấu chốt về sự tồn tại của con người đó chính là cần kiềm hãm tốc độ gia tăng dân số như hiện nay.

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 2

Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại với câu chuyện cổ về việc kén rể của nhà vua thông thái. Bài toán nhà vua đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Theo tính toán và thống kê thực tế, hiện tại dân số đã mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả cảnh tỉnh con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

Tóm tắt Bài toán dân số nhanh nhất, ngắn ngọn (13 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 3

Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kến rể của nhà thông thái. Bài toán nhà thông thái đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ. Ai đủ số thóc đó sẽ làm con rể của ông. Thế nhưng không ai có đủ số thóc đó bởi vì số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Chuyện bài toán cổ chính là bài toán dân số. Từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới là 5.63 tỉ người, đến năm 2015 dân số thế giới lên tới 7 tỉ người và số dân ấy đã mon men số ô thứ 34 của bàn cờ. Điều đó đặt ra vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 4

Có một nhà vua thông thái muốn kén rể nên đã đưa ra bài toán tưởng chứng như rất dễ là đặt thóc vào ô cờ theo cấp số nhân. Theo đó ai đặt đủ được 64 ô cờ sẽ lấy được công chúa. Nhưng bất ngờ thay số thóc được tính ra bao phủ hết bề mặt trái đất này. Bài toán này là một ví dụ điển hiển cho bài toán dân số ngày nay. Hiện tại dân số đã lên tới ô thứ 34 của bàn cờ theo số liệu và thống kê thực tế. Điều tác giả mong muốn là con người hya tự nhận thức được con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính người đọc.

Tóm tắt Bài toán dân số nhanh nhất, ngắn ngọn (13 mẫu) (ảnh 2)

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 5

Bài toán dân số vốn là một vấn đề không mới. Tác giả đã nêu lên câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì từ khi khai thiên lập địa cho đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Nếu tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người khi mà mỗi con người trên Trái Đất này chỉ còn diện tích là 1 hạt thóc.

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 6

Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, Bài toán dân số đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển. Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại với câu chuyện cổ về việc kén rể của nhà vua thông thái.

Bài toán nhà vua đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Theo tính toán và thống kê thực tế, hiện tại dân số đã mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả cảnh tỉnh con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

Tóm tắt Bài toán dân số nhanh nhất, ngắn ngọn (13 mẫu) (ảnh 3)

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 7

Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới. Văn bản cũng đã nêu ra thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam; sự phát triển nhanh và mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại và đưa ra giải pháp: không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.

 Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 8

“Bài toán dân số” là một văn bản thuyết minh về vấn đề dân số, đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995. Bằng những minh chứng chân thực và sinh động, tác giả trình bày thực trạng của vấn đề dân số và khả năng gia tăng trong tương lai, đồng thời lên tiếng cảnh báo những hậu quả khủng khiếp đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị và chất lượng cuộc sống của con người nếu không kiểm soát sự gia tăng dân số trên thế giới.

Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Từ câu chuyện về bài toán của nhà thông thái thời cổ đại, liên tưởng đến vấn đề dân số của hiện tại, tác giả bỗng “sáng mắt ra” vì hiểu được dân số thế giới đã và đang tăng theo cấp số nhân, rồi sẽ dạt đến ruột con số khủng khiếp trong tương lai.

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cổ ý nghĩa thuyết minh một cách cụ thể để làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới. Hình ảnh bàn cơ tướng với 64 ô mà từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng, sô” thóc – có thể hiểu mỗi hạt thóc chỉ một ngươi – tăng theo cấp sô” nhân với công bội là 2, cổ ý nghĩa giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể nguy cơ gia tăng dân số loài người.

Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho điều này. Nhìn chung, các nước châu Phi (Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca…) có tỉ lệ sinh con ơ phụ nữ cao hơn các nước châu Á (Ân Độ, Nê-pan, Việt Nam…). “‘Như vậy, phấn đấu mỗi gia đình có một đến hai con là chỉ tiêu rất khó khăn”. Nhưng nếu không phân đấu như vậy, dân số” sẽ gia tăng đến con số khủng khiếp.

“Bài toán dân số” đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực và cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế gia tăng dân số. Đây là một thông điệp cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn với toàn nhân loại.

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 9

Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ về việc kén rể của nhà thông thái, rất nhiều chàng trai hi vọng được làm con rể của nhà thông thái nhưng trước bài toán về rải số thóc ra khắp các ô trong một bàn cờ tướng theo cấp số nhân thì không chàng trai nào đủ để lấy được cô gái, Số thóc theo cấp số nhân nhiều đến mức có thể khủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào.

Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, đó là điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con và đã trừ đi tỉ lệ tử vong. Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh rất nhiều con. Vì vậy, văn bản đã đưa ra ý kiến: đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

 Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 10

Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản “Bài toán dân số” của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.

Ngay trong phần mở đầu, tác giả Thái An đã nêu lên vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình một cách độc đáo và hấp dẫn. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đến vấn đề dân số thông qua câu chuyện dân số từ thời cổ đại, để rồi từ đó, tác giả nêu lên quan điểm của mình về vấn đề dân số trong thời điểm hiện tại. Thoạt đầu, tác giả không tin vào điều đó bởi lẽ, với tác giả “vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây”. Nhưng rồi về sau tác giả đã “sáng mắt ra”, thừa nhận điều đó là sự thật.

Thêm vào đó, tác giả còn đi sâu làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình từ bài toán cổ đại cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết, tác giả nêu lên bài toán cổ, đó là bài toán về việc kén rể của nhà thông thái. Đó là việc xếp thóc vào 64 ô theo cấp số nhân, đó là công việc không khó nhưng khó ai có thể thực hiện được vì không ai có thể có đủ số thóc ấy để xếp và các ô.

Từ câu chuyện đó, tác giả muốn so sánh nó với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, đó là sự gia tăng rất nhanh với một con số khổng lồ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số hiện nay với các số liệu cụ thể, chính xác. Đó là những con số về tốc độ gia tăng dân số. Tác giả dẫn ra giả thiết, nếu khi khai thiên lập địa, dân số trên thế giới chỉ có A-đam và Ê-va thì đến năm 1995, dân số trên thế giới đã đạt mức là 6.53 tỉ người. Đó là một tốc độ gia tăng dân số chóng mặt.

Tác giả còn đưa ra những con số sinh động về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ như “một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; …Với những con số cụ thể ấy, tác giả một lần nữa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng tốc độ gia tăng dân số trên thế giới đang rất nhanh và đó là một con số cực khủng, như số thóc trên bàn cờ trong bài toán cổ mà tác giả đã dẫn ra.

Tóm lại, văn bản “Bài toán dân số” của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.

Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 11

Bài văn “Bài toán dân số” của tác giả Thái An là một bài văn thuyết minh xen lẫn với tự sự. Khi đọc tác phẩm này người đọc cảm thấy thú vị khi câu chuyện và sự việc được nêu trong bài văn có liên quan đến mình và gia đình mình mà mình chưa từng nghĩ tới. Thái An đã “Huân cổ suy kim” để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người về “Bài toán dân số”.

Phần mở bài được viết theo kiểu văn tự sự, trước tiên tác giả đã không tin rằng “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” bởi theo suy luận, thời cổ đại cách đây hàng nghìn năm về trước, khi ấy con người còn quá thưa thớt, chưa cần đến việc đặt ra bài toán dân số. Hơn nữa những vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình mới được đặt ra khoảng vài chục năm gần đây. Nhưng thực ra, về sau tác giả đã nhận ra sự thiếu sót của mình mà tâm sự “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…”.

Tác giả đã rất khéo léo dùng lối văn kể tự sự để dẫn dắt vào văn thuyết minh. Câu chuyện thứ nhất, các chàng trai kén rể phải có đủ số thóc khổng lồ rái vào 64 ô cờ tướng, ai cũng tưởng có gì mà không đủ nhưng cuối cùng để rải được kín 64 ô cờ thì lượng thóc ấy đủ để rải kín mặt đất. Bài toán về dân số của con người cũng giống như chuyện kén rể của nhà thông thái kia, điểm giống nhau đó là sự gia tăng theo cấp số nhân có công bội là 2.

Điểm khác nhau đó là chiều hướng của sự gia tăng ấy, câu chuyện thứ nhất thì càng tăng nhiều càng tốt nhưng câu chuyện thứ hai thì càng tăng chậm càng hay. Tuy nhiên bài toán về dân số loài người mang tính chất mâu thuẫn giữa tốc độ phát triển tự nhiên và ý chí của con người kìm nén nó. Dân số loài người từ một cặp vợ chồng là A-dam và E-va tới 1995 đã là 5,63 tỉ người (ô thứ 30 của bàn cờ tướng).

Đó là một hiểm họa, chưa kể nguy cơ bùng nổ dân số còn có thể diễn ra bất cứ lúc nào, nhất là các nước phát triển như Châu Á và Châu Phi. Khi đất dành cho mỗi con người chỉ còn là một hạt thóc (ô thứ 64 trên bàn cờ tướng) thì Trái đất có lẽ không thể tồn tại nữa. Nó sẽ xảy ra nếu con người không tự kiềm chế được sự gia tăng dân số. Đừng để hiểm họa đó xảy ra đó là lời cảnh báo nghiêm trọng đối với cả loài người.

Bài văn mang bản chất là văn nghị luận nhưng cách thuyết phục không hề thiên về lý thuyết, cách lập luận đơn giản, nhẹ nhàng, có sức cảm hóa. Từ những con số im lặng, nó đã được đánh thức để cảnh báo với chúng ta về những hiểm họa trong sự sống còn của con người.

 Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 12

Bài toán dân số viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự (lập luận là chính). Người viết bắt đầu kể lại câu chuyện về một bài toán cổ nên cách nêu vấn đề nhẹ nhàng và hấp dẫn.

Có thể nói, chủ đề bao trùm mà tác giả muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh. Đó sẽ là một hiểm họa phải báo động và là vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. Để làm sáng tỏ chủ đề chính đã nêu, tác giả đã lập luận theo lôgíc sau: Nếu bàn cờ tướng gồm 64 ô, số thóc trong mỗi ô được tăng theo cấp số nhân, công bội là hai, thì tổng số thóc nhiều đến mức có thể phủ kín bề mặt trái đất.

Trái đất từ khi bắt đầu chỉ có 2 người, thế mà đến năm 1995 đã có 5,63 tỉ người. Theo bài toán cổ, nếu loài người tăng theo cấp số nhân với công bội là 2 thì tổng dân số vào năm 1995 đã đạt đến ô thứ 30. Đó là đã trừ đi tỉ lệ tử vong. Trong thực tế, khả năng sinh con ở phụ nữ, nhất là châu Á, châu Phi lại chiếm một tỉ lệ rất cao nên việc phấn đấu để mỗi gia đình có một đến hai con là rất khó khăn.

Nếu dân số thế giới tăng theo tỉ lệ hàng năm là 1,73 hoặc 1,57 vào năm 1900 (tức là nhỏ hơn hai) thì tới năm 2015 tổng dân số nhân loại đã hơn 7 tỉ người. “Số dân ấy đã mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ”.

Nếu cứ để dân số bùng nổ và gia tăng như thế thì chẳng mấy chốc 64 ô của bàn cờ sẽ bị lấp kín và khi đó mỗi người chỉ còn một chỗ ở với diện tích như một hạt thóc trên Trái Đất. Điều đó cũng có nghĩa là loài người muốn tồn tại thì phải hạn chế sự bùng nổ và tốc độ gia tăng dân số.

Bài viết nêu rất rõ ý nghĩa của vấn đề dân số. Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Thể hiện ở việc thiếu lương thực, thực phẩm, môi trường quá đông đúc, thiếu việc làm.., kết quả dẫn đến nghèo nàn lạc hậu, hạn chế giáo dục. Trong khi đó, giáo dục không phát triển lại tạo nghèo nàn lạc hậu. Đó là cái vòng dẫn đến đói nghèo.

 Tóm tắt bài Bài toán dân số - mẫu 13

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh – một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của “Bài toán dân số” đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc “nhiều đến mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất”, bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Điều làm tác giả “sáng mắt ra” ấy là: không ngờ một vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra gần đây (vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình) thế mà dường như nó đã được đặt ra từ thời cổ đại.

Nhập đề dưới hình thức một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái, phần kể của nhà văn đã vừa gây được sự tò mò, hấp dẫn của người đọc, vừa mang lại một kết luận rất bất ngờ ở phía cuối của câu chuyện kể. Lấy câu chuyện ấy làm tiền đề, tác giả đã so sánh ngay với sự bùng nổ và gia tăng dân số (cả hai đều tăng theo cấp số nhân). Cách so sánh ấy, quả thực đã làm cho người đọc hình dung một cách nhanh chóng đến tốc độ gia tăng kinh khủng của dân số. Và đây cũng chính là trọng tâm vấn đề mà bài viết muôn nêu lên.

Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự nghèo nàn lac hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao… Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.

Sơ đồ tư duy Phân tích văn bản Bài toán dân số

Phân tích văn bản Bài toán dân số hay nhất (5 mẫu) (ảnh 3)

Dàn ý chi tiết Phân tích văn bản Bài toán dân số

I. Mở bài

- Khẳng định vấn đề dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu

- Khái quát về văn bản Bài toán dân số: là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm hoạ của nó

II. Thân bài

  1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây

- Trình bày quan điểm người viết:

+ Lúc đầu: không tin

+ Sau đó: “sáng mắt ra”

⇒ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại

⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn ⇒ Khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc

  1. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số

- Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp sô nhân, nhiều vô kể ⇒ Không khó nhưng không thực hiện được

⇒ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người

⇒ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng

- Đưa ra câu chuyện về dân số: Ban đầu thế giới có hai người, đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.

⇒ Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh ⇒ Dân số tăng rất nhanh

- Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:

+ Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn

+ Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á

⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.

⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.

  1. Lời đề nghị của tác giả

- Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc

- Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số

⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.

III. Kết bài

- Khái quát thành công về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung: Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu phân tích, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục

- Liên hệ thực tế và nâng cao nhận thức bản thân

Bài văn mẫu: Phân tích văn bản Bài toán dân số - mẫu 1

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của "Bài toán dân số" đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc "nhiều đến mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Điều làm tác giả "sáng mắt ra" ấy là: không ngờ một vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra gần đây (vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình) thế mà dường như nó đã được đặt ra từ thời cổ đại.

Nhập đề dưới hình thức một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái, phần kể của nhà văn đã vừa gây được sự tò mò, hấp dẫn của người đọc, vừa mang lại một kết luận rất bất ngờ ở phía cuối của câu chuyện kể. Lấy câu chuyện ấy làm tiền đề, tác giả đã so sánh ngay với sự bùng nổ và gia tăng dân số (cả hai đều tăng theo cấp số nhân). Cách so sánh ấy, quả thực đã làm cho người đọc hình dung một cách nhanh chóng đến tốc độ gia tăng kinh khủng của dân số. Và đây cũng chính là trọng tâm vấn đề mà bài viết muôn nêu lên.

Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là rất có ý nghĩa. Trước hết, nó thông tin cho người ta thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (ít như Việt Nam thì trung bình cũng là 3,7; nhiều như Ru-an-đa thì tới 8,1). Từ đó có thể thấy chỉ tiêu mỗi gia đình có hai con là rất khó khăn. Thứ hai, các con số thống kê còn cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.

Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự nghèo nàn lac hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao... Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.

Bài văn mẫu: Phân tích văn bản Bài toán dân số - mẫu 2

 “Bài toán dân số” là một văn bản thuyết minh về vấn đề dân số, đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995. Bằng những minh chứng chân thực và sinh động, tác giả trình bày thực trạng của vấn đề dân số và khả năng gia tăng trong tương lai, đồng thời lên tiếng cảnh báo những hậu quả khủng khiếp đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị và chất lượng cuộc sống của con người nếu không kiểm soát sự gia tăng dân số trên thế giới.

Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Từ câu chuyện về bài toán của nhà thông thái thời cổ đại, liên tưởng đến vấn đề dân số của hiện tại, tác giả bỗng “sáng mắt ra” vì hiểu được dân số thế giới đã và đang tăng theo cấp số nhân, rồi sẽ dạt đến ruột con số khủng khiếp trong tương lai.

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cổ ý nghĩa thuyết minh một cách cụ thể để làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới. Hình ảnh bàn cơ tướng với 64 ô mà từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng, sô” thóc – có thể hiểu mỗi hạt thóc chỉ một ngươi – tăng theo cấp sô” nhân với công bội là 2, cổ ý nghĩa giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể nguy cơ gia tăng dân số loài người.

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích trình bày nguy cơ gia tăng dân số. Tính trong điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, dân số thế giới đã gia tăng đến mức đáng lo ngại. Nhưng “trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rât nhiều con”.

Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho điều này. Nhìn chung, các nước châu Phi (Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca…) có tỉ lệ sinh con ơ phụ nữ cao hơn các nước châu Á (Ân Độ, Nê-pan, Việt Nam…). “‘Như vậy, phấn đấu mỗi gia đình có một đến hai con là chỉ tiêu rất khó khăn”. Nhưng nếu không phân đấu như vậy, dân số” sẽ gia tăng đến con số khủng khiếp.

Ở các châu lục còn nhiều nước chậm phát triển như châu Phi và châu Á, nguy cơ đó càng đáng sợ bởi sự phát triển xà hội không theo kịp tốc dộ gia tăng dân số, đời sống con người càng khó khăn hơn. Nếu không điều chỉnh được tỉ lệ gia tăng dân số, sẽ đến lúc ‘‘mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc”, tức là con người không còn đất đai để sinh sông, và cũng không còn cái để sống.

Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một hài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân sô đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

“Bài toán dân số” đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực và cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế gia tăng dân số. Đây là một thông điệp cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn với toàn nhân loại.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật, số 28, 1995

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995

2. Bố cục

- Phần 1: (Từ đầu đến “sáng mắt ra”): Bài toán dân số đã được đặt ra ở thời cổ đại

- Phần 2: (Từ “Đó là câu chuyện cổ” đến “sang ô thứ 31 của bàn cờ”): Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng

- Phần 3: (từ “đừng để cho mỗi con người” đến hết): Kêu gọi mọi người quan tâm đến việc chống sự bùng nổ gia tăng dân số.

3. Giá trị nội dung

- Văn bản đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số thế giới quá nhanh. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới , nhất là ở các nước chậm phát triển

4. Giá trị nghệ thuật

- Văn bản với cách viết nhẹ nhàng mà sâu sắc

- Sử dụng cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, giàu sức thuyết phục

Video Phân tích văn bản Bài toán dân số

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống