Thực hành 1 trang 36 Toán 6 Tập 1 | Chân trời sáng tạo Giải toán lớp 6

Tải xuống 2 1.8 K 1

Với giải thực hành 1 trang 36 Toán lớp 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Toán 6 Bài 12: Ước chung. Ước chung lớn nhất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán lớp 6 Bài 12: Ước chung. Ước chung lớn nhất 

Thực hành 1 trang 36 Toán lớp 6 Tập 1:

Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?

a) 6  ƯC(24, 30); 

b) 6  ƯC(28, 42); 

c) 6  ƯC(18, 24, 42); 

Lời giải:

a) Ta có: Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}

Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

Các số 1; 2; 3; 6 vừa là ước của 24, vừa là ước của 30. Ta nói 1; 2; 3; 6 là các ước chung của 24 và 30, ta viết ƯC(24, 30) = {1; 2; 3; 6}

⇒ 6  ƯC(24, 30).

Vậy 6  ƯC(24, 30) là khẳng định đúng.

b) Ta có: Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}

Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}

Các số 1; 2; 7; 14 vừa là ước của 28, vừa là ước của 42. Ta nói 1; 2; 7; 14 là các ước chung của 28 và 42, ta viết ƯC(28, 42) = {1; 2; 7; 14}

⇒ 6  ƯC(28, 42).

Vậy 6  ƯC(28, 42) là khẳng định sai.

Ta có: Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}

Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}

Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}

Các số 1; 2; 3; 6 vừa là ước của 18, vừa là ước của 24, vừa là ước của 42. Ta nói 1; 2; 3; 6 là các ước chung của 18, 24 và 42, ta viết ƯC(18, 24, 42) = {1; 2; 3; 6}

⇒ 6  ƯC(18, 24, 42).

Vậy 6  ƯC(18, 24, 42) là khẳng định đúng.

Lý thuyết Ước chung

- Một số được gọi là ước chung của hai hay nhiều số nếu nó là ước của tất cả các số đó.

- Tập hợp các ước chung của hai số a và b kí hiệu là ƯC(a, b).

 ƯC(a, b) nếu a ⋮ x và b ⋮ x.

- Tương tự, tập hợp các ước chung của a, b, c kí hiệu là ƯC(a, b, c).

 ƯC(a, b, c) nếu a ⋮ x, b ⋮ x và c ⋮ x.

Ví dụ:

Ta có: Ư(9) = {1; 3; 9}; Ư(21) = {1; 3; 7; 21}.

Các số 1 và 3 vừa là ước của 9 vừa là ước của 21. Ta nói 1 và 3 là các ước chung của 9 và 21 và viết ƯC(9, 21) = {1; 3}.

Cách tìm ước chung của hai số a và b:

- Viết tập hợp các ước của a và của b: Ư(a), Ư(b).

- Tìm những phần tử chung của Ư(a) và Ư(b).

Ví dụ:

Ư(8) = {1; 2; 4; 8}

Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Do đó ƯC(8; 12) = {1; 2; 4}.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Hoạt động khởi động trang 36 Toán lớp 6 Tập 1: Làm thế nào để tìm được số lớn nhất vừa là ước của 504, vừa là ước của 588...

Hoạt động khám phá 1 trang 36 Toán lớp 6 Tập 1: a) Một nhóm học sinh gồm 12 bạn nam và 8 bạn nữ đi dã ngoại...

Thực hành 2 trang 37 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm ước chung của: a) 36 và 45; b) 18, 36 và 45...

Hoạt động khám phá 2 trang 37 Toán lớp 6 Tập 1: Một chi đội gồm 18 học sinh nam và 30 học sinh nữ muốn lập thành các đội...

Thực hành 3 trang 37 Toán lớp 6 Tập 1: Viết ƯC(24, 30) và từ đó chỉ ra ƯCLN(24, 30)...

Thực hành 4 trang 38 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm ƯCLN(24, 60); ƯCLN(14, 33); ƯCLN(90,135, 270)...

Thực hành 5 trang 38 Toán lớp 6 Tập 1: Rút gọn các phân số sau: ...

Bài 1 trang 38 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai...

Bài 2 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm: a) ƯCLN(1, 16); b) ƯCLN(8, 20); c) ƯCLN(84, 156)...

Bài 3 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: a) Ta có ƯCLN(18, 30) = 6. Hãy viết tập hợp A các ước của 6...

Bài 4 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Rút gọn các phân số sau: ...

Bài 5 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Chị Lan có ba đoạn dây ruy băng màu khác nhau với độ dài lần lượt là 140 cm...

 

 

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống