Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất

Tải xuống 7 2.8 K 33

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Chương II

SỰ SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

                       Bài 25,26: SINH TRƯỞNG  CỦA VI SINH VẬT            

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

HS nắm được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.

- Học sinh phải nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha.

- Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ tế bào (g).

-Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục

- Học sinh phải nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ (phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi).

  1. Kĩ năng:

HS phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.

- Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn( bắt đầu từ sự hình thành hạt mêzôxôm, DNA phân chia và hình thành vách ngăn)

- Nêu được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực (có thể sinh sản bắng nguyên phân hoặc bằng bào tử hữu tính hay vô tính.)

  1. Giáo dục:

cho học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày.

  1. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2.Kĩ thuật dạy học

-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

          - Tranh vẽ hình 25 SGK

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
  2. Ổn định tổ chức:

          - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.

  1. Kiểm tra bài cũ:

          - Hãy nêu sự phân giải protein(polisaccarit) và ứng dụng, tác hại

     3. Giảng bài mới:

 

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu :

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp:  trò chơi, gợi mở..

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

GV đặt vấn đề: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

 

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu :

- Học sinh phải nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha.

- Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ tế bào (g).

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

 

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

? Sinh trưởng của VSV là gì ?

 

GV yêu cầu HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi SGK trang 99.

 

GV nêu câu hỏi.

? Thế nào là nuôi cấy không liên tục ?

 

 

 

 

 

GV chia nhóm HS.

GV treo hình, yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi : Quan sát hình, phân tích đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục ?

GV chỉ định nhóm đại diện trình bày, yêu cầu các nhóm còn lại bổ sung.

GV nhận xét, kết luận.

 

GV nêu câu hỏi : Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì ?

? Ý nghĩa của nuôi cấy liên tục ?

GV đánh giá, kết luận.

 

 

HS lắng nghe câu hỏi, độc lập nghiên cứu SGK trả lời.

 

 

 

HS thực hiện theo yêu cầu của GV, nêu được : N = No x 2n

 

 

 

HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời.

 

 

 

 

 

HS tách nhóm theo yêu cầu của GV. Quan sát hình kết hợp với SGK, thảo luận nhanh, kết luận và trả lời.

 

 

 

 

Nhóm đại diện trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK và trả lời.

 

HS độc lập nghiên cứu SGK trả lời.

I. Khái niệm sinh trưởng :

    - Sự sinh trưởng của quần thể VSV chính là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

   - Thời gian một tế bào lớn lên đến khi phân chia hay thời gian số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g).

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

  1. Nuôi cấy không liên tục :

   - Khái niệm : môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.

   - Số tế bào sau n lần phân chia từ No tế bào ban đầu trang thời gian t là : Nt = No  x 2n

   Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha:

a. Pha tiềm phát : (pha lag)

   Vi khuẩn thích nghi với môi trường.

b. Pha lũy thừa : (pha log)

   Tốc độ sinh trưởng cao nhất, số lượng tế bào tăng rất nhanh.

c. Pha cân bằng :

   Số lượng tế bào không đổi theo thời gian.

d. Pha suy vong :

   Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều, số tế bào giảm mạnh.

2. Nuôi cấy liên tục :

   - Nguyên tắc : thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

   - Ý nghĩa : sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, axit min, enzim, kháng sinh, hoocmon,…

C: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

Câu 1: Nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là nói đến sự sinh trưởng của

A. Từng vi sinh vật cụ thể

B. Quần thể vi sinh vật

C. Tùy từng trường hợp, có thể là nói đến sự sinh trưởng của từng vi sinh vật cụ thể hoặc cả quần thể vi sinh vật

D. Tất cả các quần thể vi sinh vật trong một môi trường nào đó

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 2: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể

B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể

C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể

D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 3: Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ

A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi

B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi

C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào

D. Cả A và C

Đáp án: A

Câu 4: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là

A. 1024    B. 1240    C. 1420    D. 200

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 5: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

 

D: VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

- Câu hỏi và bài tập cuối bài.

-Câu 2: Trong nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần phải có thời gian làm quen để hình thành các enzim cảm ứng. Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát vì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng.

-Câu 3: Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong vì các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hoá được tích luỹ ngày càng nhiều làm cho vi khuẩn bị phân huỷ® số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần.

 

E: MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?

Lời giải:

Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng. Ở pha cân bằng số lượng vi sinh vật duy ở mức cân bằng, còn pha suy vong số lượng tế bào giảm do nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

 

             

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

Chuẩn bị bài tiếp theo

 ....................hết.............

Xem thêm
Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống