Với giải Hình thành kiến thức mới 4 trang 33 Khoa học tự nhiên lớp 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
Hình thành kiến thức mới 4 trang 33 SGK KHTN lớp 6:
Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?
Lời giải:
- Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, ta không dùng được nhiệt kế nào trong hình 7,6 vì:
+ Nhiệt độ sôi của nước xấp xỉ 1000C nên phải dùng nhiệt kế có GHĐ cũng phải lớn hơn hoặc bằng 1000C.
+ Nhiệt kế A có GHĐ 450C, nhiệt kế B có GHĐ 420C, nhiệt kế C có GHĐ 400C đều nhỏ hơn 1000C nên không phù hợp để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm.
* Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân có GHĐ 1300C như hình:
- Để đo nhiệt độ cơ thể, có thể dùng được cả 3 nhiệt kế trong hình 7.6.
+ Vì nhiệt độ cơ thể người khoảng 370C nên GHĐ của cả 3 nhiệt kế đều phù hợp để đo nhiệt độ cơ thể con người.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 31 SGK KHTN lớp 6: Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rồi...
Hình thành kiến thức mới 1 trang 31 SGK KHTN lớp 6: Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiêm 1 và cho biết cảm nhận của em...
Vận dụng 1 trang 34 SGK KHTN lớp 6: Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước...
Vận dụng 2 trang 34 SGK KHTN lớp 6: Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em...