Giải SGK Toán 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Tải xuống 6 4.2 K 7

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 6 Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Video giải Toán 6 Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Chân trời sáng tạo

A. Các câu hỏi trong bài

Giải Toán 6 trang 16 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hoạt động khởi động trang 16 Toán lớp 6 Tập 1:

Hoạt động khởi động trang 16: S = a^2; V = a^3

Lời giải:

Sau bài học này ta sẽ biết được: Hoạt động khởi động trang 16: S = a^2; V = a^3

Hoạt động khám phá 1 trang 16 Toán lớp 6 Tập 1: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa.

a) 5.5.5;

b) 7.7.7.7.7.7.

Lời giải:

a) 5.5.5 = 53

b) 7.7.7.7.7.7 = 76

Giải Toán 6 trang 17 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 1 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: a) Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:

3.3.3;

6.6.6.6.

b) Phát biểu hoàn thiện các câu sau:

32 còn gọi là “3…” hay “… của 3”;   còn gọi là “5…” hay “… của 5”.

c) Hãy đọc các lũy thừa sau và chỉ rõ cơ số, số mũ: 310; 105

Lời giải:

a) Ta viết được các tích dưới dạng lũy thừa như sau:

 3.3.3 = 33

6.6.6.6 = 64

b) Ta hoàn thiện các câu như sau:

Cách 1. 

32 còn gọi là “3 mũ hai ” hay “lũy thừa bậc hai của 3”.

53 còn gọi là “5 mũ ba” hay “lũy thừa bậc ba của 5”.

Cách 2. 

32 còn gọi là “3 lũy thừa hai ” hay “bình phương của 3”.

53 còn gọi là “5 lũy thừa ba” hay “lập phương của 5”.

c) 310: ba mũ mười, cơ số là 3 và số mũ là 10.

105: mười mũ năm, cơ số là 10 và số mũ là 5.

Hoạt động khám phá 2 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa.

a) 3.33

b) 22.24

Lời giải:

a) 3.33 = 3.(3.3.3) = 3.3.3.3 = 34.

b) 22.24 = (2.2).(2.2.2.2) = 2.2.2.2.2.2 = 26.

Thực hành 2 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa: 33.34; 104.103; x2.x5.

Lời giải:

33.34 = 33+4

104.103 = 104+3

x2.x5 = x2+5 = x7

Hoạt động khám phá 3 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: a) Từ phép tính 52.55 = 57, em hãy suy ra kết quả của mỗi phép tính 57:52 và 57:55. Giải thích.

b) Hãy nhận xét về mối liên hệ giữa số mũ của lũy thừa vừa tìm được với số mũ của lũy thừa của số bị chia và số chia trong mỗi phép tính ở trên. 

Từ nhận xét đó, hãy dự đoán kết quả của mỗi phép tính sau: 79:72  và 65:63.

Lời giải:

a) Từ phép tính 52.55 = 57, ta có: 

57:52 = 55

57:55 = 52

b) Nhận xét: ta thấy 7 – 2 = 5 và 7 – 5 = 2 hay chính là số mũ của thương bằng hiệu của số mũ của số bị chia với số mũ của số chia.

Dự đoán:

79:72 = 75;

65:63 = 62

Thực hành 3 trang 17 Toán lớp 6 Tập 1: a) Viết kết quả của mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa.

117 : 113;

117 : 117;

72 . 74;

72 . 74 : 73;

b) Cho biết mỗi phép tính sau đúng hay sai:

97 : 92 = 95;                     710 : 72 = 75

211 : 28 = 6;              56 : 56 = 5

Lời giải:

a) 117 : 113 = 117 - 3 = 114;

117 : 117 = 117-7 = 11o = 1;

72.74 = 72+4;

72.74:73 = 72+4:73 = 76:73 = 76-3 = 73

b) 

+) 97:9= 95

Ta có: 97:92 = 97-2 = 95 Do đó phép tính trên là đúng.

+) 710:72 = 75;

Ta có: 710:72 = 710-2 = 78 ≠ 75 Do đó phép tính trên là sai.

+) 211:28 = 6;

Ta có: 211:28 = 211-8 = 23 = 2.2.2 = 8 ≠ 6. Do đó phép tính trên là sai.

+) 56:56 = 5

Ta có: 56:56 = 56-6 = 50 = 1 ≠ 5 Do đó phép tính trên là sai.

B. Bài tập

Giải Toán 6 trang 18 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 18 Toán lớp 6 Tập 1: Ghép mỗi phép tính ở cột A với lũy thừa tương ứng của nó ở cột B:

Cột A

Cột B

37.33

517

59:57

23

211:28

310

512.55

52

Lời giải:

Ta có: 37.33 = 37+3 = 310;

59 : 57 = 59-7 = 52;

211:28 = 211-8 = 23;

512.55 = 512 + 5 = 517

Ta có bảng phép tính ở cột A và lũy thừa tương ứng của cột B như sau:

Cột A

Cột B

37.33

310

59:57

52

211:28

23

512.55

517

Bài 2 trang 18 Toán lớp 6 Tập 1: a) Viết kết quả của phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:

57 . 55;           95:80           210 :64.16.

b) Viết cấu tạo thập phân của các số 4 983; 54 297; 2 023 theo mẫu sau:

4983 = 4.1000 + 9.100 + 8.10 + 3

 = 4.103 + 9.102 + 8.10 + 3

Lời giải:

a) 57 . 55 = 55+7 = 512.

95:80 = 95:1 = 95.

Vì 64 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 26, 16 = 2 . 2 . 2 . 2 = 2 nên

210:64.16 = 210:26.24 = 210-6.24 = 24+4 = 28.

b) Cấu tạo thập phân của số 4 983 là:

4983 = 4.1000 + 9.100 + 8.10 +3

= 4.103 + 9.102 + 8.10 + 3

Cấu tạo thập phân của số 54 297 là: 

54297 = 5.10000 + 4.1000 + 2.100 + 9.10 + 7

= 5.104 + 4.103 + 2.102 + 9.10 + 7

Cấu tạo thập phân của số 2 023 là:

2023 = 2.1000 + 0.100 + 2.10 +3

= 2.103 + 2.10 + 3

Bài 3 trang 18 Toán lớp 6 Tập 1: Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10 năm 2020 dân số được làm tròn là 98 000 000 người. Em hãy viết dân số của Việt Nam dưới dạng tích của một số với một lũy thừa của 10.

Lời giải:

Ta có: 98 000 000 = 98 . 1 000 000 = 98 . (10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 10) = 98 . 106 (người).

Vậy dân số Việt Nam năm 2 020 là: 98.106 người.

Nhận xét: Qua bài tập này ta có chú ý như sau:

Với n là số tự nhiên khác 0, ta có: Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10 năm 2020 dân số được làm tròn là

Bài 4 trang 18 Toán lớp 6 Tập 1: Biết rằng khối lượng của Trái Đất khoảng Biết rằng khối lượng của Trái Đất khoảng ảnh tấn, khối lượng mặt trăng tấn, khối lượng mặt trăng khoảng Biết rằng khối lượng của Trái Đất khoảng ảnh tấn, khối lượng mặt trăng tấn.

a) Em hãy viết khối lượng của Trái Đất và khối lượng của Mặt Trăng dưới dạng tích của một số với một lũy thừa của 10.

b) Khối lượng của Trái Đất gấp bao nhiêu lần khối lượng của Mặt Trăng.

Lời giải:

Biết rằng khối lượng của Trái Đất khoảng ảnh tấn, khối lượng mặt trăng

b) Khối lượng của Trái Đất gấp số lần khối lượng của Mặt Trăng là:

 (6.1021):(75.1018) = (6.103+18): (75.1018)

= (6.103.1018): (75.1018) = (6.1000:75).(1018:1018) = 80 (lần).

Vậy khối lượng Trái Đất gấp 80 lần khối lượng Mặt Trăng.

Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên

1. Lũy thừa

Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.

a= a . a ….. a (n thừa số a) (n * )

Ta đọc an là “a mũ n” hoặc “lũy thừa bậc n của”.

Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.

Ví dụ: 85 đọc là “tám mũ năm”, có cơ số là 8 và số mũ là 5.

Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.

Đặc biệt, a2 còn được đọc là “a bình phương” hay “bình phương của a”.

ađược đọc là “a lập phương” hay “lập phương của a”.

Quy ước: a= a.

Ví dụ:

a) Tính 23 và 103.

b) Viết 10 000 000 dưới dạng lũy thừa của 10.

c) Viết 16 dưới dạng lũy thừa cơ số 4

Hướng dẫn giải

a) Số 23 là lũy thừa bậc 3 của 2 và là tích của 3 thừa số 2 nhân với nhau nên ta có:

2= 2 . 2 . 2 = 8.

Số 103 là lũy thừa bậc 3 của 10 và là tích của 3 thừa số 10 nhân với nhau nên ta có:

10= 10 . 10 . 10 = 1 000.

b) Số 10 000 000 được viết dưới dạng lũy thừa của 10 là:

10 000 000 = 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 10 = 107.

c) Số 16 được viết dưới dạng lũy thừa cơ số 4 là:

16 = 4 . 4 = 42.

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.

a. an = am + n.

Ví dụ:

a) 3 . 35 = 3. 3= 31 + 5 = 36

b) 5. 5= 52 + 4 = 56

c) a3 . a5 = a3 + 5 = a8.

3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.

am : an = am – n (a ≠ 0; m ≥ n ≥ 0).

Quy ước: a= 1 (a ≠ 0).

Ví dụ:

a) a6 : a= a6 − 2 = a(a ≠ 0)

b) 23 : 2= 23 − 3 = 2= 1

c) 81 : 3= 3: 3= 34 − 2 = 3= 3 . 3 = 9.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính

Bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng

Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống