SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Thang nhiệt độ Celsius Đo nhiệt độ

4.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius Đo nhiệt độ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius Đo nhiệt độ

Bài 7.1 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. 

B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. 

C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.

D, Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

Lời giải:

Phát biểu không đúng là: Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. 

=> Phát biểu đúng phải là: Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau. 

Chọn đáp án B.

Bài 7.2 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Nhiệt kế thuỷ ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?

A. Nhiệt độ của nước đá. 

B. Nhiệt độ cơ thể người. 

C. Nhiệt độ khí quyển.

D. Nhiệt độ của một lò luyện kim.

Lời giải:

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo từ -10°C đến 110°C nên không thể đo nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động có nhiệt độ hàng nghìn độ được.

Chọn đáp án D.

Bài 7.3 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Điển từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a)… là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật. 

b) Người ta dùng…. để đo nhiệt độ.

c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là…

Lời giải:

a) Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật. 

b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là 0C.

Bài 7.4 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Cho các bước như sau:

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. 

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật. 

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. 

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. 

(5) Đọc và ghi kết quả đo. 

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: 

A. (2), (4), (3), (1), (5). 

B. (1), (4), (2), (3), (5). 

C. (1), (2), (3), (4), (5).

D. (3), (2), (4), (1), (5).

Lời giải:

- Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: 

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật. 

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. 

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. 

(5) Đọc và ghi kết quả đo. 

Chọn đáp án A. 

Bài 7.5 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Dung nói rằng, khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân phải chú ý bốn điểm sau:

A. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế. 

B. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ. 

C. Hiệu chỉnh về vạch số 0. 

D. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ. 

Dung đã nói sai ở điểm nào?

Lời giải:

Dung đã nói sai ở điểm: Hiệu chỉnh về vạch số 0.

Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, ta không phải hiệu chỉnh về vạch số 0 mà vẩy nhiệt kế cho thủy ngân xuống mức dưới 350C.

Bài 7.6 trang 19 sách bài tập KHTN 6: An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng”. Nói như thế có đúng không?

Lời giải:

- Bạn An nói như vậy là không đúng.

Vì nhiệt độ trung bình của nước đang sôi là 1000C mà nhiệt độ của nhiệt kế y tế chỉ đến 42 0C nên nếu nhúng nhiệt kế y tế vào nước sôi sẽ làm hỏng nhiệt kế.

=> Để khử trùng ta có thể dùng phương pháp như: xịt cồn, khử trùng khô,...

Bài 7.7 trang 19 sách bài tập KHTN 6: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau:

- Hà Nội: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C. 

- Nghệ An: Nhiệt độ từ 20°C đến 29°C. 

Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?

Lời giải:

- Công thức chuyển đổi từ độ C sang độ K là:

K = °C + 273

- Vậy, nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin là:

+ Hà Nội: Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K. 

+ Nghệ An: Nhiệt độ từ 293 K đến 302 K. 

Lý thuyết Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius

1. Nhiệt độ và nhiệt kế

  - Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.

  - Đơn vị đo nhiệt độ:

+ Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K).

+ Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: 0C).

  - Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ | Chân trời sáng tạo

Nhiệt kế rượu

Nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế y tế

     Nhiệt kế điện tử

 

  Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép) và nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ | Chân trời sáng tạo

 

Nhiệt kế kim loại

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ | Chân trời sáng tạo

 

             Nhiệt kế đổi màu

 

2. Thang nhiệt độ

Thang nhiệt độ CelsiusÔng Celsius đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ đông đặc của nước (0 0C) và nhiệt độ sôi của nước (100 0C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 0C. Những nhiệt độ thấp hơn 0 0C gọi là nhiệt độ âm. 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ | Chân trời sáng tạo

  - Ngoài ra còn có thang nhiệt độ Farenhai, Kenvin:

Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai.

Thang nhiệt độ Kenvin, đơn vị là oK, quy ước là nhiệt độ 0oC tương ứng với 273oK và 100oC tương ứng với 373oK. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 274oK trong thang nhiệt độ Kenvin.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ | Chân trời sáng tạo

3. Thực hành đo nhiệt độ

     Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.

Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Thực hiện phép đo.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Đánh giá

0

0 đánh giá