Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2023 có đáp án

Tải xuống 14 135.6 K 284

Tài liệu Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:

(Đã có) Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

(Đã có) Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023

(Đã có) Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án năm 2023

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Câu 1 (2 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”

a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.

b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 2 (1 điểm) : Cho thông tin “An lau nhà’’. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.

Câu 3 (2 điểm) : Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.

Câu 4 (5 điểm) : Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Câu 1 :

a) Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (0.5điểm)

- Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0,5đ)

b) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0,5đ)

- Từ tượng hình: móm mém

- Từ tượng thanh: hu hu

Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc – một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0,5đ)

Câu 2 :

- An lau nhà đi.

- An lau nhà chưa?

Câu 3 :

*Yêu cầu kĩ năng: (0,75 điểm )

- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. (0,25 điểm)

- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. (0,25đ)

- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. (0,25đ)

*Yêu cầu nội dung: (1,25đ)

- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. (0,25đ)

- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. (0,25đ)

- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. (0,5đ)

- Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. (0,25đ)

Câu 4 :

a. Về hình thức: (1,0đ)

+ HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

+ Nhập vai Xiu để kể lại (Xưng tôi ngôi thứ 1)

+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.

b. Về nội dung: (4,0đ)

1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại.

2. Thân bài:

* Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi.

+ Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết.

- Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ)

- Tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết như thế nào (chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời)

+ Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết).

- Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra.

- Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn

- Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn-xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác (chú ý các chi tiết miêu tả và biểu cảm trong phần này)

3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ.

-------------------------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 2)

I. Đọc hiểu( 3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].

Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.

(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời, NXB Văn học, 2013)

Câu 1 : Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “ trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì?

Câu 2 : Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 : Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?

Câu 4 : Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?

II. Tập làm văn (7 điểm)

Câu 1 : (2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận theo cách qui nạp triển khai câu chủ đề: Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.

Câu 2 : (5 điểm) Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 có đáp án (Đề 2)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0đ)

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 có đáp án (Đề 2) Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 có đáp án (Đề 2)

-------------------------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 3)

I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

(Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)

Câu 3 : Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ các bộ phận của cơ thể con người có trong đoạn văn trên? (1,0 điểm)

Câu 4 : Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I. ĐỌC - HIỂU: (4,0 điểm)

Câu 1 :

- Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu).

- Tác giả: Nguyên Hồng.

Câu 2 : - Nội dung chính: Cảm giác sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ.

Câu 3 :

- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người”: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng

Câu 4 :

- Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sư + miêu tả + biểu cảm.

- Tác dụng: Góp phần làm cho đoạn văn kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc.

II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)

1. Mở bài : (1,0 điểm) Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.

- Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh điểm, kết thúc. (Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)

- Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.

- Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.

3. Kết bài: (1,0 điểm)

- Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.

- Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.

-------------------------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 4)

I. Đọc hiểu văn bản: (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”.

(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1 : Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 : Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.

Câu 3 : Tìm các từ ngữ miêu tả về cái chết dữ dội của lão Hạc.

Câu 4 : Kể tên các đoạn trích/tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945).

II. Làm văn: (7 điểm)

Câu 1 : Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc?

Câu 2 : Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I. ĐỌC – HIỂU (3,0đ)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

(Mỗi phương thức cho 0,25 điểm)

1,0

2

Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo.

1,0

3

Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc; Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên; Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.

0,5

4

Kể tên các văn bản, tác phẩm đã học:

Tôi đi học (Thanh Tịnh);

Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng);

Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố).

(Nêu đủ 3 VB/TP cho 0,5 điểm; nêu 2 VB/TP cho 0,25 điểm;

Nêu 1 VB/TP, khôn nêu hoặc nêu sai khôn cho điểm).

0,5

II. LÀM VĂN (7,0đ)

Câu

Nội dung

Điểm

1

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:

- Tình cảnh nghèo khổ đói rách, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.

- Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.

Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão.

d. Sáng tạo : HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả : dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

(Trong khoảng 10 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm).

2,0

2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác.

- Chiếc lá là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn -xi và Xiu đều không phát hiện ra.

- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình.

- Chiếc lá được vẽ trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

- Cụ Bơ – men đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời.

- Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh.

- Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

5,0

 
Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1. (2.0 điểm)

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da trắng mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn.

c. Tìm trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể của con người và chỉ ra ít nhất hai từ tượng hình có trong đoạn văn.

d. Đoạn trích thể hiện tâm trạng, cảm giác gì của nhân vật tôi?

Câu 2. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 8 -10 câu) theo cấu trúc diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc (trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao).

Câu 3. (6.0 điểm)

Nhập vai Xiu trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen-ri, em hãy viết bài văn kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Đáp án và thang điểm

Câu 1. (2.0 điểm)

a. Đoạn văn được trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng (0.5)

b.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0.25)

- Ngôi kể của đoạn văn: ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi (0.25)

c.

- Trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể của con người: nách, gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, khuôn miệng (0.25)

- Hai từ tượng hình có trong đoạn văn: xơ xác, xinh xắn (0.25)

d) Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi được thể hiện qua đoạn văn: Niềm sung sướng, hạnh phúc thiêng liêng của tình mẫu tử, qua đó thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho người mẹ bất hạnh. (0.5)

Câu 2. (2.0 điểm)

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Lão Hạc là một người nghèo khổ nhưng có lòng tự trọng, không muốn gây phiền hà lối xóm. Lão là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận bố thí. Trong tình cảnh túng quẫn, tuyệt vọng lão Hạc đã bị đẩy vào con đường chết để giải thoát.

Lão tự nguyện tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng. Lão Hạc người khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Cái chết đau đớn là do lão tự chọn. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

Suy cho cùng đây số phận chung của những người trước cách mạng tháng Tám nghèo đói và túng quẫn.

Câu 3. (6.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về bản thân

+ Họa sĩ trẻ, tên Xiu

+ Thuê nhà trọ với cô bạn Giôn – xi và cụ Bơ – men.

Thân bài

- Kể về bản thân:

- Kể về người bạn Giôn – xi tội nghiệp

+ Hoàn cảnh: là một cô họa sĩ trẻ, mắc bệnh phổi và nghèo túng

+ Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành.

+ Giọng nói thều thào.

+ Có suy nghĩ tiêu cực: khi những chiếc thường xuân ngoài kia rụng hết, sự sống của cô cũng sẽ chấm dứt.

- Kể về tình huống bất ngờ: chiếc lá vẫn còn trên cây

- Được tin cụ Bơ – men chết vì sưng phổi

Kết bài

- Thái độ và lời hứa với cụ Bơ - men

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1. (3.0 điểm)

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử vs tôi như thế này à?

(Lão Hạc, Nam Cao)

a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? (1.0 điểm)

b. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (2.0 điểm)

Cân 2. (3.0 điểm)

Đọc lại đoạn trích ở câu 1 và trả lời câu hỏi sau:

a. Chỉ ra các thán từ và cho biết các thán từ có trong đoạn trích biểu thị điều gì?

b. Đặt câu với các thán từ em vừa tìm được.

Câu 3. (4.0 điểm)

Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Đáp án và thang điểm

Câu 1. (3.0 điểm)

a. Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên: tự sự (1.0 điểm)

b. Sự ân hận và dằn vặt của lão Hạc khi bán cậu vàng. (2.0 điểm)

Cân 2. (3.0 điểm)

a. (2.0 điểm)

- Thán từ: (1.0)

- Tác dụng:

A: Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc (1.0)

b. Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và sử dụng thán từ vừa tìm được (1.0)

Câu 3. (4.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng và trình tự tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Thân bài

- Trước ngày khai giảng

Tâm trạng của em.

Sự chuẩn bị trước ngày khai giảng.

- Trên đường đến trường

Khung cảnh đến trường.

+ Tâm trạng của em trên đường.

+ Hình ảnh của các bạn học sinh khác.

- Vào sân trường

Khung cảnh sân trường.

+ Cảnh em chia tay mẹ.

- Vào lớp

Không gian mới mẻ của lớp học.

+ Cảm xúc khi gặp bạn bè mới, cô giáo mới.

Kết bài

Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở 1 xó tường, người ta thấy 1 em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

 (SGK Ngữ văn 8, tập l, NXBGDVN)

Câu 1. (0.75 điểm) Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và thể loại tác phẩm.

Câu 2. (1.0 điểm) Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên.

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “thiên nhiên" trong đoạn văn.

Câu 4. (1.25 điểm) Qua đoạn trích, em thấy tình cảm của tác giả dành cho cô bé bán diêm như thế nào?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm với sự việc kể về một việc tốt mà em đã làm.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (0.75 điểm)

- Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Cô bé bán diêm.

- Cho biết tên tác giả: An – đéc – xen 

- Thể loại tác phẩm: truyện cổ tích

Câu 2. (1.0 điểm) 

- Nội dung: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

Câu 3. (1.0 điểm) 

Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong đoạn văn: tuyết, trời, mặt đất, mặt trời, bầu trời.

Câu 4. (1.25 điểm) 

Thái độ của tác giả: Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.

Thân bài

- Kể diễn biến sự việc:

+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

+ Hành động cụ thể của em khi đó.

- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.

Kết bài

- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

 (Ngữ văn 8 - tập 1, trang 16)

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 điểm) Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của từ loại ấy trong câu văn.

Câu 3. (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm) 

Kể về một người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của em.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) 

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Trong lòng mẹ (0.5)

- Tác giả: Nguyên Hồng (0.5)

Câu 2. (1.0 điểm) 

- Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tối lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà  thuộc từ loại: trợ từ (0.5)

- Nêu tác dụng của từ loại ấy trong đoạn văn: Trợ từ lấy có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ. (0.5)

Câu 3. (2.0 điểm) 

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Lòng hiếu thảo là truyền thống lâu đời tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Thân bài

a. Định nghĩa

– Lòng hiếu thảo là gì?

– Biểu hiện lòng hiếu thảo: Qua lời nói, cử chỉ và hành động:

+ Của con cái đối với cha mẹ

+ Của con cháu đối với ông bà, tổ tiên: Kính trọng; lễ phép; chăm lo; phụng dưỡng; yêu thương; tôn kính

b. Ý nghĩa của lòng hiếu thảo

– Thể hiện nếp sống văn hóa người Việt

– Gợi nhớ về nguồn cội

– Xóa bỏ sự vô cảm; khoảng cách giữa những người thân trong gia đình

– Thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa

– Xã hội phát triển, văn minh hơn

c. Tại sao con người cần có lòng hiếu thảo

– Để thực hiện chức năng gia đình

– Để báo đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng

– Để hoàn thiện bản thân

d. Dẫn chứng về lòng hiếu thảo

e. Mở rộng

– Đi ngược lại với lòng hiếu thảo: Bất hiếu; ăn chơi sa đọa; bỏ bê học hành

– Lòng hiếu thảo được mở rộng hơn là lòng hiếu nghĩa

f. Liên hệ bản thân

– Tích cực học tập; tu dưỡng đạo đức

– Giúp đỡ ông bà cha mẹ

– Giúp đỡ cộng đồng

Kết bài

– Nêu tầm quan trọng của lòng hiếu thảo.

– Trách nhiệm bản thân đối với người sinh thành.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm) :

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu về người thân ấy.

Thân bài

- Miêu tả người thân

Vóc dáng, ngoại hình

Tính cách

Đối với mọi người xung quanh

Đối với gia đình

Đối với bản thân

- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân

- Cảm nhận về người thân 

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án- Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

Thế là em quẹt tất cả que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ nắm lấy tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi , chẳng còn đói rét , đau buồn nào đe dọa họ nữa . Họ đã bay về chầu Thượng đế.

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 điểm) Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 3 (1.0 điểm) Qua nội dung của đoạn văn trên, tác giả muốn gửi gắm chúng ta điều gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Đặt 4 câu có sử dụng tình thái từ khác nhau? Chỉ ra loại tình thái từ đó?

Câu 2. (5.0 điểm) Kể về một người thân của em.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) 

- Tác phẩm: Cô bé bán diêm

- Tác giả: An-đéc-xen

Câu 2. (1.0 điểm) 

Nội dung của đoạn văn trên: cái chết của cô bé bán diêm.

Câu 3 (1.0 điểm

Thông điệp: Hãy là những que diêm để thắp sáng và sưởi ấm trái tim cho những con người bất hạnh, đáng thương hơn mình.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) 

- Học sinh đặt câu có sử dụng tình thái từ và chỉ ra loại tình thái từ đó.

Câu 2. (5.0 điểm) 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu về người thân ấy.

Thân bài

- Miêu tả người thân.

+ Vóc dáng, ngoại hình

Tính cách

Đối với mọi người xung quanh

Đối với gia đình

 Đối với bản thân

- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân.

- Cảm nhận về người thân.

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến 1 buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt. (1.0)

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn là gì? (1.0) 

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh có trong đoạn văn. (1.0)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng, (có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm).

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt: miêu tả (1.0)

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn: miêu tả cảnh biển vào buổi sớm. (1.0) 

Câu 3(1.0)

- Phép so sánh (0.5)

Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc

loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

- Tác dụng (0.5)

+ Phép so sánh đã gợi tả được cảnh biển một cách sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện cảm xúc của tác giả.

+ Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

Thân bài:

a. Hoàn cảnh xảy ra việc:

- Không gian

- Thời gian

b. Diễn biến sự việc:

Hành động của em.

- Hành động của các nhân vật khác.

- Nêu cảm xúc của các nhân vật.

Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của tác giả nào?

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên?

Câu 3. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4. (1.0 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn trích?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm trong một đoạn văn khoảng 10 câu.

Câu 2 (5.0 điểm) Đóng vai bà lão hàng xóm bên cạnh nhà chị Dậu kể lại cảnh tượng cai lệ và người nhà lí trưởng đến độc thúc sưu (trong đó có dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm).

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1. (0.5 điểm)

Đoạn trích trên được trích trong văn bản: Tôi đi học

- Tác giả: Thanh Tịnh

Câu 2. (1.0 điểm) 

- Tâm trạng náo nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 3. (0.5 điểm) 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự

Câu 4. (1.0 điểm) 

- Từ láy: bàng bạc, nao nức, rụt rè, tưng bừng, rộn rã, âu yếm.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm)

Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm:

Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét.

Câu 2. (5.0 điểm) 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu bản thân

Thân bài

- Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của gia đình chị Dậu.

+ Nhà đông con, lại nghèo đói mất mùa.

+ Không có tiền đóng sưu thuế.

+ Phải bán cả đàn chó và bán cả con mới đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng.

- Chị Dậu sang nhà tôi xin gạo, kể về việc hôm qua anh Dậu bị đánh.

- Chứng kiến cảnh cai lệ đến nhà chị Dậu đòi sưu.

+ Tôi chạy sang đã thấy bọn cai lệ đã ở trong nhà rồi.

+ Chúng cứ nhào vào người anh Dậu đòi bắt trói.

+ Chị Dậu van xin, nài nỉ nhưng không được. Chị đã vùng dậy đánh bọn chúng.

+ Bọn cai lệ bỏ về và nói vọng lại là đòi bắt trói anh chị đi tù.

Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1 (0.5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1.0 điểm):Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (1.5 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm)

Em hãy viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu tóm tắt lại tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.

Câu 2 (5.0 điểm)

Em hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học của em.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (0.5 điểm)

Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 2. (1.0 điểm)

Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.

Câu 3. (1.5 điểm)

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Vươn lên trong cuộc sống là gì: là tinh thần tự lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp.

- Tại sao con người phải vươn lên trong cuộc sống: để vượt qua giới hạn của bản thân; để có được những điều tốt đẹp hơn,… 

- Bản thân cần làm gì: nỗ lực học tập, tích cực trau dồi đạo đức, rèn luyện tính kiên cường,… 

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm)

Lão Hạc là 1 người nông dân sống cô độc một mình trong cảnh nghèo khó, chỉ có 1 con chó làm bạn mà lão hay gọi là cậu Vàng. Con trai của lão do quá nghèo đến nỗi không có tiền lấy vợ mà bỏ đi làm trong đồn điền cao su. Lão cũng phải đi làm mướn làm thuê mới đủ kiếm sống. Sau 1 trận ốm nặng dai dẳng thì sức già yếu ớt cộng thêm bệnh tật làm lão không còn đủ sức để đi làm thuê như trước nữa. Lựa chọn cuối cùng, lão phải bán con chó Vàng mà lão yêu quý hết mực. Rồi sau đó, lão mang số tiền chắt chiu, dành dụm được cùng mảnh vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm tiếp lão chỉ ăn sung luộc, khoai, rau má...Một hôm, lão sang nhà Binh Tư để xin ít bả chó và chỉ nói là đánh bả con chó nhà nào đó để giết thịt nhưng sự thực là lão dùng bả chó để tự kết liễu đời mình.

Câu 2 (5.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng và trình tự tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Thân bài

- Trước ngày khai giảng

Tâm trạng của em.

+ Sự chuẩn bị trước ngày khai giảng.

- Trên đường đến trường

Khung cảnh đến trường.

+ Tâm trạng của em trên đường.

Hình ảnh của các bạn học sinh khác.

- Vào sân trường

Khung cảnh sân trường.

Cảnh em chia tay mẹ.

- Vào lớp

Không gian mới mẻ của lớp học.

+ Cảm xúc khi gặp bạn bè mới, cô giáo mới.

Kết bài

Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

Câu 1. (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

a(1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. (1.0 điểm) Câu nói Ai gieo gió thì ắt gặt bão gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó.

c(1.0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì?

Câu 2. (7.0 điểm)

Kể lại một việc tốt mà em đã làm.

Đáp án và thang điểm

Câu 1. (3.0 điểm)

a. (1.0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự

b. (1.0 điểm) Câu nói Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến câu nói Gieo nhân nào gặt quả nấy.

Ý nghĩa tục ngữ gieo nhân nào gặt quả nấy có nghĩa là khi bạn ở hiền thì gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ bị như thế, vì thế hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác như thương người như thể thương thân thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình.

c(1.0 điểm)

Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

Câu 2. (7.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.

Thân bài

- Kể diễn biến sự việc:

+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

+ Hành động cụ thể của em khi đó.

- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.

Kết bài

- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].

Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.

(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013)

Câu 1: Nhân vật tôi trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều để làm gì?

Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?

Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Kể về một người thân của em.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1.

- Nhân vật tôi trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều lắng nghe hoa vải nở (0.5)

Câu 2.

- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm (0.5)

Câu 3.

- Các từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã. (0.5)

- Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhân vật tôi trước vẻ đẹp đó. (0.5)

Câu 4.

Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọt ngào: yêu say, gắn bó tha thiết… (1.0)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng tự sự.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

- Giới thiệu về người thân ấy.

Thân bài

- Miêu tả người thân.

+Vóc dáng, ngoại hình

+ Tính cách

Đối với mọi người xung quanh

Đối với gia đình

Đối với bản thân

- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân.

- Cảm nhận về người thân.

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Ý nghĩa của văn bản Chiếc lá cuối cùng là:

A. Cứu chữa người bệnh. 

B. Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. 

C. Cụ Bơ-men ước vẽ được kiệt tác. 

D. Giôn-xi khỏi bệnh hiểm nghèo. 

Câu 2: Khi xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa, tác giả Xéc-van-tét đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào?

A. So sánh 

B. Nhân hóa

C. Tương phản 

D. Liệt kê

Câu 3: Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Truyện vừa 

B. Truyện ngắn 

C. Hồi kí 

D. Tiểu thuyết

Câu 4: Họa sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng đã vẽ bức tranh chiếc lá cuối cùng như thế nào?

A. Vẽ âm thầm trong đêm. 

B. Vẽ âm thầm trong đêm mùa xuân. 

C. Vẽ âm thầm trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời. 

D. Vẽ âm thầm trong đêm mùa hè. 

Câu 5: Nối tên văn bản với tên tác giả sao cho phù hợp?

A (tên văn bản)

Nối

B (tên tác giả)

1. Đánh nhau với cối xay gió

 

A. Thanh Tịnh

2. Tôi đi học

 

B. Xéc-van-téc

3. Cô bé bán diêm

 

C. Ai-ma-tốp

4. Hai cây phong

 

D. An-đéc-xen

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Hãy tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm khoảng 10 dòng. (2,0 điểm)

Câu 2: Em hãy cho biết nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? Nêu ý nghĩa của cái chết ấy? (2,0 điểm)

Câu 3: Cho câu chủ đề: Chị Dậu đại diện cho người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. 

Từ câu chủ đề trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 dòng) theo kiểu quy nạp. (3,0 điểm)

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 16

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Đọc đoạn văn rồi trả lời các câu hỏi số 1, 2, 3: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...” 

Câu 1: Từ chao ôi trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì?

A. Tình thái từ 

B. Trợ từ

C. Quan hệ từ 

D. Thán từ

Câu 2: Các từ “gàn dở, bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào?

A. Chỉ trình độ con người 

B. Chỉ tính cách con người

C. Chỉ thái độ con người 

D. Chỉ hình dáng con người

Câu 3. Đoạn văn được trích trong văn bản nào?

A. Trong lòng mẹ 

B. Tôi đi học

C. Lão Hạc 

D. Tức nước vỡ bờ

Câu 4. Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?

A. Thông tin về ngày trái đất năm 2000

B. Chiếc lá cuối cùng

C. Cô bé bán diêm

D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 5. Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?

A. Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật.

B. Bày tỏ thái độ, cảm xúc của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.

C. Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động. 

D. Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống.

Câu 6. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình?

A. âu yếm 

B. tưng bừng

C. rụt rè 

D. rộn rã

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn diễn dịch (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc sử dụng bao bì nilon. (2,0 điểm)

Câu 2: Kể lại câu chuyện về một người bạn vượt khó, vươn lên trong học tập (5,0 điểm)

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 17

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

…“Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.

Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.

Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc.

Câu 4: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945).

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? (2,0 điểm)

Câu 2: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. (5,0 điểm)

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 18

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà Lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hại mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sài ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lượng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu ...

(Ngữ văn 8, tập 1, trang 45, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1 (0,25 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

Câu 2 (0,25 điểm): Tác giả là ai?

Câu 3 (0,25 điểm): Văn bản chứa đoạn trích trên được viết bằng thể loại nào?

Câu 4 (0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 5 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 6 (1,0 điểm): Câu văn: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hại mắt long sòng sọc.”. Sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ đó?

Câu 7 (2,0 điểm): Từ văn bản chứa đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc?

PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Câu 8 (5,0 điểm): Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em?

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 19

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (2,5 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 20

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

Phần I: Tiếng Việt (2 điểm)

Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!" (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây?

A. Thán từ B. Quan hệ từ

C. Trợ từ D. Tình thái từ

Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để:

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

D. Đánh dấu phần chú thích.

Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Tôi mải mốt chạy sang.

B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.

C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.

D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?

A. Líu lo 

B. Véo von

C. Lon ton 

D. Rả rích

Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá?

A. Chuột sa chĩnh gạo 

B. Đầu voi đuôi chuột

C. Khỏe như voi 

D. Lên thác xuống ghềnh.

Câu 6: Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!" (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh nhằm:

A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.

C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự.

D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.

Câu 7: Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là:

A. Trợ từ 

B. Thán từ

C. Tình thái từ 

D. Quan hệ từ.

Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” (O Hen-ri)

A. Ẩn dụ 

B. Hoán dụ

C. Nói quá 

D. Nói giảm nói tránh

Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3,5 điểm)

Em hãy đọc phần trích sau:

“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”

(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

Câu 4: Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng).

Phần III: Tập làm văn (4,5 điểm)

Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngăn kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 21

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 21)

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”

a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.

b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho thông tin “An lau nhà”. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.

Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.

Câu 4: (5,0 điểm) Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 22

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 22)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)

Đọc kĩ và khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi: (Mỗi câu đúng 0,5 đ)

Câu 1: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào ?

A. Truyện dài

B. Truyện ngắn

C. Truyện vừa

D. Tiểu thuyết

Câu 2: Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời kể của ai?

A. Đôn Ki-hô-tê

B. Xéc-van-téc

C. Xan-chô Pan-xa

D. Các nhân vật khác

Câu 3: Vì sao chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác

A. Vì chiếc lá cụ Bơ-men vẽ rất giống chiếc lá thật.

B. Vì cụ Bơ-men tự coi đó là một kiệt tác của mình

C. Vì chiếc lá ấy mang lại sự sống cho giôn- xi

D. Vì cả Giôn-xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế

Câu 4: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?

A. Lạnh buốt

B. Vi vu

C. Trắng xóa

D. Vắng teo

Câu 5: Nối cột A với cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học.

A

B

1. Tôi đi học

a. Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em bé dành cho người mẹ bất hạnh.

2. Trong lòng mẹ

b. Nói về một người nông dân cùng khổ bị trà đạp và đè nén thái quá đã uất ức vùng lên.

3. Tức nước vỡ bờ

c. Nói về một ông lão nông dân bị đói đã tự tử bằng bả chó.

4. Lão Hạc

d. Nói về tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong long một em nhỏ ngày đầu tiên đến trường.

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Đóng vai người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hãy kể lại nội dung câu chuyện đó. (Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm).

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 23

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 23)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Văn bản Tôi đi học của tác giả:

A. Nam Cao

B. Ngô Tất Tố

C. Thanh Tịnh

D. Nguyên Hồng

Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc mà tác giả thể hiện thông qua văn bản Tức nước vỡ bờ là:

A. Cảm xúc, tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt.

B. Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.

C. Hình ảnh so sánh mới mẻ.

D. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào.

Câu 3: Truyện kí Việt Nam giống nhau ở chỗ:

A. Đều là văn tự sự hiện đại

B. Có tinh thần nhân đạo

C. Lối viết chân thực, sinh động

D. Các ý trên đều đúng

Câu 4: Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ là nội dung của văn bản:

A. Lão Hạc

B. Trong lòng mẹ

C. Tôi đi học

D. Tức nước vỡ bờ

Câu 5: Phương thức biểu đạt nào được thể hiện qua câu văn sau đây?

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niêm mơn man của buổi tựu trường.

A. Tự sự  

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Miêu tả và biểu cảm

Câu 6: Nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ là:

A. Kể lại những nỗi đau của bé Hồng

B. Kể lại âm mưu độc địa của người cô

C. Kể lại nỗi nhớ mẹ của bé Hồng

D. Kể lại nỗi đau khổ bị dày vò và niềm vui sướng, kính yêu của bé Hồng đối với mẹ

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố (khoảng 4 – 5 dòng).

Câu 2: Phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 3: Qua các văn bản: Tôi đi họcTrong lòng mẹTức nước vở bờ, em hãy khái quát chung về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng?

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 24

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 24)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Vừa mới hôm nào nghe trong đó

Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn

Hôm rày đã lại nghe trong nớ

Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn

Thương những hàng cáy khô trong cát

Giờ gặp bão giông bật gốc cành

Thương những nấm mô khô trên cát

Giờ lại ngâm mình trong nước xanh

Thương những mẹ già da tím tái

Gồng lưng chống lại gió mưa giông

Thương những em thơ mờ mắt đói

Dõi nhìn con nước, nước mênh móng

Vẫn biết ngày mai qua bão lũ

Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành

Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy

Nhận hết bão giông lại phía mình.

(Theo https://dantri.com.vn/, ngày 19/10/2020).

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (0,5 điểm): Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4 (1,0 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn thơ.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục)

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 25

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 25)

Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi sau:

Con thương đôi vai gầy còm của má, bươn chải, vất vả ngược xuôi. Hàng đỗ má trồng vừa mới ra hoa, kết trái, đợi ngày thu hoạch, lo học phí cho con. Bao hi vọng giờ là nỗi thất vọng. Bong bóng mưa vỡ òa trong mắt má, đăm đăm lo về ngày mai cả nhà sẽ ra sao!

Con thương đôi vai hay đau nhức của ba. Thuở bé, ba lội nước cõng con đến lớp. Lắm lúc sợ té, con cứ siết mãi chẳng chịu buông. Đôi vai oằn đi bởi sức nặng của những bó lúa ngày mùa. Những ngày trở trời, ba đau nhức nhưng vẫn ráng vác từng khúc gỗ to sửa lại chuồng gà, phòng khi mưa gió. Bão về! Gió như con quái vật thèm khát, cuốn phăng bao công sức lẫn ước mơ cháy bỏng của ba.

(Ngọc Huyền, Thương lắm những bờ vai, báo Áo Trắng)

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

b. Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ thời tiết.

c. Hãy chỉ ra phương tiện liên kết 2 đoạn văn.

d. Phải chăng chỉ cần nói “Con thương ba má” là em sẽ trở thành đứa hiếu thảo? Hãy viết đoạn văn (từ 4 đến 6 dòng) nêu suy nghĩ của em.

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận: Mỗi ngày ở trường, vẫn còn nhiều bạn học sinh lười học, em có suy nghĩ gì về hiện tượng này?

Câu 3: Tập làm văn (4,0 điểm)

Năm nay lên lớp 8, vòng 2 của trung học cơ sở, em hãy kể về một trong những tiết học ở mà em thấy hứng thú. (Có kết hợp miêu tả và biểu cảm)

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 26

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 26)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông Lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên :

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.

Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận;

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... 

Người nhà lý trưởng hết cơn lặng cá, lóp ngóp bò dậy hắn chỉ vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa.

(Theo Ngô Tất Tố)

Câu 1 (1,0 điểm):

a. Nêu xuất xứ, nội dung đoạn trích?

b. Nêu tóm tắt đoạn trích?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích?

Câu 3 (1,0 điểm): Gọi tên các từ in đậm trong mỗi câu sau và nêu tác dụng của chúng.

a. - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

b. - U nó không được thế! 

Câu 4 (1,0 điểm): Xác định cấu tạo của câu văn sau và cho biết đó là kiểu câu nào? Ý nghĩa nội dung câu có quan hệ như thế nào?

Hai người giằng co nhau đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

Câu 5 (1,0 điểm):

Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn.”

a. Trong câu có dùng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

b. Hãy tìm thêm 5 thành ngữ có cách nói như “Nhanh như cắt”?

Câu 6 (5,0 điểm): Từ sự việc trong đoạn trích, hãy vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm viết bài văn kể lại sự việc bằng ngôi kể khác.

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 27

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 27)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!....Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả 4 chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết!...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”….

 (Trích Lão Hạc, Nam Cao)

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Nghị luận.

D. Biểu cảm.

Câu 2 (0,5 điểm): Từ nào trong các từ sau đây là từ tượng hình?

A. Hu hu.

B. Móm mém.

C. Vui vẻ

D. Ư ử

Câu 3 (0,5 điểm): Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn trên:

A. Sự yếu đuối của lão Hạc.

B. Sự già nua do tuổi tác của lão Hạc

C. Sự đau đớn về thể xác của lão Hạc.

D. Sự đau đớn, day dứt, ân hận của lão Hạc sau khi bán chó.

Câu 4 (0,5 điểm): Trong đoạn văn trên có sự kết hợp giữa tự sự và các yếu tố nào sau đây?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm 

D. Miêu tả và biểu cảm.

Câu 5 (0,5 điểm): Từ tượng thanh hu hu trong câu Lão hu hu khóc có tác dụng gì?

A. Gợi hình ảnh

B. Mô phỏng âm thanh con người 

C. Gợi dáng vẻ

D. Mô phỏng âm thanh tự nhiên.

Câu 6 (0,5 điểm): Điền các từ thích hợp để hoàn thành câu sau: Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng các thán từ này và a có tác dụng … và …

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Đoạn văn trên kể về tâm trạng của lão Hạc sau khi bán đi cậu Vàng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn, trình bày suy nghĩ của em về cuộc sống và số phận của người nông dân trong xã hội cũ qua nhân vật lão Hạc.

Câu 2: (5,0 điểm) Kể về một kỉ niệm khiến em nhớ mãi.

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 28

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 28)

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

(Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3 (1,0 điểm): Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên?

Phần II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ văn bản Lão Hạc, em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 29

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 29)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

a. Tự sự và miêu tả

b. Tự sự và biểu cảm

c. Miêu tả và biểu cảm.

d. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: Câu “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) thể hiện điều gì?

a. Những tục lệ xưa cũ, lạc hậu hà khắc với người phụ nữ.

b. Tình yêu mẹ mãnh liệt trong lòng bé Hồng khi nghĩ đến những hà khắc của xã hội PK đối với mẹ.

c. Nỗi trông chờ được gặp mẹ của chú bé Hồng.

d. Sự cảm thông của chú bé Hồng dành cho mẹ

Câu 3: Văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố thuộc giai đoạn văn học:

a. Văn học lãng mạn

b. Văn học hiện thực

c. Văn học cách mạng

d. Văn học trung đại

Câu 4: Câu văn “Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.” (Lão Hạc, Nam Cao) có mấy từ tượng hình?

a. Ba

b. Bốn

c. Năm

d. Sáu

Câu 5: Nghệ thuật nổi bật của truyện Cô bé bán diêm là gì?

a. Đan xen giữa yếu tố hiện thực và hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

b. Đan xen giữa yếu tố hiện thực và nhiều hình ảnh tương phản.

c. Đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố mộng tưởng.

d. Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 6: Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) mang đếm cho người đọc một thông điệp

a. Tình yêu thương cao cả của cụ Bơ-men

b. Tình yêu thương cao cả của Xiu dành cho Giôn-xi

c. Tình cảnh nghèo khổ của các họa sĩ nghèo

d. Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 1: (2,0 điểm) Tóm tắt ngắn gọn (7 câu) đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.

Câu 2: (1,5 điểm) Nêu ý nghĩa truyện: Cô bé bán diêm của An-đec-xen.

Câu 3: (3,5 điểm) Cho câu chủ đề: Lão Hạc là người sống có tình có nghĩa và giàu lòng tự trọng. 

Em hãy viết đoạn văn để làm sáng tỏ câu chủ đề trên.

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 30

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 30)

I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con lão ra đi đểmột kỉ niệm buồn- con chó "mua về nuôi định lúc cưới vợ thì giết thịt". Lão gọi là "cậu Vàng", bất rận, tắm, cho ăn trong bát, chửi yêu, nói chuyện. Cậu thế chỗ đứa con, cùng lão chia sẻ niềm đau và hiu quạnh. Thế mà cuối cùng lão phải bán vì không có gạo nuôi cậu. Bán cậu, lão đã nghĩ đến cái chết. Lão chết thì cậu tiêu đời. Để cậu đi trước còn được việc. Bán xong "Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười nhưmếu và đôi mắt lão ầng ậc nước…Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc….”. Tôi cũng khóc bởi chất người bộc lộ cao độ trong tiếng khóc ấy. Lão khóc vì trót lừa một con chó. Còn tôi khóc vì những giọt nước mắt chân thật, tinh khiết rỉ ra từ đá của một con người.

(Vẻ đẹp con người của Hoàng Thị Thương. Tư liệu Ngữ văn 8, NXB Giáo dục năm 2004)

Câu 1: Đoạn trích trên có liên quan đến văn bản nào? Tác giả là ai? “Lão” và "cậu" là hai nhân vật nào trong văn bản đó? (1,0 điểm)

Câu 2:Tìm và ghi lại ba câu văn miêu tả, trong đó có một câu sử dụng từ tượng thanh. (1,0 điểm)

Câu 3:Tìm hai biện pháp tu từ vựng có trong đoạn trích trên và tiêu tác dụng của chúng? (1,5 điểm)

Câu 4: Câu “Lão khóc vì trót lừa một con chó.” Gợi ra trong em những suy nghĩ gì về nhân vật Lão trong văn bản? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) kể về một con vật nuôi yêu thích của em. (Lưu ý: trong bài viết phải có sự kết hợp của tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm)

--------------HẾT-------------

Bộ 30 Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề 31

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 31)

PHẦN I (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

Câu 1: Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện Lão Hạc của Nam Cao? Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy?

Câu 3: Tìm thán từ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của thán từ ấy?

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...

PHẦN II (6,0 điểm)

Câu 1: Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu:

Có người cha mắc bệnh rất nặng. ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha mất, hai con cần phải chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi cọ nhau”. Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. 

Một người già thấy thế đã dạy họ cách chia công bằng nhất là đem tất cả tài sản ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau. Hai anh em đã đồng ý làm theo cách đó. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.

Câu 2: Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Kể về một kỷ niệm sâu sắc nhất của em. 

Đề 2: "Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế". (Trích Cô bé bán diêm, An-đéc-xen)

Hãy đóng vai em bé bán diêm để kể lại câu chuyện em đã được gặp bà và được sống ở trên thiên đường.

--------------HẾT-------------

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống