Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Hai loại khác biệt thuộc bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, gồm 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Hai loại khác biệt Ngữ văn lớp 6.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Hai loại khác biệt – Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6:
Bài giảng: Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức
- Tiến sĩ Giong-mi Mun (Youngme Moon) – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới (Senior Associate Dean for Strategy and Innovation).
- Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa.
- Cô là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.
1. Thể loại: Văn bản nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Trích từ Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch, NXB Khoa học xã hội và An-pha-búc, Hà Nội, 2017.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, Nghị luận
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt:
Giáo viên ra yêu cầu trong suốt 24 tiếng các học sinh phải trở nên khác biệt. Mọi người đều sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. Trong khí đó, J ăn mặc như bình thường như cư xử khác thường – đứng lên trả lời các câu hỏi của giáo viên một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Lần đầu tiên J làm thế thì mọi người nhưng càng về sau họ đều nhận ra được ý nghĩ thực sự. Sự khác biệt chia làm loại: một là có nghĩa và hai là vô nghĩa. Hành động của mọi người là sự khác biệt vô nghĩa còn của J tạo nên sự khác biệt có nghĩa.
6. Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J
- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt
7. Giá trị nội dung:
Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
8. Giá trị nghệ thuật:
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.
1. Hoàn cảnh:
+ Kể qua lời nhân vật "tôi" khi ở độ tuổi Trung học. → Tăng tính chân thực, sức thuyết phục.
+ Thầy giáo ra một bài tập: Trong suốt 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi phải trở nên khác biệt.
+ Mục đích của bài tập: Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
+ Quy định: Không được làm điều gì gây hại, làm phiền người khác hoặc vi phạm nội quy nhà trường.
2. Biểu hiện và kết quả
|
Khác biệt vô nghĩa |
Khác biệt có nghĩa |
Biểu hiện |
+ "Tôi": Đến trường với bộ trang phục kì dị, đồ pi-gia-ma kết hợp với áo thun dài tay. + Các cách thể hiện khác: Để kiểu tóc kì quặc. Làm trò quái đản với trang sức và hộp phấn trang điểm. Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý. → Nhiều bạn làm tương tự: Không còn khác biệt. |
J - khác biệt. + Đứng lên trả lời câu hỏi. + Phát biểu một cách từ tốn, dõng dạc, lễ độ. + Nói với giáo viên là "Thưa thầy/cô", gọi bạn là "anh chị". + Cuối tiết học, tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng. |
Kết quả |
- Trở nên lố bịch, kì lạ nhưng lại không khác biệt. - Nhận ra mình chọn cách đơn giản nhất vì không quan tâm tìm kiếm một thứ ý nghĩa hơn, mình là khác biệt vô nghĩa. |
- Ban đầu: Các bạn cười khúc khích vì cho là kì quặc. - Về sau: Nể phục và được mọi người đặc biệt chú ý. |
➩ Khẳng định vấn đề qua một câu chuyện gần gũi, hướng tới mọi lứa tuổi.